4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo chỉ số Ritchie
Đau nhức là triệu chứng thương gặp ở bệnh nhân, đây chính là lý do khiến bệnh nhân vào viện. Đau thường khởi phát vào nửa đêm đến gần sáng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, lao động của người bệnh. Đau trong VKDT chủ yếu là do viêm, khi bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc ĐHTKS kết hợp Điện châm thì triệu chứng đau khớp của bệnh nhân được cải thiện khá nhanh, điều này được thể hiện qua chỉ số Ritchie.
Chỉ số Ritchie là chỉ số đã được sử dụng trên lâm sàng từ lâu để đánh giá mức độ đau của bệnh VKDT. Chỉ số này được tính điểm dựa vào việc đánh giá mức độ đau của bệnh nhân ở 26 vị trí khớp dưới một áp lực nhất định đè nén lên khớp.
Chỉ số Ritchie là tổng điểm của các khớp cộng lại, tối đa là 78 điểm, tối thiểu là 0 điểm. Phương pháp đánh giá này đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hành trong điều trị và thử nghiệm lâm sàng. Chỉ số này còn là một tiêu chí đánh giá mức độ hoạt động của bệnh VKDT theo EULAR. Như vậy chỉ số Ritchie không chỉ đánh giá mức độ nặng nhẹ mà còn đánh giá sự tiến triển của bệnh [2].
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số Ritchie trung bình trước điều trị là 14,28 ± 2,6 điểm. Sau 21 ngày điều trị, chỉ số Ritchie giảm nhiều so với khi vào viện. Chỉ số Ritchie trung bình sau 21 ngày điều trị giảm còn 6,15 ± 2,47 điểm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này cho thấy phương pháp điều trị của chỳng tụi cú tỏc dụng giảm đau khớp rừ rệt trờn lõm sàng.
Kết quả của chúng tôi có phần cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Thường Sơn [40]: Sau khi điều trị điện châm chỉ số Ritchie trung bình trước điều trị là 12,32
± 2,49 điểm giảm còn 5,52 ± 1,30 điểm sau điều trị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này có thể giải thích rằng: Do trong phương pháp nghiên cứu của chúng tôi có sự kết hợp giữa bài thuốc ĐHTKS và Điện châm; còn nghiên cứu của Vũ Thường Sơn chỉ dùng một phương pháp Điện châm mà thôi.
Sự phối hợp giữa hai phương pháp điều trị trong nghiên cứu này của chúng tôi, có thể giải thích như sau:
• Về bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh:
Bài thuốc cổ phương ĐHTKS xuất phát từ Bị cấp thiên kim yếu phương đã được sử sụng rộng rãi trên lâm sàng. Theo YHCT bệnh tật sinh ra là do sự mất cân bằng Âm Dương. Khi chính khí của cơ thể suy yếu, tà khí lục dâm thừa cơ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Để điều trị bệnh thì cần tái lập sự cân bằng Âm Dương.
Muốn được như vậy thì thuốc đóng vai trò chính trong vấn đề này. Để làm sáng tỏ tác dụng của bài thuốc chúng tôi đi vào phân tích thành phần bài thuốc:
Bài thuốc này cấu trúc từ 2 nhóm thuốc :
+ Một nhóm có tác dụng lấy trừ tà làm chủ, bao gồm các vị Độc hoạt, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao, Phòng phong...có tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống. Các vị thuốc trên dùng phối hợp với nhau loại trừ được tà khí ra ngoài cơ thể làm cho khí huyết vận hành lưu thông, giảm bớt triệu chứng đau nhức. Sách Linh khu có ghi: “thông thì bất thống.
+ Một nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ: Đảng sâm, Bạch phục linh, Cam thảo, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên Khung thực chất là bài “Bát trân thang” bỏ đi Bạch truật, nên có tác dụng song bổ khí huyết. Trong đó đủ bài Tứ vật có tác dụng hoạt huyết với ý nghĩa: Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt. Ngoài ra, bài thuốc còn có các vị bổ can thận, mạnh gân cốt như Tang ký sinh, Đỗ Trọng, Ngưu tất. Chứng tý (Lịch tiết phong) là bệnh mạn tính, phong hàn thấp khí xâm nhập vào cơ thể lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các tạng tỳ, can, thận. Bệnh lâu ngày khí huyết hư cũng không nuôi dưỡng được can thận (can chủ cân, thận chủ cốt). Can huyết hư cân thiếu nhu nhuận dẫn đến co rút làm các khớp vận động khó khăn gây cứng khớp buổi sáng. ĐHTKS phối hợp các vị vừa điều trị, vừa dự phòng bệnh được lâu dài. Bệnh nhân được uống thuốc bổ khí huyết, bổ can thận phối hợp thì cân xương được nuôi dưỡng đầy đủ vận động linh lợi. Bài thuốc vừa có tác dụng phù chính khu tà vừa công vừa bổ phù hợp cho các bệnh mạn tính như VKDT [33].
• Về Điện châm:
Châm là một trong các phương pháp phòng và chữa bệnh cổ nhất, đơn giản nhất của YHCT phương Đông. Châm là phương pháp dùng kim châm vào huyệt.
Điện châm là phương pháp phối hợp tác dụng của châm và tác dụng của dòng xung điện phát ra từ máy điện châm.
Theo YHHĐ, châm là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới với một cường độ đủ mạnh nó sẽ ức chế ổ hưng phấn do tổn thương bệnh lý gây ra và tiến đến làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, do đó có tác dụng làm giảm đau, giải phóng sự co cơ. Ngoài ra châm còn gây ảnh hưởng đến sự vận mạch làm thay đổi tính chất tổn thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau. Điều này giải thích cơ chế giảm đau trên bênh nhân. Đồng thời kích thích của dòng xung điện cũng có tác dụng làm dịu và ức chế cơn đau [34].
Theo Thiên cửu châm thập nhị nguyên của sách Linh Khu: “Huyệt là nơi hoạt động thần khí ra vào, nó được phân bố khắp phần ngoài (biểu) cơ thể nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương”. Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt là nơi dinh khí, vệ khí hoạt động, nơi khí huyết của tạng phủ và kinh lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, tuần hoàn không ngừng, đi khắp mọi nơi để du thuận và nuôi dưỡng mọi hệ thống tổ chức của cơ thể, giúp cho âm dương thăng bằng, hư thực được điều hòa, kinh mạch thông, chính khí vượng, tà khí không xâm lấn vào cơ thể, giữ gìn cho cơ thể luôn ở trạng thái bình thường (thăng bằng âm dương). Điện châm tác động vào huyệt nhằm điều khí, hòa huyết (khí hòa thì huyết hòa) làm kinh mạch thông sướng, tuần hoàn không bị trở ngại, điều hòa và cân bằng âm dương, làm gân xương khỏe mạnh, các khớp linh lợi làm giảm đau, giảm cứng khớp [13],[19].
4.2.2. Tiến triển độ hồi phục VKDT dựa trên chỉ số Ritchie
Dựa vào mức độ tiến triển của các khớp đau và dựa trên chỉ số Ritchie, chúng tôi nhận thấy: Bài thuốc ĐHTKS kết hợp Điện châm mà chúng tôi nghiên cứu có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị VKDT, tốt nhất đối với các khớp nhỏ (khớp liên đốt ngón tay, ngón chân), còn đối với các khớp lớn hơn như khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu mà đã chuyển sang giai đoạn II thì kết quả điều trị có phần hạn chế hơn do: Viêm khớp ở giai đoạn I thì tổn thương mới khu trú ở màng hoạt dịch, sưng đau chỉ ở phần mềm, nhưng giai đoạn II tổn thương đã
ảnh hưởng một phần đến đầu xương, sụn khớp (trên X quang có hình ảnh hẹp khe khớp, khuyết xương) nên phương pháp của chúng tôi ít hiệu quả hơn[2]
Theo YHCT, điều này có lẽ rằng: Viêm khớp ở giai đoạn I thì tổn thương mới chỉ ở phần mềm, tương đương với bệnh mới bị còn ở phần biểu (Bệnh ở nông);
Các bộ phận bị bệnh là bì phu, cơ nhục, kinh lạc, gân xương, khớp [12].
Như vậy, Giải thích trên của YHHĐ về bệnh VKDT ở Giai đoạn I trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với cơ sơ lý luận của YHCT.
4.2.3. Hiệu quả cải thiện thời gian cứng khớp buổi sáng (tính bằng phút)
Bệnh nhân VKDT thường bị hạn chế vận động các khớp đặc biệt là các khớp bàn tay với triệu chứng CKBS làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân.
Mặt khác, đây là bệnh mạn tính, diễn biến thường kéo dài, dai dẳng làm cho người bệnh khổ sở, khó chịu về mặt tinh thần, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo YHCT: Lo nghĩ nhiều sẽ tổn hại đến công năng của tạng tỳ, làm cho tỳ mất khả năng kiện vận; Bệnh sẽ vào sâu phần lý. Chính vì thế, khi sử dụng bài thuốc ĐHTKS kết hợp với Điện châm để điều trị cho bệnh nhân VKDT cũng phải chú trọng giải quyết vấn đề này.
Qua số liệu bảng 3.7 và biểu đồ 3.4 cho thấy: Sau 10 ngày và 21 ngày điều trị, thời gian CKBS giảm rừ rệt so với khi vào viện. Thời gian cứng khớp buổi sỏng trung bình khi vào viện tại thời điểm D0 là 62,1 ± 9 phút, sau 10 ngày điều trị giảm còn trung bình 27 ± 6,39 phút, sau 21 ngày điều trị còn 13 ± 4,73 phút, mức giảm sau đợt điều trị là 49,1 ± 8,48. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.
So với các nghiên cứu khác: Kết quả của chúng tôi có phần thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Thị Quế và Nguyễn Nhược Kim [33], thời gian CKBS sau điều trị giảm 72,61 ± 36,62 phút khi điều trị bằng bài thuốc Tam tý thang. Điều này có thể giải thích như sau: Vì liệu trình điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi là 21 ngày ít hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Quế và Nguyễn Nhược Kim là 30 ngày.
Theo YHCT, CKBS hay là tình trạng co duỗi khó khăn, vận động bị hạn chế của khớp do phong hàn thấp xâm nhập. Tà khí xâm nhập vào kinh lạc gây khí trệ huyết ứ, cân cơ không được nuôi dưỡng, lâu ngày sinh ra co quắp. Hàn có tính thu dẫn (có nghĩa là co kéo), nên hàn tà có đặc tính là làm co kéo và hạn chế. Khi hàn
xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho khí cơ bị thu liễm lại, tấu lý bế tắc, cân mạch kinh lạc bị co kéo gây nên co quắp [17]. Vì thế trong bài thuốc đã sử dụng các vị thuốc ôn kinh tán hàn, khu phong, trừ thấp như Quế chi, Tế tân, Độc hoạt, Tang ký sinh, Phòng phong...kèm theo các vị thuốc hoạt huyết, bổ huyết như Ngưu tất, Xuyên khung, Đương quy làm khí huyết vận hành thông suốt, khớp được nuôi dưỡng đầy đủ, cử động linh hoạt hơn, cải thiện chức năng vận động tốt lên cho người bệnh.
4.2.4. Kết quả thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị
Qua bảng 3.8 cho thấy: Sau liệu trình điều trị 21 ngày các triệu chứng lâm sàng như sưng khớp, sợ gió lạnh, thích ấm nóng, tay chân nặng nề đều giảm nhiều trên phần lớn bệnh nhân chiếm tỷ lệ 87,5 - 91,67%. Điều trị không hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp 8,33 - 12,5%.
Theo YHCT, các tà khí ( phong, hàn, thấp ) xâm nhập vào cơ thể gây nên các triệu chứng như sợ gió lạnh, thích ấm nóng của phong tà và hàn tà, tay chân nặng nề do thấp tà gây nên. Tà khí gây bệnh xâm nhập vào cơ thể làm cho khí huyết ứ trệ không lưu thông dẫn đến ứ trệ tại khớp gây sưng đau. Tác dụng hợp đồng của bài thuốc ĐHTKS và Điện châm có ý nghĩa là loại trừ nguyên nhân gây bệnh làm lưu thông kinh mạch, khí huyết. Ngoài ra bài thuốc còn có tác dụng nâng cao chính khí.
Vỡ vậy cỏc triệu chứng lõm sàng thuyờn giảm rừ rệt.
4.2.5. Kết quả thay đổi một số triệu chứng lâm sàng khác theo YHCT.
Qua bảng 3.9 có thể thấy các triệu nhứng về lưỡi và mạch có nhiều chuyển biến tốt. Đặc tính của thấp tà là hay gây dính nhớt kết hợp với hàn tà gây nên rêu lưỡi trắng dính. Mạch huyền là đi ngay thẳng mà dài, căng như sợi dây đàn. Mạch khẩn là mạch đi khẩn trương như sợi dây thừng vặn xoắn. Mạch huyền khẩn đều chủ về chứng đau. Hàn thấp đều là âm tà làm cho khí huyết ngưng trệ, vận hành trở ngại gây đau nhức dữ dội biểu hiện ra mạch huyền khẩn. Mạch hoạt chủ về thấp tà.
Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân nữ từ 40 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu. Theo YHHHĐ: Bệnh nhân nữ ở lứa tuổi này là độ tuổi phải chịu nhiều áp lực do rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, các hormonsinh dục nữ ( Progesteorone, oestrogene ) bị suy giảm, làm rối loạn hoạt động của hệ trục: Não bộ, tuyến yên và
buồng trứng…Trên lâm sàng biểu hiện: Tăng huyết áp, loãng xương, ra mồ hôi vào ban đêm
Theo YHCT, nữ giới từ 49 tuổi trở lên là thiên quý đã suy, khí huyết hư tổn, tà khí phong hàn thấp xâm nhập càng dễ ảnh hưởng đến tạng phủ như tỳ, can, thận đặc biệt là tạng tỳ vì “ Tỳ ưa táo ghét thấp “ biểu hiện: mạch hoạt. Kết quả thuyên giảm của các triệu chứng lâm sàng càng chứng tỏ phương pháp điều trị của chúng tôi là có hiệu quả.
4.2.6. Kết quả thay đổi tốc độ máu lắng
Tốc độ mỏu lắng(Vs) là một chỉ số theo dừi tỡnh trạng viờm nhiễm của cơ thể. Đõy là một xột ngiệm nhậy nhưng khụng đặc hiệu cho phộp theo dừi tiến triển của bệnh lý nguyên nhân đã được xác định. Trong các bệnh tự miễn, VS giảm chứng tỏ tình trạng thuyên giảm của bệnh VKDT [1A]. Trong nghiên cứu của chúng tôi dùng phương pháp Westergreenn. Qua bảng 3.10 ta thấy VS trung bình trước điều trị giờ 1 là 23,53 ± 2,82 mm, giờ 2 là 70,38 ± 1,43 mm đều cao hơn chỉ số bình thường. VS trung bình sau điều trị giờ 1 là 21,35 ± 2,93 mm, giờ 2 là 32,18 ± 1,71 mm có giảm so với trước điều trị. Tuy sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0 05 nhưng vẫn còn cao hơn giá trị bình thường (Sau 1 giờ ở Nam: 3 - 5mm, Nữ: 7 - 10mm; Sau 2 giờ: Nam 4 - 7mm, Nữ: 12 - 16mm). Như vậy, có thể nói Bài thuốc ĐHTKS có tác dụng chống viêm tuy tác dụng này chỉ đạt mức độ nhất đinh chưa trở về trị số bình thường.
Trong cấu tạo bài thuốc có các dược liệu có tác dụng hoạt huyết, hành khí như Xuyên khung, Ngưu tất, Đương quy. Ý nghĩa của từ hoạt huyết hành khí cũng đồng nghĩa với thông kinh hoạt lạc cũng có tác dụng là tiêu sưng nề.
4.2.7. Kết quả điều trị chung
Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.5 cho thấy kết quả cuối cùng: Sau 21 ngày điều trị, kết quả tốt chiếm 35%, khá chiếm 42,5% ( tốt và khá chiếm 77,5% ), trung bình chiếm 22,5%. Không có bệnh nhân nào loại kém.
Qua các kết quả nêu trên, chứng tỏ phương pháp điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi có tác dụng với điều trị chứng tý ( phong hàn thấp – VKDT ) giai
đoạn I-II. VKDT giai đoạn này thường tương ứng với giai đoạn bệnh còn ở biểu của YHCT. Thuốc phát tán phong hàn thấp thuộc nhóm giải biểu nên phong vào bì phu đã bị khu trừ, hàn mới nhập vào đã bị tán đi, thấp mới vào đã bị trừ đi, nên tà khí phong hàn thấp không tồn tại trong cơ thể, tà khí bị giải trừ thì bệnh sẽ giảm. Ngoài ra, bài thuốc còn có các vị thuốc phù trợ chính khí giúp nâng cao hiệu quả khu trừ tà khí được tốt hơn.
So sánh kết quả nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác (bảng 3.15) chúng tôi thấy rằng: Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng ở mức độ tốt và khá của chúng tôi đạt 77,5% tương đương với kết quả của Hoàng Bảo Châu và cộng sự khi dùng bài thuốc “ Độc hoạt II” có tỷ lệ đáp ứng điều trị tốt và khá là 75% [14], tuy nhiên thấp hơn so với các nghiên cứu của Phạm Quốc Toán [44] là 84%,Vũ Tuấn Anh [1] là 93,7%, và Hoàng Thị Quế và Nguyễn Nhược Kim [38] là 85,46%. Điều này có thể là do thời gian nghiên cứu của chúng tôi (21 ngày) ít hơn so với các tác giả khác (30ngày). Tuy vậy, qua kết quả điều trị của các tác giả chúng tôi nhận thấy phương pháp YHCT điều trị VKDT đặc biệt ở giai đoạn I - II đều có hiệu quả cao.
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ