9. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần
1.2. Thực trạng chất lượng dạy học thực hành môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo
viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm
1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công tác giảng dạy môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm
Thuận lợi:
Trung tâm Giáo dục quốc phòng Huế được thành lập ngày 19/11/1997, trãi qua hơn 18 năm hình thành và phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học ngày một được nâng lên. Việc giảng dạy môn học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh được Ban Giám đốc Trung tâm, các phòng khoa chức năng quan tâm. Bởi vì nội dung điều lệnh được áp dụng cho sinh viên nhằm mục đích rèn luyện cho người học có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong linh hoạt khẩn trương, nghiêm túc, chấp hành tốt nội quy , quy định khi học tập và sinh hoạt tại Trung tâm.
Trung tâm có đội ngũ giảng viên là sĩ quan biệt phái trực tiếp làm công tác quản lý và giảng dạy đây là lực lượng chủ yếu trong việc giảng dạy môn điều lệnh cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh, do có nhiều năm kinh nghiệm trong môi trường quân đội và đặt biệt là việc huấn luyện điều lệnh, ngoài ra còn có một số giảng viên viên dân sự tốt nghiệp ngành đào tạo giáo viên GDQPAN, đây là những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại Trung tâm. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Trung tâm đã cử 9 giảng viên đi đào tạo văn bằng 2 tại các cơ sở đào tạo trong cả nước (7 đồng chí tại
Trường Đại học Chính trị, 2 đồng chí tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn). Năm 2015 tiếp tục cử 7 đồng chí giảng viên tạo nguồn học văn bằng 2 tại trường đại học Vinh. Qua thời gian học tập nên đội ngũ giảng viên đã có những bước tiến đáng kể về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực trình độ chuyên môn. Đội ngũ giảng viên giảng vừa tâm huyết với nghề vừa nhiệt tình với sinh viên. Trong giảng dạy đã truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm trong thực tiễn khi giảng dạy và trong môi trường quân sự, trong quá trình luyện tập chỉ dẫn cho sinh viên những chi tiết, cử động dù là nhỏ nhất giúp cho các em đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập cũng như công tác giảng dạy sau này.
Trong quá trình giảng dạy đội ngũ giảng viên đã sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau đã tạo cho sinh viên hứng thú trong học tập, do đó kết quả mụn học qua từng năm học được nõng cao rừ rệt.
Bên cạnh đó: do sinh viên là đối tượng đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh và sau này là những giáo viên tương lai cho nên trong quá trình học tập rất nghiêm túc, luyện tập tích cực đây là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì quá trình dạy học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm còn gặp một số khó khăn nhất định:
Đối tượng đào tạo giáo viên GDQPAN là sinh viên của hai trường Đại học sư phạm và Khoa giáo dục thể chất, do trình độ sinh viên chưa đồng đều, khác nhau về chuyên ngành học cũng anh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học môn điều lệnh.
Sinh viên về học tại Trung tâm trong vòng 1 năm, lượng kiến thức nhiều cho nên dẫn đến nội dung môn học phân tán cũng ảnh hưởng đến kết quả môn học, mặt khác có một số bộ phận sinh viên thiếu ý thức trong việc học tập, không hiểu hết tâm quang trọng của môn học.
Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn không đồng đều, và được đào tạo trong hai môi trường khác nhau nên đôi lúc phương pháp giảng dạy cũng khác nhau cũng ảnh hưởng đến nhận thức và kết quả học của sinh viên cũng khác nhau.
Cán bộ quản lý do vừa làm công tác quản lý và vừa thực hiên công tác giảng dạy cho nên đôi lúc chưa quan tâm sát sao đến chất lượng học tập của sinh viên.
Do thời thiết ở miền trung khắc nghiệt, mưa nhiều nên cũng ảnh hưởng đến việc dạy và học các nội dung học thực hành nói chung và ảnh hưởng đến việc dạy và học môn điều lệnh nói riêng.
1.2.2. Thực trạng chất lượng dạy học thực hành môn điều lệnh đội ngũ từng nguời không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm
Để đánh giá thực trạng chất lượng DHTH môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh đào tạo giáo viên GDQPAN tại Trung tâm..hiện nay, chúng tôi dùng hai mẫu phiếu điều tra với 22 cán bộ quản lí và GV và 142 SV. Khi xử lý số liệu, chúng tôi đã tách riêng kết quả từng đối tượng để phân tích đánh giá. Ngoài ra còn tiến hành trao đổi trực tiếp, quan sát các buổi dạy học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm để đảm bảo độ chính xác nhất:
Phiếu điều tra bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Nhận thức về vị trí và vai trò của môn học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh
Nội dung dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh.
Hình thức dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh.
Phương pháp dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh.
Tổ chức dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh.
1.2.2.1. Nhận thức về vị trí và vai trò của môn học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh
Chúng tôi đã tiến hành trao đổi trực tiếp và thu thập thông tin qua phiếu điều tra về tầm quan trọng của việc dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm hầu hết GV và SV đều khẳng định: việc học môn điều lệnh đội ngũ từng người không
có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm là rất cần thiết trong quá trình học tập đó là một yêu cầu tất yếu. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Nhận thức về tầm quan trọng của môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh
tại Trung tâm
MỨC ĐỘ GV SV
SL % SL %
Rất cần thiết 22/22 100 130/142 91,55
Cần thiết 0 0 12/142 08,45
Không cần thiết 0 0 0 0
Như vậy khụng những chỉ đội ngũ GV mà ngay cả SV cũng nhận thức rất rừ về tầm quan trọng của việc học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng.
Đây là một trong những yếu tố và nền tảng để có ý thức hơn trong việc học.
Gắn liền với sự nhận thức về tầm quan trọng của việc học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm, chúng tôi đã khảo sát sinh viên về mục đích học môn học này:
Bảng 2. Các mục đích học tập môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của SV (Khảo sát SV)
Mục đích Số lượng %
1. Đáp ứng với yêu cầu của giảng viên 15/142 10,56
2. Đạt kết quả cao trong học tập 33/142 23,24
3. Phục vụ công tác giảng dạy sau này 65/142 45,78
4. Hoàn thiện kỷ năng, kỷ xảo, chủ động trong học tập 26/142 18,31
5. Ý kiến khác 3/142 2,11
Từ kết quả trên cho thấy, đa số SV đã thấy được sự cần thiết của việc học môn điều lệnh đội ngũ từng nguời không có súng đối với bản thân, có động cơ mục đích học tập đúng đắn. Việc học môn điều lệnh đôi ngũ là nhằm hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo, đặt biết rèn luyện tác phong trong học tập cũng như công tác. Song còn một bộ phận không nhỏ SV nhận thức chưa đầy đủ vai trò của môn học vì vậy vẫn chưa chủ động trong quá trình học tập cũng như việc rèn luyện để nâng cao chất lượng của môn học.
Qua phỏng vấn trực tiếp một số SV thì mức độ nhận thức của các em về vai trò,
ý nghĩa của việc học kỹ thuật bắn súng tiêu liên AK cũng ở những mức độ khác nhau:
Sinh viên Nguyễn Văn Dương - sinh viên lớp K2 (đào tạo giáo viên GDQPAN song ngành) cho rằng: “ Việc học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng giúp cho bản thân rèn luyện được tác phong nghiêm túc, khắc phục những cử chỉ, tác phong cẩu thả trước đây, và thông qua việc học điều lệnh bổ sung cho em nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy, đó là nền tảng giúp cho bản thân phục vụ trong công tác giảng dạy sau này được tốt hơn”
Sinh viên Trần Thị Lài - sinh viên lớp K2 (đào tạo giáo viên GDQP-AN song ngành) cho rằng: “ Sau khi học xong môn điều lệnh giúp cho em tự tin hơn khi đứng lớp, có tác phong vững vàng hơn, khả năng điều hành chỉ huy tốt hơn. Ngoài ra giúp cho em nắm vững những kiến thức và phương pháp giảng dạy để phục vụ công tác giảng dạy sau này”
Như vậy, SV đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho bản thân. Nhưng phần lớn các em mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của môn học điều lệnh đối với hiệu quả học tập trước mắt mà không thấy được hiệu quả lâu dài của môn học này.
Để có cái nhìn khách quan và chính xác hơn chúng tôi lập phiếu điều tra đối với đội với đội ngũ giảng viên thì chúng tôi thấy thái độ và ý thức của sinh viên vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện qua phiếu điều tra khảo sát như sau:
Bảng 3: Nhận xét của thầy(cô) về ý thức, thái độ học tập của sinh viên Nhận xét của giảng viên Số lượng Tỉ lệ
Chăm chỉ, tự giác 0/15 0
Có ý thức tự học nhưng chưa chăm chỉ 17/22 77,27
Đối phó thụ động 5/22 22,73
Ý kiến khác 0/15 0
Qua điều tra chúng ta thấy có 17 cán bộ quản lí và GV cho rằng sinh viên học có ý tứ tự học nhưng chưa chăm chỉ chiếm 77,27%, và có 5 cán bộ quản lí và GV cho rằng sinh viên học chỉ để đối phó thụ động chiếm 22,73%. Thái độ và ý thức của sinh viên trong quá trình học tập có ý nghĩa quang trọng để nâng cao chất lượng dạy và học, vì vậy để nâng cao ý thức và thái độ của sinh viên chúng ta cần phải thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẽ các em trong quá trình dạy học, ngoài ra mỗi một
cực, tự giác của sinh viên trong quá trình học tập.
1.2.2.2. Nội dung dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm
Chương trình, giáo trình nội dung môn học là yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập của SV vì nó ảnh hưởng lớn đến sự hứng thú, tính tích cực học tập của các em. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến SV về vấn đề này.
Bảng 4. Nội dung môn học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm(Khảo sát SV)
Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
SL 103 35 4
% 72,53 24,65 2,82
Qua khảo sát 142 sinh viên: chúng tôi đã nhận thấy rằng có 72,53%SV cho rằng nội dung của môn học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng là rất phù hợp, 24,65% cho rằng phù hợp, và có 2,82% cho rằng nội dung chưa phù hợp
Bảng 5. Nội dung học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm (khảo sát GV)
Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp,
SL 6 16 0
% 27,27 72,73 0
Về cơ bản, nội dung giảng dạy của các học phần tại Trung tâm được xây dựng dựa trên các chương trình do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Tuy nhiên một số nội dung giáo trình hiện nay chưa thực sự thiết thực, chưa phù hợp, chậm cập nhật tài liệu mới, chưa thực tế. Ngoài ra, cơ cấu chương trình chưa thực sự hợp lý, một số ít GV đang phải sử dụng các chương trình, giáo trình chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau.
Kết quả nêu trên cho thấy rằng chương trình, giáo trình nội dung được sử dụng ở Trung tâm còn nhiều bất cập. Do vậy cần được lãnh đạo Trung tâm chú ý quan tâm để có những biện pháp khắc phục, kịp thời điều chỉnh và nghiên cứu biên soạn lại cho phù hợp với tình hình mới.
1.2.2.3. Hình thức dạy học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng cho sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm
Thông qua việc xây dựng kế hoạch học tập của Trung tâm thì việc bố trí thời gian hợp lý, khoa học và các hoạt động học tập bổ ích sẽ dẫn đến việc hứng thú, say
mê của người học. Tuy nhiên vấn đề then chốt vẫn là SV phải tự lựa chon phương pháp khoa học. Thực tế hiện nay đối với sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm việc lựa chọn hình thức và phương pháp học môn điều lệnh đội ngũ từng người không có súng đạt được kết quả cao là một vấn đề hết sức khó khăn, bởi vì đây là lần đầu tiên các em làm quen với môi trường quân đội, biết bao sự bỡ ngỡ.
Chính điều này làm cho sinh viên lựa chọn hình thức học còn mang tính cảm giác, chưa hợp lí. Điều này thể hiện qua quá trình khảo sát.
Bảng 6. Các hoạt động học tập và mức độ thực hiện (Khảo sát đối tượng SV) TT Mức độ thực hiện
Hình thức tự học
Thường
xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL %
1 Nghiên cứu tài liệu, giáo trình
tham khảo 101/142 71,1
3 41/142 28,8
7 0 0
2
Tự rèn luyện thêm chuyên môn, kỹ năng, động tác trong giờ nghỉ giải lao
110/142 77,4
6 30/142 21,1
3 2/142 1,41 3 Tham gia luyện tập, học hỏi bạn
bè trong giờ lên lớp 90/142 63,3
8 48/142 33,8
0 4/142 2,82 4 Tham khảo ý kiến từ những
người có kinh nghiệm 65/142 45,7
7 72/142 50,7
1 5/142 3,52 Bên cạnh việc đánh giá từ phía SV, để có cái nhìn đa chiều hơn, chúng tôi cũng đã khảo sát ý kiến từ phía các cán bộ quản li và GV về hoạt động học tập điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của sinh viên đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm.
Bảng 7. Đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng của sinh viên (Khảo sát GV)
TT Mức độ Hoạt động
Tốt Khá T. Bình Chưa có
SL % SL % SL % SL %
1 Chuẩn bị nội dung trước khi lên
lớp 3 13,6
4 17 77,2
7 2 9,09 0 0
2
Tự rèn luyện thêm chuyên môn, kỹ năng trong giờ nghỉ giải lao và ngoài giờ học
0 0 12 54,5
5 7 31,8
2 3 13,6
3
trong giờ học 2 4 4
Tìm hiểu thêm tư liệu học tập thông qua các kênh khác ngoài bài học trên lớp
0 0 10 45,4
5 5 22,7
3 7 31,8
2 5 Học hỏi từ những người có kinh
nghiệm 0 0 7 31,8
2 10 45,4
5 5 22,7
3 6 Tham gia các buổi nói chuyện,
sinh hoạt chuyên đề, giao lưu 0 0 6 27,2
7 10 45,4
6 6 27,2
7 Sau khi xử lý số liệu điều tra, chúng tôi có thể nhận thấy SV thường sử dụng nhiều hình thức học môn học điều lệnh đội ngũ từng người không có súng là khác nhau. Trong đó, với 98,59% các em sử dụng hình thức tự rèn luyện thêm chuyên môn, kỹ năng trong giờ nghỉ giải lao, Thời gian nghỉ giải lao lại ít nên việc vận dụng thời gian này của các em không nhiều, đặc biệt còn trên 1,41% số SV chưa bao giờ thực hiện hình thức này.
Với hình thức tự nghiên cứu tài liệu, giáo trình tham khảo, các kênh khác ngoài bài học trên lớp như các tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử, các tác phẩm lịch sử truyền thống … nhằm giúp các em có kiến thức toàn diện hơn về môn học cũng chỉ được SV sử dụng thỉnh thoảng là chủ yếu. Đối với sự đánh giá từ phía các cán bộ quản lí và GV thì có đến 45,45% cho rằng SV sử dụng hình thức này ở mức khá, có 22,73% cán bộ quản lí và GV đánh giá hoạt động này của SV ở mức trung bình, đặc biệt có đến 31,82% cán bộ quản lí và GV cho rằng SV chưa có thực hiện hình thức này.
Từ số liệu khảo sát đã mang lại một thực tế cơ bản sinh viên đã chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp, số khác 41 SV chiếm hơn 28,87% thì thỉnh thoảng mới chuẩn bị bài. Kết quả đó cũng tương ứng với sự đánh giá của cán bộ quản lí và GV vì chỉ có 13,64% cho rằng SV đã có sự chuẩn bị tốt nội dung bài học trước khi lên lớp, 77,27% ở mức khá và có đến 9,09% nhận xét là SV chưa thực hiện hình thức này.
Bên cạnh các hình thức tự học trên, tại Trung tâm GDQP Huế còn có một hình thức hoạt động học khác đó là SV tham khảo thêm thông tin, kiến thức từ những người có kinh nghiệm, có chuyên môn sâu đó là các đồng chí GV lâu năm, các đồng chí sĩ quan quân đội. Kết quả cho thấy có 50,71 %SV thỉnh thoảng có tham khảo ý kiến và đáng quan tâm là có đến 3,52% SV không thực hiện hình thức này. Khi kiểm chứng qua ý kiến từ cán bộ quản lí và GV thì kết quả cũng tương ứng