Chủ quyền biển đảo của Việt Nam được ghi rừ trong một số tài liệu của nước ngoài. Trong thời gian chưa có tranh chấp, tức là trước năm 1909, rất nhieuf tài liệu của Trung Quốc và phương Tây đều trực tiếp hay gián tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1.3.2.1. Những tư liệu của Trung Quốc
Trong thời gian chưa có sự tranh chấp chủ quyền, tức là trước năm 1909, rất nhiều tài liệu của Trung Quốc đều gián tiếp hay trực tiếp, xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trước tiên là Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán năm 1696, thuộc quyển 3 có nói đến Vạn lý Trường Sa (tức Hoàng Sa) và khẳng định, chúa Nguyễn đến hành xử chủ quyền của mình trên quần đảo này như sau:
“Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như săt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là
“vạn lý Trường Sa”, mù tít chẳng thấy cỏ, cây, nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió, trái nước tấp vào dù không tan nát nhưng không gạo, không nước, cũng không trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, ở đây hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng, bạc, khí cụ của các thuyền bị đắm ở Vạn lý Trường Sa. Mùa thu nước dâng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm học Trường Sa”[21, 68- 69].
Các bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ trước năm 1909 đều chứng minh Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) chưa thuộc về Trung Quốc cũng như xác nhận đảo Hải Nam là biên giới cực nam của Trung Quốc.
Sau đây là một số bản đồ tiêu biểu:
- Thiên hạ thống nhất chi đồ đời Minh trong Đại Minh nhất thống chí, quyển I, năm 1461.
- Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên, quyển I, năm 1561
- Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ, quyển thượng, năm 1635.
- Lộ phủ, châu huyện đồ đời Nguyên vẽ lại trong Kim cổ dư đồ của Nguyễn Quốc Phụ đời Minh, quyển hạ, năm 1638.
- Hoàng triều phủ sảnh, châu, huyện toàn đồ đời Thanh, khuyết danh, năm 1862, vẽ theo Nội phủ địa đồ, gồm 26 mảnh mang tên Đại Thanh trực tỉnh toàn đồ.
- Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ trong tập Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ (khuyết danh), năm 1894.
- Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông soạn năm 1897.
- Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115x140cm) và có tới khoảng 60 bản đồ tương tự, in năm 1904.
- Đại Thanh đế quốc, trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thượng hải Thương vụ ấn thư quán, 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910.
- Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ, năm 1909.
Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này đã phát hiện ở mặt bắc ngôi chùa “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm, bằng chứng hiển nhiên là vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
1.3.2.2. Những tư liệu của phương Tây
Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác nhận trong rất nhiều các tài liệu phương Tây.
Tư liệu cổ phương Tây còn lưu giữ cho đến ngày nay cho thấy Bồ Đào Nha là những người đầu tiên mô tả quần đảo Hoàng Sa (lúc này người phương Tây gọi chung cả Hoàng Sa và Trường Sa là một) từ thế kỷ XVI.
Nhiều nhật ký hải trình của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã nói về dải đá ngầm san hô rất nguy hiểm ở Biển Đông, có kèm theo nhiều bản đồ.
Sang thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha mất thế độc quyền ở Biển Đông.
Một số quốc gia khác vượt trội và tăng sự có mặt của mình ở vùng biển này, qua lại ngày càng nhiều quanh quần đảo Hoàng Sa như: Người Hà Lan, Anh, Pháp và coi đây là một vùng biển trọng yếu trong tuyến đường giao thông quốc tế lỳc bấy giờ; đồng thời, họ nhận thức rừ chủ quyền quần đảo này thuộc về Việt Nam. Nhiều bản đồ của người phương Tây đã thể hiện điều đó như:
bản đồ do công ty Đông Ấn vẽ năm 1703; bản đồ hàng hải châu Âu thế kỉ XV – XVI,… Đặc biệt là tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ. Đây là tấm bản đồ của người phương Tõy vẽ rất chớnh xỏc, ghi rất rừ về chủ quyền của Việt Nam tại Paracel (quần đảo Hoàng Sa).An Nam Đại quốc họa đồ được đính ở cuối cuốn Tự điển Việt – Latinh, xuất bản năm 1838 của giám mục Jean Louis Taberd. Bản đồ có kích thước 80 cm x 44 cm, được in trên loại giấy in họa đồ. Nhan đề bản đồ được ghi bằng ba thứ chữ: Hán, Quốc Ngữ và Latinh.
Tấm bản đồ này có một vài điểm đáng lưu ý đó là:
- Thứ nhất, Paracels là địa danh mà người phương Tây chỉ quần đảo ở Biển Đông suốt thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX đó chính là Cát Vàng hay quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại Biển Đông, không có đảo Hải Nam của tq mà chỉ có đảo của Việt Nam. Vị trí của quần đảo Hoàng Sa ở khoảng vĩ tuyến 170 Bắc và kinh tuyến hơn 1110 Đông, các đảo được thể hiện bằng một số dấu chấm và ghi hàng chữ “Paracel seu Cát Vàng”. Từ seu trong tiếng Latinh tức là “có nghĩa hoặc hay là” trong tiếng Việt, Cát Vàng (tên Nôm) tức “Hoàng Sa” ( tiếng Hán Việt). Như vậy Paracel = Cát Vàng = Hoàng Sa. Ghi chú này là một khẳng định rừ ràng, nhất quỏn chứ khụng phải suy diễn như tõy sa của
tq. Và điều này đã phản bác mạnh mẽ sự xuyên tạc của tq khi nước này cho rằng quần đảo Hoàng Sa trong thư tịch cổ là địa danh ở ven bờ.
- Thứ hai, địa danh Paracel được ghi bên cạnh những chấm đánh dấu các đảo ở khoảng vĩ tuyến 160 Bắc (Ngang vĩ độ cửa Tư Dung, Thừa Thiên - Huế) lến đến vĩ tuyến 17 0Bắc (khoảng Cửa Tùng, Quảng Trị) và kinh tuyến 111018’. Điều này phản ánh sự hiểu biết về quần đảo Hoàng Sa của người phương Tây rất chính xác.
- Thứ ba, trên phần đất liền ghi những hàng chữ dài: “An Nam Quốc Seu Imperium Anamiticum”, “Cocincina interior” Seu “An Nam Đàng Trong”, Đàng Ngoài Seu “Tunquinum”, chứng tỏ bản đồ đã được vẽ từ trước năm 1838. Mặt khác, bản đồ có sử dụng các địa danh mới ra đời sau này như Bình Định thành, Định Tường thành… nên năm vẽ bản đồ phải là thời điểm sau khi Nguyễn Ánh chiếm thành Quy Nhơn (1799). Bờ biển miền Nam Trung Bộ được vẽ trong bản đồ này rát chính xác. Chứng tỏ rằng cho tới đầu thế kỉ XIX, người phương Tõy đó biết rừ về Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam [21, 78-80].
Đông Nam Á trên bản đồ của Hondius xuất bản năm 1606 tại Amsterdam, An Nam Đại Quốc Họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng hay Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam.
The Journal of the Asiatic Society of Bengan là tờ báo của Hội Á Châu của người Anh ở xứ Bengal, trong số VI, part 2, Calcutta, 1837 của báo này có đăng bài viết dài về quần đảo Hoàng Sa bằng tiếng Anh của giám mục Taberd với tiêu đề: Pracel or Paracels (Cồn Vàng), có nội dung như sau:
“Pracel hoặc Paracels (Cồn Vàng). Tuy rằng cái thứ quần đảo này không có gì ngoài đá tảng và những cồn lớn, nó hứa hẹn nhiều bất tiện hơn lợi, vua Gia Long đã nghĩ tăng lãnh thổ bằng cách chiếm thêm cái đất buồn bã này.
Năm 1816, ông đã tới, long trọng cắm cờ và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này, mà hình như không một ai tranh giành với ông”[21, 61].
“The journal of the Geographycal Society of London” (năm 1849), Gutzlaff cũng ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những đội thuyền và một đội trại quân để thu thuế ở Paracels [21, 63].
Có thể nêu thêm bằng chứng khác để chứng minh trước Việt Nam chưa có nước nào chiếm hữu hai quần đảo này là trong tạp chí “E’veil e’
conomique de L’Indochine” số 741 (12-6-1932), Paxkie có nhắc đến sự kiện lãnh sự Anh ở Bắc Kinh đã trách chính quyền Quảng Châu dung túng cho những người Trung Hoa vào năm 1898 cướp bóc của cải trên hai chiếc tàu châu Âu bị đắm, vị Tổng đốc Quảng Châu trả lời là không chịu trách nhiệm vì Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa [2, 91].
Như vậy, những tư liệu khách quan của phương Tây cũng như của chớnh Trung Quốc đó minh chứng, xỏc thực rừ ràng Paracels (quần đảo Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Việt Nam thống nhất.
Tóm lại, Việt Nam đã xác lập chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong suốt 3 thế kỉ XVII, XVIII, XIX, mà không hề gặp một sự ngăn trở từ bất cứ nước xung quanh nào.
Chương 2:
QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ, KHẲNG ĐỊNH, THỰC THI VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1884 – NAY