Sự ô nhiễm môi trường nước [8], [9]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG PHÚ LỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ (Trang 22 - 26)

1.2.1. Khái niệm

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.

1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm 1.2.2.1. Nguồn tự nhiên

Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công

nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, ao hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ.

1.2.2.2. Nguồn nhân tạo

Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư; khu công nghiệp; hoạt động giao thông vận tải; thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp vào môi trường nước.

• Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.

Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.

Hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước thải sinh hoạt làm tăng lượng tiêu thụ oxi hòa tan nên gây thiếu hụt oxi của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.

Hàm lượng amoni, photpho trong nước thải sinh hoạt quá cao ( thông thường là khi hàm lượng nitơ (N- NH4+) lớn hơn 500 àg/l và photpho (P- PO43) lớn hơn 20 àg/l trong nước) dẫn đến hiện tượng phỳ dưỡng hoỏ. Hiện tượng phú dưỡng hoá là sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra.

Hàm lượng dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt cao gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt. Nước thải sinh hoạt luôn gây ra những mùi khó chịu, nếu lâu ngày không được xử lý hoặc không được thoát thì mùi càng trở nên nồng nặc hơn.

• Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp. Thành phần nước thải công nghiệp không ổn định và có tính nguy hại cao.

Trong nước thải sản suất công nghiệp được chia ra làm 2 loại:

+ Nước thải sản xuất bẩn là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, quá trình sinh hoạt của công nhân viên, nước từ vệ sinh toilet. Loại nước này chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn…

+ Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch và có thể tái sử dụng trong sản xuất.

Nước thải công nghiệp rất đa dạng về lượng cũng như tính chất, nó tùy thuộc vào các yếu tố như: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ, công suất hoạt động,…

• Nước chảy tràn

Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường xá,…là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào các yếu tố như: cường độ mưa, thời gian mưa, đặc điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không khí…

• Nước thải nông nghiệp

Nước thải nông nghiệp phát sinh chủ yếu là do hoạt động chăn nuôi và trồng trọt.

+ Hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm thường do chất hữu cơ cao; chất dinh dưỡng: hàm lượng nitơ, photpho cao.

+ Hoạt động trồng trọt gây ô nhiễm do bón phân, sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật…

• Hoạt động của tàu thuyền

Hoạt động của tàu thuyền trên sông gây ô nhiễm dầu do rò rỉ đường ống, súc rửa tàu, do sự cố tai nạn tràn dầu, do nạp và tháo nước dằn tàu và sinh hoạt của con người trên tàu thuyền.

1.2.3. Hậu quả của sự ô nhiễm nước

Sự ô nhiễm nước làm suy giảm chất lượng nước hàm lượng oxi hòa tan DO giảm; nhu cầu oxi sinh học BOD, nhu cầu oxi hóa học COD cao; hàm lượng chất rắn lơ lửng SS cao; cản trở khuếch tán của ánh sáng vào nước gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp của thủy sinh trong nước, làm gia tăng hoạt động phân hủy yếm khí các chất hữu cơ của vi sinh vật kị khí gây mùi hôi thối.

Hàm lượng kim loại nặng, các chất vô cơ cao hay nhiệt độ của nước tăng làm hoạt động của vi sinh vật trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm quá trình làm sạch nước tự nhiên.

Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như viêm da, tiêu hóa, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Theo đánh giá của Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.

Ngoài ra, ô nhiễm nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trông thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…

1.3. Hệ thống sông ngòi ở Việt Nam và Thành phố Đà Nẵng [1], [2], [5],

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG PHÚ LỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w