PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí
2.2.2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí cho từ khoản mục chi phí
ST
T Các chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục
phí
Số tiền
Tỷ trọng CP/Tổng khoản mục
phí
Chênh lệch số tiền
% chênh
lệch số tiền
Chênh lệch tỷ trọng
2014
I Chi phí NVLTT 260.017.225 100,00 279.254.094 100,00 19.236.869 7,40 0,00 375,90
1 NVL chính 204.246.094 78,55 218.646.080 78,29 14.399.986 7,05 -0,26 295,27
Bột mỳ 155.328.450 59,74 168.229.342 60,24 12.900.892 8,31 0,5 224,55
Bột ngô 48.917.644 18,81 50.416.738 18,05 1.499.094 3,06 -0,76 70,72
2 NVL phụ 55.771.131 21,45 60.608.014 21,70 4.836.883 8,67 0,25 80,63
Đường 25.480.090 9,80 28.620.711 10,25 3.140.621 12,33 0,45 36,83
Bơ 11.708.380 4,50 13.547.000 4,85 1.838.620 15,70 0,35 16,93
Sữa 10.240.120 3,94 13.370.000 4,79 3.129.880 30,56 0,85 14,80
NVL khác 3.222.541 1,24 5.070.303 1,81 1,847.762 57,34 0,6 4,66
II Chi phí NCTT 80.160.000 100,00 99.221.107 100,00 10.061.107 23,78 0,00 115,89
1 Lương 53.400.000 66,62 68.723.262 69,26 15.323.262 28,69 -0,42 77,20
2 Khoản trích 18.063.000 22,53 20.261.278 20,42 2.198.278 12,17 -0,07 26,11
3 Ăn ca 8.697.000 10,85 10.236.567 10,32 1.539.567 17,70 0,49 12,58
III Chi phí SXC 34.080.000 100,00 37.077.891 100,00 2.997.981 8,80 0,00 49,27
1 NVL 0,00 0,00 0 0,00 0,00
2 CCDC 5.637.000 16,54 6.010.000 16,24 373.000 6,62 -0,3 8,15
3
Lương NV
QLPX 18.980.000 55,69 20.004.000 54,05 1.024.000 5,39 -1,64 27,44
4 Khấu hao TSCĐ 3.760.000 11,03 3.760.000 10,16 0 0,00 -0,87 5,43
5
Dịch vụ mua
ngoài 1.235.254 3,62 1.800.000 4,87 564.746 45,72 1,25 1,78
6 Khác bằng tiền 4.467.746 13,11 5.433.981 14,68 966.235 21,63 1,57 6,46
IV Chi phí BH 23.040.000 100,00 23.646.812 100,00 606.812 2,63 0,00 33,31
1 NVL 0,00 0,00 0 0,00 0,00
2 CCDC 2.197.000 9.54 2.381.000 10,10 184.000 8,37 0,56 3,18
3 Lương NV BH 12.639.000 54,86 12.822.000 54,22 183.000 1.45 -0,64 18,28
4 Khấu hao TSCĐ 2.348.000 10,19 2.348.000 9,93 0 0,00 -0,26 3,39
5
Dịch vụ mua
ngoài 4.630.230 20,09 4.800.000 20,30 169.770 3,67 0,21 6,69
6 Khác bằng tiền 1.225.770 5,32 1.295.812 5,45 70.042 5,71 0.13 1,77
V Chi phí QLDN 18.020.000 100,00 19.012.360 100,00 992.360 5,51 0,00 26,05
1 NVL 0,00 0,00 0 0,00 0,00
2 CCDC 2.738.000 15,19 3.002.000 15,79 264.000 9,64 0,6 3,96
3
Lương NV
QLDN 8.529.000 47,33 8.820.000 46,39 291.000 3.41 -0,94 12,33
4 Khấu hao TSCĐ 2.450.000 13,60 2.450.000 12,89 0 0,00 -0,71 3,54
• Chi phí NVLTT là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rừ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm.
• Phân loại: Chi phí NVLTT công ty chia thành:
-Chi phí NVL chính
-Chi phí NVL phụ
• Tình hình biến động: Nhìn vào bảng số liệu 2.2 ta thấy tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí trong chi phí NVLTT năm 2015 đều tăng so với năm 2014. Tổng chi phí NVLTT năm 2015 là 279.254.094 đồng, tăng 19.236.869 đồng, tương ứng 7,40% so với năm 2014. Trong đó:
-Chi phí NVL chính năm 2015 là 218.646.080 đồng, tăng 14.399.986 đồng, tương ứng 7,05% so với năm 2014. Chi phí NVL chính tính trên 1000 đồng doanh thu lại giảm 7,15% so với năm 2014.
-Chi phí NVL phụ năm 2015 là 60.608.014 đồng, tăng 4.836.883 đồng, tương ứng 8.67% so với năm 2014. Chi phí NVL phụ tính trên 1000 đồng doanh thu năm 2015 là 75,99 đồng, giảm 5,75% so với năm 2014.
Như vậy chi phí NVLTT tăng chủ yếu là do chi phí NVL chính tăng ( do số lượng sản phẩm sản xuất tăng), vì chi phí này có tỷ trọng cao nhất trong kết cấu chi phí NVLTT.
• Nguyên nhân của việc biến động khoản mục chi phí này có thể là:
-Do giá cả vật tư biến động, phần lớn giá cả các loại vật tư đều biến động tăng theo sự biến động chung của thị trường, do đó nó tác động làm chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể.
-Do quy mô sản xuất tăng.
• Biện pháp khắc phục:
-Cần lập kế hoạch về việc sử dụng nguyên vật liệu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên các căn cứ:
+ Các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã ký.
+ Dự báo về tình hình biến động giá cả của thị trường.
+ Các hình thức chiết khấu mua sỉ.
+ Chất lượng của nguyên vật liệu.
liệu.
-Cần quản lý công tác cấp phát, sử dụng vật tư một cách chặt chẽ hơn nữa để tránh hao hụt lãng phí trong quá trình sử dụng, nâng cao tay nghề của công nhân.
-Tính toán trước xu hướng biến động tăng, giảm của giá cả trên thị trường để có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu( đối với những loại có thể dự trữ lâu dài) cho phù hợp, tránh ảnh hưởng của sự biến động giá cả làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
b. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NCTT:
• Sơ lược về chi phí nhân công
-Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt của quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người, yếu tố cơ bản nhất quyết định quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Nghĩa là sức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bởi thước đo giá trị gọi là tiền lương.
-Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, là thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế làm nhân tố tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm.
-Kèm theo chi phí nhân công là các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
• Chi phí NCTT là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ.
• Phân loại: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty giấy An Hòa bao gồm:
-Tiền lương;
-Các khoản trích theo lương;
-Tiền ăn ca;
đồng, tăng 10.061.107 đồng, tương ứng 23,78% so với năm 2014. Trong đó các yếu tố chi phí đều tăng lên, cụ thể là:
-Chi phí tiền lương năm 2015 là 68.723.262 đồng, tăng 15.323.262, tương ứng 28,69% so với năm 2014. Chí phí tiền lương tính trên 1000 đồng doanh thu cũng tăng 8,97 đồng tương ứng 11,62% so với kỳ I.
-Các khoản trích theo lương năm 2015 là 20.261.278 đồng, tăng 2.198.278 đồng tương ứng 12,17% so với năm 2014. Các khoản trích theo lương tính trên 1000 đồng doanh thu giamr0,7 đồng tương ứng 2,68% so với năm 2014.
-Chi phí ăn ca năm 2015 là 10.236.567 đồng, tăng 1.539.567 đồng tương ứng 17,70% so với năm 2014. Chi phí ăn ca trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,25 đồng tương ứng tăng 19,87% so với năm 2014.
Như vậy chi phí NCTT tăng lên chủ yếu là do chi phí tiền lương tăng vì chi phí này có tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu chi phí nhân công trực tiếp.
• Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do công ty tăng đơn giá tiền lương cho công nhân viên và do số lượng công nhân tăng.
• Biện pháp khắc phục: Việc tiết kiệm chi phí tiền lương sẽ làm giảm giá thành sản phẩm song công việc tiết kiệm này phải dựa trên cơ sở:
-Tăng năng suất lao động, đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động trong công ty để họ hăng say hơn với công việc.
-Đào tạo trình độ chuyên môn cho công nhân viên, đồng thời nâng cao yêu cầu tuyển dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động ngay từ khâu đầu vào.
-Tận dụng khoa học kĩ thuật, chuyên môn hóa sản xuất tiết kiệm hao phí lao động mà vẫn tăng thu nhập bình quân của người lao động.
c. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí SXC:
• Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí không thể nhận diện cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm, khi tính chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm thì phải phân bổ.
• Phân loại: Chi phí sản xuất chung ở công ty giấy An Hòa bao gồm:
-Chi phí công cụ, dụng cụ: Phản ánh chi phí công cụ, cụng cụ dùng cho bộ phận quản lý sản xuất.
-Chi phí lương nhân viên quản lý: Phản ánh lương phải trả cho bộ phận quản lý
động sản xuất sản phẩm và TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý sản xuất;
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của bộ phận sản xuất như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ;
-Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trên phục vụ cho hoạt động của bộ phận sản xuất.
• Tình hình biến động:
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy chi phí sản xuất chung năm 2015 là 37.077.891 đồng, tăng 2.997.981 đồng tương ứng 8,80% so với năm 2014. Trong đó cụ thể các yếu tố chi phí tăng giảm như sau:
-Chi phí công cụ dụng cụ năm 2015 là 6.010.000 đồng, tăng 373.000 đồng tương ứng 6,62% so với năm 2014. chi phí công cụ dụng cụ tính trên 1000 đồng doanh thu 0,61 đồng tương ứng giảm 7,48% so với năm 2014.
-Chi phí lương NV QLPX năm 2015 là 20.004.000 đồng, tăng so với năm 2014 là 1.024.000 đồng tương ứng 5,39%. Chi phí NV QLPX tính trên 1000 đồng doanh thu lại giảm 2,36 đồng, tương ứng với giảm 8,6% so với năm 2014.
-Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 là 3.760.000 đồng không tăng so với kỳ I vì doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Chi phí khấu hao TSCĐ tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0,72 đồng tương ứng với giảm 13,26% so với năm 2014
-Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2015 là 1.800.000 đồng, tăng 564.746 đồng, tương ứng với 45,72% so với năm 2014. Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 0.48 đồng tương ứng 26,97% so với năm 2014.
-Chi phí khác bằng tiền năm 2015 là 5.433.981 đồng, tăn 966.235 đồng tương ứng 21,63% so với năm 2014. Chi phí khác bằng tiền tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,44 đồng tương ứng 6,81% so với năm 2014.
Như vậy, chi phí sản xuất chung kì II tăng là do chi phí lương NV QLPX tăng vì khoản chi phí này chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu chi phí sản xuất chung.
• Nguyên nhân của sự biến động này :
-Do tăng đơn giá tiền lương.
• Các biện pháp đề ra:
mục chi phí sản xuất chung bằng cách tăng năng suất lao động, tuyển lao động có trình độ, giảm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và ch phí khác bằng tiền.
d. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí bán hàng:
• Chi phí bán hàng hay còn gọi là chi phí lưu thông, tiếp thị bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Đây là khoản chi phí thời kỳ đều được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ đó. Vì vậy nó ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.
• Chi phí bán hàng tại công ty bánh kẹo Kinh Đô bao gồm:
-Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
-Chi phí lương NVBH: Phản ánh tiền lương phải trả cho bộ phận bán hàng.
-Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,...
-Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, tiền thuê bốc vác, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi bán, tiền hoa hồng đại lý...
-Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong khâu bán hàng như chi phí hội nghị khách hàng ...
• Tình hình biến động: Chi phí bán hàng năm 2015 là 23.616.812 đồng, tăng 606.812 đồng tương ứng 2,63% so với năm 2014. Trong đó các yếu tố chi phí biến động cụ thể như sau:
-Chi phí công cụ, dụng cụ năm 2015 là 2.381.000 đồng, tăng 184.000 tương ứng 8,37% so với năm 2014. Chi phí công cụ dụng cụ tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0.2 đồng tương ứng giảm 6,29% so với năm 2014.
-Chi phí lương NVBH năm 2015 là 12.822.000 đồng, tăng 183.000 đồng tương ứng 1,45% so với năm 2014. Chi phí lương NVBH tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 2,2 đồng tương ứng giảm 12,04% so với năm 2014.
-Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 không tăng so với năm 2014. Chi phí khấu hao TSCĐ tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0.44 đồng tương ứng giảm
tương ứng tăng 3,67% so với năm 2014. Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên 1000 đồng doanh thu năm 2015 giảm 0.67 đồng tương ứng 10,01% so với năm 2014.
-Chi phí khác bằng tiền năm 2015 là 1.295.812 đồng, tăng 70.042 đồng tương ứng 5,71% so với năm 2014. Chi phí khác bằng tiền tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0.15 đồng tương ứng 8,47%.
Như vậy chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do chi phí lương NVBH tăng vì chi phí lương NVBH có tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu chi phí bán hàng.
• Nguyên nhân của sự biến động yếu tố chi phí này:
-Do tăng đơn giá tiền lương.
• Biện pháp khắc phục:
-Giảm số lượng nhân viên bán hàng không cần thiết.
-Thực hiện tăng năng suất lao động bằng cách thưởng theo doanh số hàng bán.
e. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp:
• Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí liên quan tới việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của công ty. Các khoản chi phí này không thể xếp vào chi phí sản xuất hay ch phí lưu thông. Tất cả các loại hình tổ chức, hay bất cứ doanh nghiệp nào đều phải bỏ ra khoản chi phí này. Hơn thế nữa bộ phận này đóng vai trò quản trị doanh nghiệp rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
• Chi phí quảng cáo doanh nghiệp của công ty bánh kẹo kinh đô bao gồm:
-Chi phí công cụ dụng cụ: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý;
-Chi phí lương NV QLDN: Phản ánh các khoản lương phải trả cho cán bộ công nhân viên quản lý công ty;
-Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho công ty như: văn phòng làm việc của các phòng ban, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng;
-Chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ sử dụng trong công tác quản
ty ...
• Tinh hình biến động: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là 19.012.360 đồng, tăng 992.360 đồng tương ứng 5,51% so với năm 2014. Trong đó các yếu tố chi phí biến động cụ thể như sau:
-Chi phí công cụ dụng cụ năm 2015 là 3.002.000 đồng, tăng 264.000 đồng tương ứng tăng 9,64% so với năm 2014. Chi phí công cụ dụng cụ tín trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,81 đồng tương ứng tăng 20,45% so với năm 2014.
-Chi phí lương NV QLDN năm 2015 là 8.820.000 tăng 291.000 đồng tương ứng tăng 3,41% so với năm 2014. Chi phí lương NV QLDN tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 3,27 đồng tương ứng tăng 26,52% so với năm 2014.
-Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 không tăng so với năm 2014. Chi phí khấu hao tài sản cố định tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 1,62 đồng tương ứng tăng 45,76% so với năm 2014
-Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2015 là 3.820.000 đồng tăng 392.873 đồng tương ứng là 11,46% so với năm 2014. Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 2,55 đồng tương ứng tăng 5151% so với năm 2014.
-Chi phí khác bằng tiền năm 2015 là 920.360 đồng tăng 44.487 đồng tương ứng 5,07% so với năm 2014. Chi phí khác bằng tiền tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0.04 đồng tương ứng 2,72% so với năm 2014.
Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là do chi phí lương NV QLDN tăng, do yếu tố chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu chi phí quản lý doanh nghiệp.
• Nguyên nhân của sự biến động các yếu tố chi phí này:
-Chi phí nhân công tăng do đơn giá tiền lương của NV QLDN tăng.
• Biện pháp khắc phục:
-Cắt giảm nhân viên không có trình độ quản lý, tuyển nhân viên có năng lực, có trình độ để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, quản trị kinh doanh của công ty.
-Giảm bớt chi phí mua ngoài bằng cách quản lý chặt chẽ khoản chi phí này.
Tóm lại, việc xác định các khoản mục chi phí cũng như việc xem xét các
công ty nắm bắt được một cách khái quát tình hình chi phí cũng như các chỉ tiêu cần thiết cho việc ra quyết định về qunr lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh cũng như huy động vốn trong quá trình cung cấp dịch vụ được thuận lợi và dễ dàng hơn.