PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PVD)
2.2.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động
Thu nhập bình quân của người lao động của Công ty PVD như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng thu nhập bình quân của một lao động tại PVD năm 2006-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2006
(1)
2007 (2)
2008 (3)
2009 (4)
2010 (5)
2010 so với 2006
Số tiền (6)=5-1
Lần (7)=5/1 1 Phải trả người lao
động, quỹ khen thưởng phúc lợi và chi phí quản lý
60.721 156.653 283.080 284.33 468.666 407,945 7,72
2 Lao động bình
quân (người) 873 1.030 1.100 1.374 1.620 747 1,86
3 Thu nhập bình
quân (người/năm) 69,554 152,090 257,345 206,939 289,300 219,746 4,16 4 Thu nhập bình
quân (người/tháng) 5,796 12,674 21,445 17,245 24,108 18,312 4,16
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9].
Qua bảng ta thấy tình hình thu nhập của người lao động ổn định và tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 lương trung bình là 5,796 triệu/ tháng nhưng đến năm 2007 là 12,67 triệu/ tháng, sở dĩ có sự gia tăng đột biến này là do đầu tư các giàn khoan mới phải thuê nhiều chuyên gia nước ngoài. Lao động năm 2010 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Thu nhập năm 2010 tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2006, điều này cho chúng ta thấy, quy mô ngày càng được mở rộng và thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, so sánh với các công ty khác cùng ngành:
Bảng 2.4. Thu nhập bình quân của người lao động các công ty cùng ngành năm 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu/ Công ty SeaDrill (Mỹ)
Transocean (Mỹ)
Ensco (Mỹ)
PVD
1 Phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi và chi phí quản lý
14.320.000 250.000.000 6.000.000 468.666
2 Lao động bình
quân (người) 9.800 18.050 2.558 1.620
3 Thu nhập bình
quân (người/năm) 1.461,12 1.385,04 2.345,58 289,300 4 Thu nhập bình
quân (người/tháng) 121,77 115,42 195,47 24,108
“Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco, năm 2010”[13].
Qua bảng 2.4 trên, chúng ta thấy tình hình thu nhập của PVD là rất thấp so với các đơn vị mạnh cùng ngành trên thế giới (8 đến 10 lần). Nguyên nhân chủ yếu của sự trên lệch trên là do đơn giá tiền lương, doanh thu, số lượng lao động, chất lượng lao động. Trong những yếu tố trên, hai yếu tố chủ quan là đơn giá tiền lương
và số lượng lao động có thể điều chỉnh ngay còn hai yếu tố còn lại Công ty cần quan tâm và đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho nhân viên.
Đánh giá hiệu quả tài chính.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD năm 2006-2010
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng
1.349 2.739 3.729 4.097 7.572
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885
3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 791 1.864 2.090 4.231 5.236 4 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE)(2/3)
% 14,66 30,90 43,16 19,31 16,90
5 Số vòng quay của vốn chủ sỡ hữu (1/3)
Vòng 1,71 1,47 1,78 0,97 1,45
6 Suất hao phí của vốn chủ sỡ hữu
so với doanh thu thuần (3/1) 0,59 0,68 0,56 1,03 0,69
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9].
• Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu: qua bảng phân tích cho thấy ROE từ năm 2006 đến năm 2008 liên tục tăng từ 14,66% đến 43,16% , nhưng đến năm 2009 giảm đáng kể do vốn chủ sở hữu tăng nhanh năm 2008 là 2.090 tỷ, năm 2009 tăng lên 4.231 tỷ, trong khi đó lợi nhuận năm 2009 giảm hơn năm 2008. Từ 2006 đến 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên đều, riêng năm 2009 và 2010 lợi nhuận giảm trong khi vốn chủ sở hữu tăng điều này làm cho ROE giảm từ năm 2009 và 2010, điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh gặp khó khăn.
• So sánh với các công ty khác cùng ngành:
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu các công ty cùng ngành năm 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng
7.572 33.940 76.440 179.340
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760
3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 5.236 119.300 118.720 627.500 4 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE)(2/3)
% 16,90 9,82 19,73 3,15
5 Số vòng quay của vốn chủ sỡ hữu (1/3)
Vòng 1,45 0,28 0,64 0,29
6 Suất hao phí của vốn chủ sỡ hữu
so với doanh thu thuần (3/1) 0,69 3,52 1,55 3,50
“Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13].
Chúng ta thấy suất sinh lời của Seadrill lên đến 19,73, trong khi của PVD là 16,9 tuy của PVD khá cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với Searill. Qua bảng 2.6 cũng cho thấy vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần của các công ty nước ngoài khá cao (lớn hơn 1,55) do họ kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong khi PVD chỉ kinh doanh những lĩnh vực liên quan đến khoan. Tuy nhiên, mức độ rủi ro của PVD nhiều hơn các đơn vị khác cùng ngành. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của PVD đó là doanh thu thuần, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, đơn vị phải tác động một trong ba yếu tố này là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm vốn chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng tài sản.
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng tài sản của PVD 2006-2010
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng
1.349 2.739 3.729 4.097 7.572
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885
3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 2.173 4.329 8.632 12.368 14.640 4 Sức sinh lời của tài sản (2/3) % 5,34 13,3 10,45 6,61 6,05 5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 0,62 0,63 0,43 0,33 0,52 6 Suất hao phí của tài sản so với
doanh thu thuần (3/1)
1,61 1,58 2,31 3,02 1,93
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9].
Qua bảng 2.7 cho thấy tình hình suất sinh lời của tài sản giảm (từ năm 2007 là 13,3 % xuống còn 6,05% năm 2010). Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Số vòng quay của tài sản giảm từ năm 2007 điều này cho thấy tài sản góp phần tăng doanh thu chưa cao. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cũng có xu hướng tăng từ năm 2007.
Ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản tại PVD là doanh thu thuần, lợi nhuận, tổng tài sản. Muốn tăng hiệu quả tài sản, PVD phải tác động vào ba yếu tố đó là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm tài sản. Trong khi đó Công ty đầu tư tài sản cố định lớn trong giai đoạn này nên làm giảm suất sinh lời của tài sản.
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản các công ty cùng ngành với PVD năm 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco SeaDrill Transocean
1 Doanh thu thuần
Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 17.9340
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760
3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 14.640 14.1020 34.9940 736.220
4 Sức sinh lời của tài sản (2/3) % 6,05 8,31 6,69 2,68
5 Số vòng quay của tài sản (1/3) Vòng 0,52 0,24 0,22 0,24
6 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
1,93 4,15 4,58 4,11
“Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13].
Qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu sử dụng tài sản của PVD so với các công ty khác cùng ngành, Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản thấp hơn so với các đơn vị cùng ngành nguyên nhân chủ yếu do giai đoạn này Công ty tập chung đầu tư tài sản lớn và chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất.
Sức sinh lời của doanh thu thuần.
Bảng 2.9. Sức sinh lời của doanh thu thuần của PVD năm 2006-2010
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng
1.349 2.739 3.729 4.097 7.572
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 116 576 902 817 885
3 Sức sinh lời của doanh thu thuần (2/1) 0,09 0,21 0,24 0,20 0,12
“Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty PVD từ 2006-2010”[9].
Lợi nhuận trong doanh thu tương đối tốt qua các năm bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên có giảm đi vào năm 2010 do chi phí trả lãi vay lớn.
Bảng 2.10. Sức sinh lời của doanh thu thuần các công ty cùng ngành với PVD năm 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT PVD Ensco Seadrill Transocean
1 Doanh thu thuần
Tỷ đồng 7.572 33.940 76.440 179.340
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 885 11.720 23.420 19.760
3 Sức sinh lời của doanh thu thuần (2/1)
0,12 0,35 0,31 0,11
“Nguồn: Báo cáo của SeaDrill, Transocean, Ensco năm 2010”[13].
Qua bảng trên cho thấy suất sinh lời của doanh thu của PVD thấp hơn so với các công ty cung ngành điều này, chủ yếu công ty trả lãi vay nhiều như đã nói ở trên.
Việc đầu tư tài sản quá lớn cũng cho thấy khấu hao hàng năm lớn và lãi vay phải trả cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận, cần có giải pháp cho việc đầu tư hiệu quả.