Tài liệu thư tịch cổ, bản đồ cổ của Việt Nam trước năm 1909 a. Tài liệu thư tịch cổ

Một phần của tài liệu CHU QUYEN BIEN DAO VIET NAM (Trang 30 - 45)

Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam qua các thời kì như thời Lê – Trịnh với Đại Việt sử kí tục biên, thời nhà Nguyễn với rất nhiều tài liệu như Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam thống nhất chí… đã ghi nhận rất rừ ràng về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Đại Việt sử kí tục biên do các sứ thần thời Lê – Trịnh biên soạn theo lệnh của chúa Trịnh Sâm vào năm 1775, dưới thời vua Lê Hiển Tông, do Nguyễn Hoàn, Lờ Quý Đụn, Vũ Miờn làm tổng tài. Tỏc phẩm này núi rừ về hoạt động của đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải, trong đó có đoạn viết: “Đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào đội ấy, cắt lượt nhau đi thuyền đến đảo mò tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng 3 ra đi, mang lương ăn 6 tháng, đi thuyền ra biển 3 ngày 3 đêm mới đến đảo”(21, 37).

Tài liệu mô tả Hoàng Sa, Trường Sa đầy đủ, chi tiết và cổ xưa nhất là

“Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn biên soạn vào năm 1776. Tác phẩm này gồm 6 quyển, trong đó ở quyển 2 có các đoạn đề cập đến việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:

“Phủ Quảng Ngãi ở ngoài cửa biển An Vĩnh, huyện Bình Sowncos núi gọi là Cù Lao Ré rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, cư dân trồng dâu, ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước

kia có nhiều hải vật và những hóa chất của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì đến…”[12, 150 – 151]

“Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc đi vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài , ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy…

Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương thực đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, nhất là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ ba ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kì tháng 8 thì về vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về (gươm của kị sĩ)”[12, 154].

“Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai đội Hoàng Sa kiêm quản”[12, 155].

Như thế, Phủ biờn tạp lục đó ghi chộp rất rừ, chi tiết những hoạt động của đội Hoàng Sa ở phía Bắc.

Ngoài những tài liệu nêu trên, còn có nhiều văn bản hiện còn lưu trữ trong dân gian ở phường An Vĩnh tại Cù Lao Ré, nay thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi do Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân (khoa Lịch sử, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia – Hà Nội) phát hiện.

Chẳng hạn như đơn của ông Hà Liễu, Cai Hợp phường Cù Lao Ré, xã An Vĩnh, xin chính quyền Tây Sơn cho phép Hoàng Sa tiếp tục hoạt động, và tờ chỉ thị ngày 14 tháng 2 năm Thái Đức thứ 9 (năm 1786) của quan Thái phó Tổng lí quân binh dân chư vụ thượng tướng công đốc suất công việc của đội Hoàng Sa.

Năm 1773, sau 2 năm khởi nghĩa, quân Tây Sơn làm chủ mảnh đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận trong đó có đất Quảng Ngãi. Những hoạt động của đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh được đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Tây Sơn.

Với truyền thống hoạt động hàng trăm năm, dân xã An Vĩnh, vốn tự lập về phương diện tàu thuyền, lại quen việc, nên luôn luôn tham gia vào đội Hoàng Sa. Vì thế, cuối thời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (Nam Hà), khi quân Tây Sơn kiểm soát được vùng đất Quảng Ngãi, người dân xã An Vĩnh vẫn tiếp tục những hoạt động ở ngoài khơi của mình.

Tờ đơn của ông Hà Liễu có đoạn viết như sau:

“Bây giờ chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm thêm dân ngoại tịch, được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, các cù lao ngoài biển tìm nhặt các vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp”[21, 41].

Chỉ thị ngày 14 tháng 2 năm Thái Đức thứ 9 (năm 1786) của quan Thái phó Tổng lí quân binh dân chư vụ thượng tướng công gửi cho cai đội Hoàng Sa:

“Sai Hội đức hầu, cai đội Hoàng Sa luôn xem xét, đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi bốn chiếc thuyền câu vượt biển, thẳng đến Hoàng Sa cùng các xứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba cùng đá quý đều chở về kinh tập trung, nộp theo lệ. Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá đều sẽ bị trị tội”[21, 42].

Như vậy, các ghi chép trên cho thấy việc xác lập chủ quyền liên tục, đều đặn, không bị ngăn trở đối với quần đảo Hoàng Sa của cư dân Việt từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII thuộc xứ Đàng Trong.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, nhiều tài liệu chính sử đã minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước hết là Dư địa chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (năm 1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (năm 1833). Cả hai tài liệu này đều viết về phủ Tư Nghĩa mà nội dung hầu hết nói đến quần đảo Hoàng Sa.

Trong Dư địa chí (quyển 5), ở phần viết về Quảng Nam, có nói đến phủ Tư Nghĩa. Hầu hết các nội dung nói về phủ Tư Nghĩa đều đề cập đến quần đảo Hoàng Sa, chứng tỏ quần đảo Hoàng Sa rất quan trọng đối với phủ Tư Nghĩa lỳc bấy giờ. Qua nội dung ụng viết, chỳng ta thấy rất rừ ụng đó sử dụng và tóm gọn bớt nhiều nội dung của Phủ biên tạp lục.

Trong Văn tịch chí, Phan Huy Chú cũng đã kế thừa Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn. Ngoài tả cảnh vật của quần đảo Hoàng Sa, ông cũng cho biết: “Tiền vương lịch triều (các chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 người cũng lấy dân An Vĩnh luân phiên sung vào”[21, 43].

Hoàng Việt địa dư chí (năm 1833), được khắc in vào năm Minh Mạng thứ 14 (năm 1833) và sau đó được tái khắc in nhiều lần. Người ta thường gọi đó là cuốn Địa dư Minh Mạng.

Cũng như Dư địa chí của Phan Huy Chú, trong phần Quảng Nam, Hoàng việt dư địa chí đề cập đến phủ Tư Nghĩa, mà hầu hết nội dung đều nói về quần đảo Hoàng Sa. So với Dư địa chí, Hoàng Việt địa dư chí viết gọn hơn, song cùng một nội dung về hoạt động của đội Hoàng Sa.

Đại Nam thực lục tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) là tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam thời Nguyễn nói về quần đảo Hoàng Sa. Đây là tài liệu đầu tiên viết về quần đảo Hoàng Sa trong thời chúa Nguyễn được triều đình nhà Nguyễn cho chép lại.

So với Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục tiền biên có điểm được làm rừ hơn là xỏc định tớnh chất quần đảo: “rằng, ngoài biển Quảng Ngói cú loại hình quần đảo tục gọi là bãi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát, không biết dài tới mấy ngàn dặm lại xa nhau một ngày đường hoặc vài trống canh…”[21, 44].

Ngoài ra, Đại Nam thực lục tiền biên cũng chép: “hồi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa, hằng năm cứ tháng 3 cưỡi thuyền ra đảo, 3 ngày 3 đêm tới nơi, đến tháng 8 về”[21, 44-45], và cũng chép về đội Bắc Hải mộ dân Tứ Chính, Bình Cố hoặc xã Cảnh Dương sung vào, hoạt động ở phía Nam, Con Lôn, Hà Tiên do đội Hoàng Sa kiêm quản.

Đại Nam thực lục chính biên (khắc in năm 1848) có tất cả 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.

Chỉ một năm sau khi lên ngôi Hoàng đế (năm 1802), tháng 7 năm Quý Hợi (năm 1803), vua Gia Long đã cho tái lập đội Hoàng Sa. Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỉ, quyển 12 (đời vua Gia Long) có đoạn: “Lấy Cai Cơ Vừ văn Phỳ làm Thủ ngự của biển Sa Kỳ, sai mộ dõn ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỉ, quyển 50 (đời vua Gia Long), tờ 6a, chộp rất rừ ràng: “thỏng giờng năm Ất Hợi (năm 1815) sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy trình…”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỉ, quyển 52 (đời vua Gia Long), một lần nữa lại ghi rừ ràng: “Năm Bớnh Tớ, niờn hiệu Gia Long thứ 15 (năm 1816), vua Gia Long ra lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình…”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỉ, quyển 104 (đời vua Minh Mạng) cú ghi: “lần đầu tiờn tư liệu chớnh sử của triều đỡnh Việt Nam ghi rừ lời của một hoàng đế Việt Nam (vua Minh Mạng) đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, khẳng định Hoàng Sa nằm trong hải phận của Việt Nam và sai người dựng miếu, lập bia, trồng cây”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỉ, quyển 122 (đời vua Minh Mạng) chép rằng: “Năm Giáp Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 15 (năm 1834) sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 ngườ đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi để vẽ bản đồ”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỉ, quyển 154 (đời vua Minh Mạng) chộp rất rừ ràng:“Năm ngoỏi vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai Cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ, giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.

Đại Nam thực lục chớnh biờn, đệ nhị kỉ, quyển 154 cũn ghi rừ: “Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biến binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa. Như thời gian hằng năm chuẩn bị từ hạ tuần tháng giêng (tháng 2 dương lịch) đến thượng tuần tháng hai (tháng 3 dương lịch) thì có mặt ở Quảng Ngãi, để sang tháng 3 âm lịch (tháng 4 dương lịch) là lúc biển yên nhất thì khởi hành đi Hoàng sa”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỉ, quyển 165 (đời vua Minh Mạng), viết rất rừ quan điểm của Bộ Cụng và hoạt động của bộ này tại Hoàng Sa. “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta, rất hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ riêng về hình thế xa rộng, ta mới chỉ vẽ được một, rồi lại cũng chưa biết vẽ nên làm thế nào. Hằng năm, thường phái người đi xem xét cho khắp để thông thuộc đường biển. Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức thì cứ chiếu chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, và nước biển, bãi biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay khụng, hỡnh thế hiểm trở bỡnh dị thế nào, phải xem xột đo đạc rừ ràng, vẽ thành bản đồ…”.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ tam kỉ, quyển 49 (đời vua Thiệu Trị) chép: “Thiệu Trị thứ 5, Ất Tỵ (năm 1845), ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán

được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng… Hoán phải tội lưu…”.

Cũng là chính sử thời Nguyễn, song thay vì thực lục, lược sử cũng ghi chép về việc xác lập chủ quyền của thủy quân tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ví dụ như Quốc triều chính biên toát yếu, quyển III,của Quốc sử quán triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng, có ba đoạn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa:

- Đoạn thứ nhất: (tờ 97b – 98a): “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ có cồn cát trắng cây cối sum suê tươi tốt. Ở trong cồn cát có một cái giếng. Phía tây nam có một ngôi miếu xưa, bia đá khắc bốn chữ “Vạn lý Ba Bình” (nghĩa là muôn dặm sóng yên). Cồn cát trắng trước kia có tên là Phật tự sơn. Các bờ đông, tây và nam đều có san hô. Có một đồi đá nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với đồi cát, gọi là Bàn Than Thạch.

Ra lệnh xây miếu và dựng bia ở chốn này. Trước miếu có xây bình phong”.

- Đoạn thứ hai (tờ 104a): “Tháng giêng, năm Bính Thân thứ 17 (năm 1836)…, triều đình đã khiến thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đến Quảng Ngãi, thẳng tới miền Hoàng Sa, không lề cù lao nào, cồn cát nào, phàm chiều dài, chiều ngang, chiều rộng, chiều cao, châu vi và bốn phía gần đó có cát ngầm đá mọc hay không; hình thể hiểm dị thế nào, từ cửa biển ra đó đường thủy ước bao nhiêu dặm; bờ biển thuộc địa phương nào, nhất nhất ghi chộp rừ ràng. Lại chuẩn bị mang theo thẻ gỗ đến nơi dựng lờn làm dấu, vẽ đồ bản đem về dâng lên ngài ngự lãm”.

- Đoạn thứ ba (tờ 110a): “Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), tháng 12, tàu buôn nước Anh Cát Lợi qua bãi Hoàng Sa, bị cạn ghé vào bãi biển Bình Định hơn 90 người. Vua sai tìm nơi cho ở và hậu cấp tiền gạo. Thuyền trưởng, đầu mục tỏ ra rất cảm kích. Vua sắc cho phái viên đi Tây. Nguyễn Tri Phương đem mấy người ấy xuống bến ở Hạ Châu đưa về nước”.

Bên cạnh các tác phẩm lịch sử, còn có các sách địa lí cũng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam nhất thống chí; trong quyển 6: tỉnh Quảng Ngói, cú hai đoạn chộp rừ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đoạn thứ nhất mô tả vị trí Quảng Ngãi với phía Đông là quần đảo Hoàng Sa. - Đoạn thứ hai viết về quần đảo Hoàng Sa với nhiều thông tin quý giá như từ Sa Kỳ đến Hoàng Sa mất từ 3 đến 4 ngày. Tài liệu tiếp tục khẳng định hoạt động của đội Hoàng Sa thường niên vào độ tháng 3 ra Hoàng Sa thu lượm sản vật, qua tháng 8 trờ về cửa Tư Hiền cung nạp, còn đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản đến đảo Bắc Hải (Trường Sa), Côn Lôn. Đặc biệt, năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1835), nhà vua sai đội quan thuyền (thủy quân) chở gạch, đá ra xây dựng chùa miếu, phía bên tả có dựng bia đá làm dấu tích.

Binh phu (dân binh đội Hoàng Sa) đã hỗ trợ đào được đồng lá và gang, sắt trên 2000 cân [21, 49].

Đại Nam nhất thống chớ cũn ghi rừ, đầu niờn hiệu Gia Long cũng phỏng theo chế độ cũ đặt đội Hoàng Sa. Tuy vậy, ta vẫn thấy năm 1816 vua Gia Long vừa sai thủy quân, vừ sai đội Hoàng Sa cùng đi vãng thám, đo đạc.

Vào những năm cuối thời vua Gia Long, đội Hoàng Sa mới bị giải tán. Đến thời đầu niên hiệu Minh Mạng, Đại Nam nhất thống chí đã chép, nhà vua sai thuyền công để đi dò xét hải trình. Đại Nam nhất thống chí cho biết nơi phía tây tam đảo có ngôi cổ miếu, không biết xây dựng vào thời đại nào và có bia khắc 4 chữ“Vạn lý Ba Bình”, nguyên tên xưa là Phật tự sơn. Đại Nam nhất thống chí cũng ghi chép có cái gò có tên Bàn Than Thạch [21, 49].

Ngoài chính sử, còn có những sử liệu do sư thần viết riêng có đề cập đến quần đảo Hoàng Sa. Ví dụ như Việt sử cương giám khảo lược, quyển IV của Nguyễn Thông (năm 1877) có đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa như sau:

“Vạn lý Trường Sa: từ đảo Lý Sơn (tục gọi là Ngoại La) đi thuyền về phía đông, 3 ngày 3 đêm thì đến. Nước Việt Nam ta ở buổi quốc sơ thường

Một phần của tài liệu CHU QUYEN BIEN DAO VIET NAM (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w