Trong đề tài này, tôi tiến hành phân tích mẫu nước sông Phú Lộc được lấy ở 3 khu vực trên sông Phú Lộc cụ thể như sau:
+ Mẫu 1: Tại cửa sông Phú Lộc ở cầu Phú Lộc trên đường Nguyễn Tất Thành.
+ Mẫu 2: Tại sông Phú Lộc khu vực giao nhau đường Yên Khê 1 và Dũng Sĩ Thanh Khê.
+ Mẫu 3: Tại sông Phú Lộc khu vực giao nhau đường Yên Khê 1 và Lý Thái Tông.
Sau đây là sơ đồ lấy mẫu nước sông Phú Lộc và hình ảnh thực tế địa điểm lấy mẫu:
Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu nước sông Phú Lộc
Hình 3.2. Vị trí lấy mẫu 1
Hình 3.3. Vị trí lấy mẫu 2
Hình 3.4. Vị trí lấy mẫu 3 3.2. Kết quả khảo sát
3.2.1. Kết quả khảo sát chỉ tiêu pH
Chỉ tiêu pH được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chỉ tiêu pH mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt STT Thời gian
Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 6,5 6,5 6,8
5,5 - 9
2 Mẫu 2 6,0 6,5 6,8
3 Mẫu 3 6,9 6,8 7,1
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3.5: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu pH mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
* Nhận xét:
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT tất cả các khu vực nghiên cứu của sông Phú Lộc có độ pH đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1 (từ 5,5 – 9). Độ pH trên thích hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật.
Theo thời gian, độ pH ở đợt 3 có độ pH trung bình cao nhất, đợt 1 có độ pH trung bình thấp nhất. Độ pH trong đợt 1 thấp nhất có thể do quá trình phân hủy chất hữu cơ, hô hấp của vi sinh vật tăng lên giải phóng ra nhiều CO2, CO2 phản ứng với nước tạo ra H+ và HCO3- làm giảm pH của nước.
Theo không gian, mẫu 2 có độ pH trung bình thấp nhất trong 3 mẫu vì nằm gần khu vực tiếp nhận nước thải từ cống thải của trạm xử lí nước thải sông Phú Lộc.
3.2.2. Kết quả khảo sát chỉ tiêu chất rắn lơ lửng (SS)
Chỉ tiêu SS được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.2 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chỉ tiêu SS mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
Đơn vị: mg/l ST
T
Thời gian Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 40 50 75
2 Mẫu 2 30 97 88 50
3 Mẫu 3 45 101 120
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu SS mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
* Nhận xét:
Qua các đợt khảo sát, hàm lượng SS tăng dần qua từng đợt và cao nhất ở đợt 3. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT đợt 2 và 3 có giá trị trung bình hàm lượng SS đều vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1; đợt 2 vượt tiêu chuẩn 1,28 – 2,4 lần và đợt 3 vượt tiêu chuẩn 1,16 – 2,02 lần. Đợt 1 có giá trị trung bình hàm lượng SS đạt tiêu chuẩn và có hàm lượng thấp nhất là do thời điểm lấy mẫu có diễn ra trận mưa kéo dài suốt từ ngày hôm trước làm cho nước sông bị pha loãng nhiều.
Theo không gian, hầu hết các địa điểm nghiên cứu có hàm lượng SS đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Riêng các vị trí mẫu 1 ( đợt 1, 2), mẫu 2 (đợt 1) và mẫu 3 (đợt 1) có hàm lượng SS đạt tiêu chuẩn. Mẫu 3 có hàm lượng SS trung bình cao nhất do nằm gần trạm xử lí nước thải Phú Lộc và mực nước ở đây rất thấp;
mẫu 1 có hàm lượng SS trung bình là thấp nhất.
3.2.3. Kết quả khảo sát chỉ tiêu độ cứng
Chỉ tiêu độ cứng được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.3 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
Đơn vị: mgCaCO3/l STT Thời gian
Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 320,00 585,71 373,50
2 Mẫu 2 720,00 315,38 664,00 -
3 Mẫu 3 520,00 273,33 747,00
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu SS mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
* Nhận xét:
Qua các đợt khảo sát, độ cứng của nước sông Phú Lộc đều vượt quá 300mgđl/l do đó nước sông Phú Lộc thuộc loại nước rất cứng và không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn nước sạch.
Theo thời gian, độ cứng của nước sông Phú Lộc có giá trị trung bình cao nhất ở đợt 1, thấp nhất ở đợt 2. Theo không gian, độ cứng của nước sông Phú Lộc có giá trị trung bình cao nhất ở mẫu 2 và thấp nhất ở mẫu 1.
3.2.4. Kết quả khảo sát chỉ tiêu clorua (Cl -)
Chỉ tiêu Cl- được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.4 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chỉ tiêu Cl- mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
Đơn vị: mg/l STT
Thời gian Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
QCVN 08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 55,96 64,23 58,72
2 Mẫu 2 98,72 83,49 102,56 350
3 Mẫu 3 56,78 60,52 57,95
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hì nh 3.8: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu Cl- mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
* Nhận xét:
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT tất cả các khu vực nghiên cứu của sông Phú Lộc có hàm lượng Cl- đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1 (350mg/l).
Theo thời gian, giá trị trung bình hàm lượng Cl- cao nhất ở đợt 3 và đợt 1,2 bằng nhau. Theo không gian, hàm lượng Cl- ở mẫu 2 là cao nhất và thấp nhất ở mẫu 3.
3.2.5. Kết quả khảo sát chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học (COD)
Chỉ tiêu COD được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.5 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chỉ tiêu COD mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
Đơn vị: mg/l
STT Thời gian Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 75,6 78,8 68,4
2 Mẫu 2 105,7 115,2 108,4 30
3 Mẫu 3 126,8 97,6 96,9
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu COD mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp
* Nhận xét:
Qua các đợt khảo sát, hàm lượng COD xu hướng tăng dần qua từng đợt và cao nhất ở đợt 3. So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT tất cả các đợt đều có giá trị trung bình hàm lượng COD đều vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1 (30mg/l); đợt 1 vượt tiêu chuẩn 2,25 – 4,23, đợt 2 vượt tiêu chuẩn 2,62 – 3,84 lần và đợt 3 vượt tiêu chuẩn 2,28 – 3,61 lần. Sự tăng dần hàm lượng CODqua các đợt là do ảnh hưởng của khí hậu trong thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, dòng chảy trên sông giảm kéo theo khả năng tự làm sạch của nước giảm. Đồng tời độ pha loãng nước sông giảm do lượng mưa giảm dần chuyển sang mùa khô nên hàm lượng CODtrong nước tăng.
Hàm lượng CODở mẫu 2 có giá trị cao nhất và mẫu 1 có giá trị thấp nhất. Vị trí mẫu 2 nằm gần miệng cống xả nước thải của trạm xử lí nước thải Phú Lộc nên hàm lượng chất hữu cơ cao, vị trí mẫu 1 có
hàm lượng COD thấp do tại đây có hàm lượng DO cao hơn vị trí khác tạo điều kiện thuận lợi để oxi hóa các chất hữu cơ.
3.2.6. Kết quả khảo sát chỉ tiêu nitơ (NO3-)
Chỉ tiêu NO3- được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.6 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chỉ tiêu NO3- mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
Đơn vị: mg/l STT Thời gian
Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 0,3 0,49 0,38
10
2 Mẫu 2 0,15 0,22 0,29
3 Mẫu 3 0,2 0,19 0,11
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3.10: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu NO3- mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
* Nhận xét:
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT tất cả các khu vực nghiên cứu của sông Phú Lộc có hàm lượng NO3- đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1 (10mg/l).
Theo thời gian, giá trị hàm lượng NO3- ở các đợt lấy mẫu có giá trị trung bình cao nhất ở đợt 2 và thấp nhất ở đợt 1 là do thời tiết chuyển từ mùa mưa sang mùa khô làm độ pha loãng của nước giảm dẫn đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước tăng theo đợt lấy mẫu.
Theo khụng gian, giỏ trị hàm lượng NO3- ở mẫu 1 cao rừ rệt so với mẫu 2 và mẫu 3 và thấp nhất ở mẫu 3. Giỏ trị hàm lượng NO3- ở mẫu 1 (đợt 2 và đợt 3) cao rừ rệt so với giỏ trị NO3- ở cỏc mẫu khỏc cú thể do vị trí này nằm gần cửa cống xả nước thải của trạm xử lí nước thải Phú Lộc và khu chợ hải sản.
3.2.7. Kết quả khảo sát chỉ tiêu nitơ (NH4+)
Chỉ tiêu NH4+được xác định theo qui trình trình bày ở mục 2.2.2.3 qua 3 đợt lấy mẫu, sau đây là kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 3.7 và biểu đồ dưới đây:
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chỉ tiêu NH4+ mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
Đơn vị: mg/l STT Thời gian
Địa điểm
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN
08:2015/
BTNMT CỘT B1
1 Mẫu 1 0,92 2,47 2,28
2 Mẫu 2 1,98 3,15 3,42 0,9
3 Mẫu 3 2,15 3,05 3,17
Từ các số liệu thu được trong bảng số liệu ta biểu diễn trên đồ thị như sau:
Hình 3.11: Biểu đồ đánh giá chỉ tiêu NH4+ mẫu nước sông Phú Lộc qua 3 đợt
* Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, giao thông thủy hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
* Nhận xét:
So sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT tất cả các khu vực nghiên cứu của sông Phú Lộc có hàm lượng NH4+ có xu hướng tăng theo các đợt lấy mẫu do sự chuyển tiếp khí hậu từ mùa mưa sang mùa khô và đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1 (0,9mg/l). Giá trị hàm lượng NH4+ ở đợt 1 vượt tiêu chuẩn 1,02 – 2,39 lần , đợt 2 vượt 2,74 – 3,5 lần , đợt 3 vượt 2,53 – 3,8 lần.
Theo không gian, tại vị trí lấy mẫu 2 có giá trị NH4+ cao nhất và vị trí mẫu 1 là thấp nhất. Nguyên nhân là do vịt rí mẫu 2 nằm gần khu dân cư, khu chợ hải sản và của cống xả thải của trạm xử lí nước thải Phỳ Lộc nờn hàm lượng NH4+ cao rừ rệt cũn vị trớ mẫu 1 ở gần cử sụng nờn hàm lượng chất ụ nhiễm đó giảm nhiều theo chiều dài dòng chảy của sông.