PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI Câu 1: Hoàn thành các phương trình phân tử, viết phương trình ion thu gọn của các

Một phần của tài liệu Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá một số năng lực của học sinh trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 65 - 70)

HỌC HểA HỌC Vễ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG THPT 2.1. Xây dựng các công cụ đánh giá một số năng lực

Bài 6: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI Câu 1: Hoàn thành các phương trình phân tử, viết phương trình ion thu gọn của các

phản ứng sau (nếu có):

1. NaOH + HNO3...

2. K2S + AgNO3...

3. MgSO3(r) + H2SO4...

4. CH3COONa + HCl...

5. Cu(NO3)2 + H2S...

Câu 2: Hoàn thành các phương trình ion thu gọn sau. Viết 1 phương trình phân tử có cùng phương trình ion rút gọn đó:

1. ? + ? → MgCO3...

2. Fe3+ + OH- →...

3. Pb2+ + H2S→ PbS + ...

4. HCO3- + OH- → ...

5. CO32- + H+ → CO2 + ...

Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục)

Mỗi phương trình phân tử; phương trình ion thu gọn đúng: 0,5 điểm.

Nếu cân bằng sai: trừ 0,25 điểm/1 phương trình.

2.2.1.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Ví dụ 4: Bài 3 – Axit, bazơ, muối.

Câu hỏi kiểm tra miệng (sau khi học xong bài 3)

1. Xác định tính chất của các chất và ion sau theo thuyết Bronsted: HNO3; K+; HSO4-; SO32-; CO32-; HCO3-; CH3COO-; H2O; Na+; Cl-; NH3; H2PO4-; SO42-; Cu2+; CH3COOH.

2. Lựa chọn hoá chất và tiến hành thí nghiệm chứng minh Al(OH)3 là chất lưỡng tính?

Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề:

1. Với mỗi chất và ion, HS có 4 lựa chọn: là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính. HS cần phân tích đặc điểm cấu tạo, khả năng nhường, nhận proton, hoặc dựa vào các dấu hiệu nhận biết (là cation bazơ mạnh hay yếu? Anion gốc axit mạnh hay yếu?...) Sau khi phân tích các đặc điểm cấu tạo, HS sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.

2. HS cần nhận biết: để chứng minh 1 chất có tính lưỡng tính thì cần dùng những phản ứng hoá học nào?

HS lựa chọn chất phản ứng, làm thực nghiệm, nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học để chứng minh.

Ví dụ 5: Kiểm tra bài cũ sau khi học bài 4: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ.

1. Cho biết sự biến đổi màu sắc của nước rau muống khi ta vắt thêm nước cốt chanh?

2. Dự đoán sự biến đổi màu của nước rau muống khi ta nhỏ vào dd đó vài giọt - dd axit clohidric.

- dd nước vôi trong.

3. Chỉ dùng thêm quì tím, nhận biết các dd: muối ăn, nước chanh, nước vôi trong.

4. Dùng giấy chỉ thị pH, đọc giá trị pH của các dd ở câu 3?

Đáp án và hướng dẫn chấm ví dụ 4, ví dụ 5 (Phụ lục)

Ví dụ 6: Bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

Thực hiện phương pháp dạy học theo góc.

1. GV chia nhóm giới thiệu nhiệm vụ ở mỗi góc.

2. HS thực hiện các nhiệm vụ tại mỗi góc.

3. Kết thúc chia góc, HS báo cáo kết quả ở mỗi góc.

4. HS ghi tóm tắt nội dung.

5. Củng cố kiến thức bằng bài kiểm tra 10 phút.

a. Nhiệm vụ

GểC PHÂN TÍCH

trình ion thu gọn.

- Làm ví dụ với phản ứng: Na2CO3 + BaCl2 hoặc HCl + KOH hoặc Na2CO3 + HCl 2.2. Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào phiếu học tập số 1, dán vào góc phân tích trên bảng.

Phiếu học tập số 1:

Câu 1: Bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là:………..

Câu 2: Cách chuyển từ phương trình phân tử thành phương trình ion đầy đủ và phương trình ion thu gọn.

Làm ví dụ với các trường hợp:

STT Pt phân tử Pt ion đầy đủ Pt ion thu gọn Nhận xét Na2CO3 + BaCl2

2 HCl + KOH

3 HCl + Na2CO3

GểC TRẢI NGHIỆM 1. Mục tiêu

Từ các thí nghiệm, HS kết luận được điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

2. Nhiệm vụ

2.1. Dự đoán điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion dựa trên điều kiện xảy ra các phản ứng khi: axit + bazơ; axit + muối; muối + bazơ.

2.2. Lựa chọn hoá chất, dụng cụ, đề ra cách tiến hành các thí nghiệm để chứng minh các phản ứng sau có xảy ra (chứng minh bằng hiện tượng quan sát được):

TN1. Phản ứng giữa dd Na2SO4 và dd BaCl2 TN2. Phản ứng giữa dd HCl và dd NaOH.

TN3. Phản ứng giữa dd HCl và Cu(OH)2. TN4. Phản ứng giữa HCl và dd Na2CO3. TN5. Phản ứng giữa dd HCl và đá vôi.

Có thể sử dụng phiếu hướng dẫn thí nghiệm để kiểm tra cách tiến hành thí nghiệm của nhóm.

2.3. Rút ra nhận xét về các điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

2.4. Ghi lại kết quả, dán vào góc trải nghiệm.

Phiếu hướng dẫn thí nghiệm (Phụ lục)

GểC ÁP DỤNG 1. Mục tiêu

Xác định được phản ứng có xảy ra không. Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn cho các phản ứng.

Chuyển từ phương trình ion thu gọn sang phương trình phân tử.

2. Nhiệm vụ

2.1. Làm bài tập 1/SGK

Cho biết các phản ứng xảy ra, phản ứng không xảy ra vì sao?

Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn cho các phản ứng (nếu có) 2.2. Hãy hoàn thành các phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau. Tìm 1 phương trình phân tử có cùng phương trình ion với mỗi ví dụ.

a. CO32- +….. CaCO3 b. …. + OH-  H2O

c. …. + …..  CH3COOH d. H+ + …..  CO2 + H2O 2.3. Ghi kết quả, dán vào góc áp dụng.

b. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Cách 1: Đánh giá qua bài kiểm tra: tương tự ví dụ 3

Qua bài kiểm tra 10 phút cuối giờ, GV có thể đánh giá NL giải quyết vấn đề của HS:

- Biết vấn đề cần giải quyết: Xác định phản ứng có xảy ra hay không? Viết được phương trình ion thu gọn của phản ứng.

- Phương án giải quyết: Dựa vào các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd chất điện li. Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion thu gọn.

- Giải quyết vấn đề: Thực hiện được bài tập.

Điểm của bài kiểm tra chính là điểm đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.

Cách 2: Đánh giá qua các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề.

Người đánh giá: GV, HS tự đánh giá.

Công cụ đánh giá: qua ghi chép của HS, qua quan sát, qua phỏng vấn.

Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề khi nghiên cứu bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dd chất điện li (Phụ lục).

Phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề (Dành cho HS tự đánh giá) PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá một số năng lực của học sinh trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 (nâng cao) trường THPT (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w