Tình hình dạy học môn toán theo hướng gắn với thực tiễn ở trung học phổ thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT (Trang 21 - 24)

Việc dạy Toán trong nhà trường trung học phổ thông ở nước ta đã có nhiều cải cách, nhưng nhìn chung vẫn loay hoay trong luồng tư duy cũ, thay đổi một cách chắp vá, chương trình dạy học ở trường trung học phổ thông vẫn còn nặng tính hàn lâm, ít liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Khi dậy học nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức một cách thụ động, luyện giải bài tập mà chưa quan tâm đến rèn luyện năng lực và nhân cách chuẩn bị

vào đời. Dạy học toán ở nước ta hiện nay có tình trạng: “Các giáo viên không thường xuyên rèn luyện cho học sinh thực hiện những ứng dụng của toán học vào thực tiễn. Học sinh thường phải đi tìm những mắt xích suy diễn phức tạp, họ được rèn luyện thêm về tư duy kỹ thuật khi phải tìm những thủ thuật lắt léo để giải những bài toán không mẫu mực. Nhưng những khía cạnh nhân văn trong cuộc sống đời thường hay bị bỏ qua”. Hoặc “chuộng cách dậy nhồi nhét, luyện trí nhớ, luyện mẹo vặt để dậy những bài toán oái oăm, giả tạo, chẳng giúp được gì mấy để phát triển trí tuệ mà làm cho học sinh thêm xa rời thực tế, mệt mỏi và chán nản”[39, tr.35 – 40]

Xảy ra tình trạng trên có thể do một số nguyên nhân sau:

1) Thứ nhất: Do áp lực thi cử kết hợp với bệnh thành tích, hay suy nghĩ “học sinh lớp 12 thì phải thi đỗ đại học” đã tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết mọi người. Mặt khác đề ra trong các kì thì hầu như không đề cập đến các ứng dụng thực tiễn. Vì vậy mà giáo viên cũng như học sinh chỉ chú ý vào các nội dung có trong đề thi.

2) Thứ hai: Do sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

Sách giáo khoa hiện nay tuy đã thay đổi theo hướng gắn với thực tiễn hơn, tuy nhiên số lượng còn rất ít, chưa sâu và không hấp dẫn. Sách giáo khoa đã ít sách tham khảo càng hầu như không có, đa phần các sách tham khảo chỉ là các dạng, chủ đề luyện thi đại học. Với sự liên hệ quá ít như vậy sẽ không hình thành và rèn luyện cho học sinh ý thức vận dụng toán học và không làm rừ được vai trũ của toỏn học đối với cuộc sống.

3) Thứ 3: Từ khi còn trên ghế giảng đường, những người giáo viên tương lai cũng chỉ học toán một các bó hẹp, hàn lâm, thiếu hẳn vốn kiến thức về thực tiễn của Toán học.

4) Thứ 4: Hiện nay đã có một số giáo viên có ý thức trong việc liên hệ toán với thực tiễn, nhưng số giờ liên hệ với thực tiễn còn hạn chế do thời gian một tiết không đủ, hơn nữa muốn có một giờ học Toán liên hệ với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải đầu tư tìm hiểu và soạn giáo án rất công phu.

Tóm lại có nhiều nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên, nhưng yếu tố giáo viên và sách giáo khoa là hai nguyên nhân chính.

1.5. Kết luận chương I

Trong chương I, Luận văn đã trình bày về những nét cơ bản về dạy học theo tỡnh huống và phõn tớch làm rừ vai trũ quan trọng của việc liờn hệ mụn Toán với thực tiễn. Qua đây có thể khẳng định rằng việc dạy học toán có liên hệ với thực tiễn là hướng đổi mới phù hợp trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Đồng thời cũng phù hợp với xu hướng giáo dục Toán học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Là người nghiên cứu đề tài, chúng tôi hiểu khi bắt tay vào thiết kế một tình huống dạy học, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: phải tìm hiểu kiến thức thực tiễn có liên quan đến bài học, cách tổ chức, cách đặt vấn đề … Chính vì vậy chúng tôi đã cố gắng thiết kế một số tình huống dạy học gắn với thực tiễn, với hi vọng sẽ giúp đỡ được phần nào khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế một tình huống dạy học gắn với thực tiễn.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HÌNH HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w