Giai đoạn từ 1975 đến nay

Một phần của tài liệu CHU QUYEN BIEN DAO VIET NAM (Trang 68 - 80)

Lần đầu tiên, nhân dân cả nước Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc và làm chủ hoàn toàn đất nước mình sau 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Qua đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân và các lực lượng vũ trang nước ta đã phát triển cao độ và có điều kiện để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã mở sang một trang mới đó là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Đó là thắng lợi to lớn, toàn diện và triệt để của 30 năm chiến tranh giải phóng, một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc ta. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là sự kế tục và phát triển cao độ thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng tám và của cuộc kháng chiến chống Pháp, là thắng lợi triệt để của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh quyết liệt để giải quyết vấn đề

“ai thắng ai” giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa thực dân mới trên đất nước ta.(khẳng định của cố Tổng bí thư Trường Chinh).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự thay đổi trong tình hình, trong tương quan lực lượng và quan hệ khu vực và quốc tế cũng khiến quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý chiến lược của biển Đông, thì việc phát hiện ra nguồn dầu mỏ

đáng kể ở khu vực này đã khiến nó trở thành một mục tiêu tranh chấp quyết liệt hơn bao giờ hết.

Từ ngày 14 đến ngày 19/4/1975, lực lượng của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có mặt tại 06 đảo của quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền cũng như khẳng định quyền thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 24/9/1975, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Tổng Bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Ngày 10/10/1975, Việt Nam đưa ra tuyên bố chính thức, khẳng định

“chủ quyền thiêng liêng” của Việt Nam đối với hai quần đảo, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc hợp tác giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán.

Ngày 11/11/1975, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi công hàm cho bộ Ngoại giao trung Quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Không lâu sau đó, ngày 05/6/1976, Bộ Ngoại giao của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền và không cho phép bất cứ bên thứ ba nào được sự chấp nhận của Trung Quốc vào khai thác ở khu vực hai quần đảo.

Ngày 02/07/1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời và đã kế thừa yêu sách chủ quyền của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tiếp tục kiểm soát Trường Sa trên thực tế.

Năm 1976, Việt Nam công bố bản đồ của nước Việt Nam thống nhất, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 12/5/1977, Việt Nam ra Tuyên bố thứ nhất về đường cơ sở để xác lập vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

“Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Liên Xô” được ký vào tháng 04/1978 đã khiến cho vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng. Ngày 29/9/1978, Trung Quốc ra tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa nhằm ngăn ngừa khả năng hiện diện của hải quân Liên Xô ở khu vực này. Ngay sau đó, ngày 30/10/1978, phía Việt Nam đưa ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình và đề nghị giải quyết vấn đè bằng biện pháp hòa bình.

Ngày 30/12/1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong tuyên bố ngày 29/2/1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời nhắc lại lập trường của Việt Nam là chủ trương giải quyết mọi tranh chấp hoặc bất bình bằng thương lượng, hòa bình.

Ngày 17/2/1979, cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung chính thức bùng nổ. Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố Bị vong lục vấn đề biên giới Việt – Trung, trong đó có điểm 9 tố cáo Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và đã xâm phạm vào một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam.

Ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công bố tại Bắc Kinh tài liệu để chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa nhận” chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo nói trên. Bác bỏ lại hành động xuyên tạc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố một số tài liệu có liên quan và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại khu vực đó; tái nhắc lại lập trường hòa bình và thương lượng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ với các quốc gia láng giềng của ta.

Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng và hòa bình.

Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giới thiệu thêm 19 tư liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.

Cùng ngày này, Bọ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippines tuyên bố sát nhập hầu hết lãnh thổ Trường Sa vào lãnh thổ Philippines.

Bắt đầu từ năm 1980, Việt Nam tiến hành hàng loạt các hoạt động có liên quan tới việc khẳng định và thực thi chủ quyền ở biển Đông bao gồm cả những văn bản hành chính lẫn các hoạt động trên thực địa.

Ngày 09/1/1980, Việt Nam ra tuyên bố phản đối những hoạt động khai thác của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về Tây Sa và Nam Sa. Ngày 5/2/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyờn bố vạch rừ thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30/1/1980.

Tháng 6/1980, tại Hội nghị Khí tượng khu vực châu Á II họp tại Geneve, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc đặt trong khu vực quần đảo Hoàng Sa là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm trước đây.

Tháng 12/1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”.

Đến ngày 4/2/1982, thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong dịp đó, Bọ Ngoại giao Việt Nam còn phản đối việc

Malaixia chiếm đóng đảo Hoa Lau. Việt Nam cũng lên tiếng phán đối việc ngày 1/6/1984, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố lập khu hành chính Hải Nam bao gồm Tây Sa và Nam Sa.

Ngày 12/11/1982, Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.

Ngày 10/12/1982, Công ước Luật biển (UNCLOS) được ký kết với sự tham gia của nhiều nước, trong đó có các nước đang có sự tranh chấp ở Biển Đông. Sự ra đời của Công ước là một bước tiến đáng kể trong Luật quốc tế biển và được coi là một bản Hiến pháp quốc tế về biển. Đây cũng là cơ sở pháp lý đẻ các nước dựa vào giải quyết tranh chấp.

Ngày 9/12/1982, Việt Nam ban hành quyết định thành lập Trường Sa và Hoàng Sa là hai huyện đảo riêng biệt. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phú Khánh.

Ngày 1/7/1989, Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa được quyết định sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa.

Bên cạnh những văn bản hành chính, Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền của mình bằng hành động kiểm soát các đảo trên thực tế. Ngoài những đảo mà đã kiểm soát từ trước đó, tháng 4/1987, Việt Nam đưa quân đội tới kiểm soát bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef).

Ngày 10/11/1987, hải quân Trung Quốc lại đổ bộ lên đảo Louisa (113oĐ – 6o8’B, và từ tháng 1/1988, Trung Quốc đã lần lượt chiếm đóng: Đá Chữ Thập(ngày 31/1), Đá Châu Viên (ngày 18/2), Đá Ga Ven (ngày 26/2), Đá Tư Nghĩa (Huy Gơ, ngày 28/2), Xu Bi (ngày 23/3). Trước tình hình đó, Việt Nam tiếp tục cực lực phản đối. Việt Nam đã lập tức đưa quân tới bảo vệ hàng loạt các đảo ở quần đảo Trường Sa nhằm thực thi chủ quyền và ngăn chặn việc mở rộng chiếm đóng của Trung Quốc trên quần đảo này. Ngày 14/3/1988, lực lượng Trung Quốc đã tấn công các chiến sĩ và các tàu bảo vệ đảo của Việt Nam ở 3 bãi đá: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Phía Trung Quốc

đã sử một lực lượng lớn và đã đánh chìm 2 tàu lớn của hải quân Việt Nam, bắn hỏng một tàu khác, làm chết và bị thương 20 người, mất tích 74 người.

Chiến dịch này kéo dài đến ngày 6/4/1988 đã kết thúc với việc Trung Quốc chỉ chiếm thêm được bãi đá Gạc Ma. Phía Việt Nam giữ được bãi đá Len Đao và Cô Lin. Ngày 3/4/1988, tỉnh Phú Khánh và Bộ Tư lệnh Hải quân thay mặt cả nước đã làm lễ truy điệu các chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988. Cũng trong ngày 14/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố, phản đối hành động tấn công của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Ngay sau sự kiện Gạc Ma, trong năm 1988, Việt Nam đã lập tức tăng cường lực lượng hải quân ra thực thi chủ quyền ở 11 đảo và bãi đá khác ở Trường Sa. Từ tháng 6/1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè.

Cũng bắt đầu từ thời điểm này, tình hình biển Đông luôn ở trong tình trạng căng thẳng bởi sự gia tăng sức mạnh quân sự, sự tăng cường khai thác quyền lợi kinh tế của Trung Quốc, sự tranh chấp chủ quyền của nhiều nước khác trong khu vực như Philippin, Malaixia…

Sự thay đổi sâu sắc tình hình khu vực và thế giới bắt đầu từ năm 1989 đã tác động trực tiếp tới các nước trong khu vực có cùng mối quan tâm tới chủ quyền và lợi ích ở biển Đông. Chiến tranh lạnh chấm dứt cùng với những biến đổi sâu sắc khác đã đưa tới xu hướng “bình thường hóa quan hệ” giữa các nước vốn trước kia là đối đầu. Do đó, ngày 10.11.1991, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc kí tại Bắc Kinh Thông cáo chung về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tuy vậy, điều này cũng không khiến cho vấn đề biển Đông trở nên hòa dịu hơn.

Mặc dù vậy, sự thay đổi của tình hình thế giới chuyển từ “đối đầu sang đối thoại” cũng đặt ra cho Việt Nam yêu cầu cần phải có nhiều cách thức khác nhau và phải sử dụng một cách linh hoạt để bảo vệ và thực thi chủ quyền

của mình ở Biển Đông. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng tăng cường thực lực cùng với việc sử dụng biện pháp giải quyết hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, dựa vào những chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là những biện pháp mà Việt Nam kết hợp tiến hành trong quá trình bảo vệ chủ quyền ở biển Đông bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX cho tới nay.

Ngày 25/2/1992, Trung Quốc đã công bố “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải” là 12 hải lý. Điều đáng nói ở đây là với việc khẳng định chủ quyền lãnh hải gồm 12 hải lý và vùng tiếp giáp lãnh hải cũng gồm 12 hải lý, Trung Quốc đã vẽ một đường chủ quyền lãnh hải bao gồm tới 85% diện tích biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luật này cũng cho phép quân đội Trung Quốc được phép sử dụng vũ lực để bảo vệ các quần đảo mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Đồng thời, Trung Quốc cho quân chiếm bãi Đá Ba Đầu (cụm Sinh Tồn) thuộc quần đảo Trường Sa và kí Hiệp định hợp tác khai thác chung ở biển Đông với một công ty dầu khí của Mỹ mà phạm vi khai thác xâm phạm cả vào khu vực mà Việt Nam khẳng định chủ quyền vào tháng 3/1992.

Trước những diễn biến mới của tình hình biển Đông, Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ hoàn toàn việc Trung Quốc ban hành Luật biển vi phạm vào chủ quyền của Việt Nam, đồng thời kêu gọi giải quyết các vấn đề một cách hòa bình dựa trên những căn cứ pháp lý quốc tế như: Tuyên bố ASEAN 1992, UNCLOS 1992. Việt Nam cũng khẳng định bảo vệ quan điểm duy trì tính

“nguyên trạng” và chấp nhận dùng nhiều cách thức đàm phán khác nhau:

song phương lẫn đa phương.

Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Để có thể bảo vệ được chủ quyền, đồng thời với giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, tháng 11/1994, trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao Việt Nam – Trung Quốc, hai bên đã đưa ra một tuyên bố chung về việc giải quyết các vấn đề liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và cam kết không sử dụng vũ lực.

Tháng 8/1994, Công ty Crestone cùng với công ty Trung Quốc khai thác bãi Vạn An Bắc 21 (lô 133, 134, 135). Trung Quốc đề nghị chia phần cho phía Việt Nam trên quan điểm vẫn khẳng định rằng chủ quyền thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiên quyết buộc tàu khai thác Trung Quốc rời giếng dầu khỏi địa phận Việt Nam.

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN đã làm thay đổi vị thế của mình cũng như thay đổi thực trạng quan hệ khu vực. Và điều này cũng tác động trực tiếp tới việc Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình ở biển Đông. Trở thành một thành viên quan trọng trong ASEAN, Việt Nam cùng các nước ASEAN vừa từng bước giải quyết những bất đồng về vấn đề các quần đảo, vừa hợp tác để chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Tháng 4/1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS và dựa vào đó để đưa ra tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế của mình ở biển Đông rộng 200 hải lý.

Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ tuyên bố này.

Bên cạnh việc đấu tranh để giữ vững chủ quyền bằng luật pháp quốc tế và tiếng nói chung của các nước trong khu vực. Việt Nam ngày càng củng cố vững chắc chủ quyền của mình hơn nữa thông qua quản lý hành chính.

Nghị quyết ngày 6/11/1996 tại kì họp thứ X, Quốc hội khóa IX tách huyện đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ và sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.

Tháng 12/1997, Việt Nam phản đối tàu khai thác số 8 và hai tàu hộ vệ 615 và 616 của Trung Quốc thăm dò khảo sát dầu khí cách phía Tây bãi Phúc Tần 15 hải lý thuộc khu vực DK-1, bãi Tư Chính của Việt Nam. Tàu hải quân Việt Nam phải áp tải buộc các tàu này ra ngoài.

Chuyến thăm 9 ngày của Tổng thống Mĩ Bill Clinton tới Trung Quốc từ ngày 25/6 đến 3/7/1998 đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Mĩ - Trung Quốc và đưa Trung Quốc thực lực lấy lại vai trò cường quốc trên thế giới.

Điều này cũng lại đặt Việt Nam trong một tình thế khó khăn hơn khi đối mặt với việc bảo vệ chủ quyền của mình ở biển Đông. Trước tình hình đó, không chậm trễ, Việt Nam đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình ở Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Ngay sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 27/7/1998, Việt Nam đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, Việt Nam cũng khẳng định sự có mặt của mình trên 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng 9/1998, Việt Nam phản đối sau khi Trung Quốc tuyên bố công ty Crestone và Trung Quốc tiếp tục thăm dò ở các đảo Trường Sa.

Ngày 28/5/2001, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ Thông báo “vùng biển cấm” của Trung Quốc đưa ra nhằm phục vụ cho cuộc tập trận của họ, trong đó bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa. Phía Việt Nam coi hành động đó của Trung Quốc là xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam.

Ngày 4/11/2002, tại Phnom Pênh, Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC)”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.

Ngày 17/6/2003, Quốc hội nước Việt Nam phê chuẩn “Luật biên giới quốc gia”. Ngay Điều 1 đã khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó

Một phần của tài liệu CHU QUYEN BIEN DAO VIET NAM (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w