Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THỂ PHONG HÀN THẤP TÝ BẰNG BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM DỰA TRÊN CHỈ SỐ RITCHIE (Trang 20 - 24)

1.1. QUAN NIỆM VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 1. Tình hình VKDT ở Việt Nam và Thế giới

1.2.5. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Khi chữa bệnh phương pháp chung là khu phong tán hàn trừ thấp, căn cứ vào sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp mà cho thuốc chữa phong là chính, hàn là chính hay thấp là chính. Ngoài ra cần phân biệt bệnh mới mắc hay đã tái phát nhiều lần, nếu mới mắc thì lấy trừ tà làm chính, nếu lâu ngày vừa phù chính (bổ can, thận, khí, huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và cố tật sau này [30].

1.2.5.1. Châm cứu

* Định nghĩa: Châm cứu là phương pháp vật lý tác động vào huyệt trên hệ thống kinh lạc, có tác dụng cơ bản là điều hòa cân bằng âm dương, điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc để điều trị bệnh tật [13],[22],[28],[34].

* Cơ chế tác dụng của châm cứu [6],[7],[17]: Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Căn cứ vào vị trí tác dụng của nơi châm cứu người ta đưa ra 3 loại phản ứng:

Phản ứng tại chỗ: Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ…;

những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt độ tăng, sự tăng bạch cầu…làm thay đổi tính chất tổn thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau...; là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hoặc xung quanh nơi có thương tổn, tương ứng với việc dùng các thống điểm, thiên ứng huyệt hay a thị huyệt.

Phản ứng tiết đoạn: Khi nội tạng có tổn thương thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó. Ngược lại, nếu có những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng cùng tiết đoạn đó. Nó giúp giải thích phương pháp dùng các du huyệt và các mộ huyệt của y học cổ truyền.

Phản ứng toàn thân: Khi điều trị dùng các huyệt không ở cùng vị trí nơi đau và cũng không cùng tiết đoạn thần kinh với cơ quan bị bệnh. Huyệt này có tác dụng toàn thân, thông qua phản ứng toàn thân để điều trị bệnh. Phản ứng toàn thân này liên quan đến hoạt động của vỏ não.

Châm cứu ngoài liên quan tới hoạt động của vỏ não còn gây ra những biến đổi về thể dịch và nội tiết, thay đổi các chất trung gian hóa học…làm tăng bạch cầu, tiết ACTH, tăng kháng thể.

Mục đích của châm cứu là nhằm điều khí, đưa sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng. Người xưa đã dùng tay để vê kim nhằm bổ hay tả. Qua thực tế lâm sàng nếu vê tay thì sự điều khí không mạnh không nhanh, không sớm đưa sự vận hành của khí trở về trạng thái thăng bằng. Mặt khác vê kim bằng tay còn làm cho bệnh nhân đau đớn. Do đó mà phương pháp điện châm ra đời khắc phục được những nhược điểm trên khi vê kim bằng những xung điện [].

Điện châm là một phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm (một ứng dụng về điện trong y học). Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm ức chế cơn đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [34].

- Phác đồ điều trị VKDT bằng châm cứu của tác giả Vũ Thường Sơn ở chi trên gồm Hợp cốc, Ngoại quan, Lao cung, Bát tà, Kiên ngung, Kiên trinh, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý. Chi dưới gồm Độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết hải, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Thân mạch, Tam âm giao, Thái xung [40]. Phác đồ điều trị đang được áp dụng tại Khoa YHCT - Trường Đại học Y Hà Nội, ngoài các huyệt tại chỗ và lân cận khớp còn có các huyệt có tác dụng toàn thân như Phong trì, Phong môn, Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải, Hợp cốc, Tỳ du, Thái khê [30]

Tác dụng của một số huyệt toàn thân như sau:

- Hợp cốc (Kinh Thủ dương minh Đại trường): Vị trí ở trên mu bàn tay, giữa 2 xương đốt ngón tay 1 và 2, gần điểm giữa bên quay của xương đốt bàn tay 2. Tác dụng phát biểu, khu phong, trấn thống,.

- Phong môn (Kinh Túc thái dương Bàng quang): Vị trí ở mỏm gai đốt sống lưng 2 (D2) đo ngang ra 2 bên 1,5 thốn. Tác dụng khu phong tà, giải biểu.

- Phong trì (Kinh Túc thiếu dương Đởm): Có vị trí từ xương chẩm C1 đo ngang ra ngoài 2 thốn, huyệt ở chỗ lừm phớa ngoài cơ thang, phớa trong cơ ức đũn chũm. Tác dụng khu phong, giải biểu, sơ tà khí.

- Huyết hải (Kinh Túc thái âm Tỳ): Cách xác định vị trí là gấp đầu gối 90°, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn đo vào trong 2 thốn là huyệt. Tác dụng điều huyết, tuyên thông hạ tiêu.

- Túc tam lý (Kinh Túc dương minh Vị): Có vị trí ở dưới gối 3 thốn, cách mào chày một khoát ngón tay trỏ. Tác dụng khu phong hóa thấp, điều lý tỳ vị, thông kinh lạc, phù chính khí.

- Thái khê (Kinh Túc thiếu âm Thận): Sau mắt cá trong 0,5 thốn. Tác dụng hóa thấp trệ, thanh vị nhiệt, trợ tỳ khí, định thần chí.

- Tam âm giao (Kinh Túc thái âm Tỳ): Vị trí ở sát bờ sau trong xương chày, từ đỉnh cao nhất mắt cá trong đo lên 3 thốn. Tác dụng bổ âm, kiện tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, sơ can, ích thận.

1.2.5.2. Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang (Bị cấp thiên kim yếu phương) [11]

* Cấu tạo bài thuốc:

Độc hoạt 12g Tang ký sinh 16g Ngưu tất 12g

Tần giao 12g Phòng phong 12g Tế tân 6g Đỗ trọng 8g Đương quy 8g Quế tâm 8g Đảng sâm 12g Thục địa 12g Bạch thược 12g Phục linh 10g Chích cam thảo 4g

* Công dụng: Khu phong thấp, chỉ thống tý, ích can thận, bổ khí huyết.

* Chủ trị: Chữa đau các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can thận hư và khí huyết hư. Các vị thuốc trong bài thuốc vừa trị tiêu vừa trị bản, vừa có tác dụng phù chính vừa khu tà, thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý [11],[12],[33],[41]

* Phân tích bài thuốc [11],[12]:

+ Độc hoạt, Tang ký sinh: Khu phong hàn thấp ở hạ tiêu và gân xương là chủ dược. Tế Tân để tán phong hàn ở kinh âm và chỉ đau; Phòng phong để khu phong nhằm thắng thấp; Tần giao nhằm trừ phong thấp, thư cân; Ngưu tất, Đỗ trọng: Trừ phong thấp kiêm bổ can thận; Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa: Bổ huyết, hoạt huyết; Đẳng sâm, Phục linh ích khí kiện tỳ; Quế chi: Ôn thông huyết mạch; Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

+ Bài thuốc này vừa trị tiêu, vừa trị bản, vừa có tác dụng là phù chính khu tà, là một bài thuốc thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý [11], [41].

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THỂ PHONG HÀN THẤP TÝ BẰNG BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM DỰA TRÊN CHỈ SỐ RITCHIE (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w