HỌC HểA HỌC Vễ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG THPT 2.1. Xây dựng các công cụ đánh giá một số năng lực
Cỏch 2: Đỏnh giỏ qua sổ theo dừi dự ỏn (GV đỏnh giỏ, đỏnh giỏ đồng đẳng, tự đỏnh giá)
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Kết quả đánh giá năng lực tự học của HS
3.4.3. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS
3.4.3.1. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT A Hải Hậu
Lớp Số
HS
Đề Số HS đạt điểm xi
<4 4 5 6 7 8 9 10
11A7 40 7 0 0 1 2 5 20 9 3
16 0 1 2 2 4 14 13 4
20 0 0 0 5 7 21 5 2
11A3 42 7 0 2 5 9 12 8 3 1
16 1 2 4 10 7 9 7 0
20 0 0 4 7 13 11 5 0
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT A Hải Hậu.
Biểu đồ 3.9. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT A Hải Hậu.
3.4.3.2. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Vũ Văn Hiếu
Lớp Số
HS
Ví dụ
Số HS đạt điểm xi
<4 4 5 6 7 8 9 10
11A1 40 7 1 4 4 7 8 9 7 0
16 0 2 6 11 10 6 4 1
20 0 2 4 7 5 18 4 0
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Vũ Văn Hiếu.
Biểu đồ 3.10. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Vũ Văn Hiếu.
3.4.3.3 Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Trần Quốc Tuấn
Lớp Số
HS
Ví dụ
Số HS đạt điểm xi
<4 4 5 6 7 8 9 10
11A1 40 7 2 5 5 12 7 5 4 0
16 1 4 7 10 9 6 3 0
20 0 2 6 5 15 7 5 0
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Trần Quốc Tuấn.
Biểu đồ 3.11. Kết quả đánh giá một số NL của HS trường THPT Trần Quốc Tuấn.
3.4.3.4. Phân tích kết quả đề kiểm tra đánh giá tổng hợp một số năng lực của HS - Bài kiểm tra tổng hợp các năng lực là một bài kiểm tra khó đối với HS. Trong đề kiểm tra này, việc tổng hợp các kiến thức đã là một vấn đề đối với HS. Sau đó, các em phải tổng hợp các kĩ năng từ các bài toán nhỏ, thành kĩ năng trong các bài toán lớn.
Không chỉ tổng hợp kiến thức, kĩ năng, HS còn phải biết vận dụng giải quyết các tình huống mới, các tình huống gắn với thực tiễn. Chính vì vậy, kết quả của bài kiểm tra tổng hợp thấp hơn so với các bài kiểm tra nhỏ.
- Các khó khăn các em hay gặp trong các đề:
+ Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: HS phản xạ chưa nhanh với cách hỏi trắc nghiệm khách quan, hoặc sơ xuất một chi tiết nhỏ, dẫn đến chọn nhầm đáp án. Từ đó cho thấy, đáp án nhiễu có hiệu quả, và năng lực giải quyết vấn đề của HS cần rèn luyện thêm.
+ Các câu hỏi gắn với đoạn trích: một số HS tư duy tốt khi chắt lọc được thông tin từ bài viết. Điều đó cho thấy năng lực tự học và giải quyết vấn đề của các em khá tốt. Tuy nhiên, một số HS tỏ ra chậm tư duy với các thông tin trong đoạn văn, phân tích bài viết chưa thật tốt. Qua đó, GV biết năng lực cụ thể của các em, có thể giao những sách tham khảo cho HS khá tự tham khảo, yêu cầu tóm tắt lại kiến thức đã đọc.
Với HS yếu hơn, GV tập cho các em đọc các đoạn văn ngắn hơn, hướng dẫn các em phân tích, lọc thông tin để tóm gọn ý chính của bài viết, đưa ra câu hỏi hợp lí.
+ Các bài toán có tính tư duy: Một số HS có thể tự làm bài mà không cần sự hướng dẫn, làm mẫu của GV. Dễ nhận thấy tư duy logic, phân tích vấn đề, năng lực tự học của các em khá tốt. Tuy nhiên, một số HS không thể phân biệt được mình đang làm việc với dung dịch nào. Nhận thấy điều này, GV đã phân loại đề cương, chia nhỏ vấn đề, làm các bài tập nhỏ để HS yếu quen hơn, nhận biết được vấn đề hơn, từ đó giải quyết vấn đề. Đồng thời, GV cũng thêm các câu hỏi khó, có tính tổng hợp hơn trong đề cương ôn tập, để kích thích tư duy của HS khá, giỏi. Như vậy, các bài toán cũng đã
giúp phân loại được năng lực giải quyết vấn đề của HS, giúp GV và HS xây dựng lại các nội dung cần ôn tập trong thời gian tiếp theo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.
Sau quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã khẳng định được sự hợp lý của bộ công cụ đánh giá năng lực HS mà chúng tôi đã đề ra. Bộ công cụ giúp đánh giá được năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và một số năng lực khác của HS. Tổ chức thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm chính xác đã giúp chúng tôi thấy được tính đúng đắn, phù hợp, hiệu quả của những đề kiểm tra mà chúng tôi xây dựng, khẳng định được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Năng lực của HS có sự phân hoá theo trường, theo các lớp trong trường.
- Kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực trạng của HS, từ đó định hướng cho GV và HS đổi mới nội dung, phương pháp học cho hiệu quả hơn.
- HS hứng thú và nhiệt tình hưởng ứng đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Kết quả của các em tiến bộ sau mỗi đề kiểm tra, cho thấy sự tiến bộ của HS trong quá trình phát triển năng lực.