HỌC HểA HỌC Vễ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG THPT 2.1. Xây dựng các công cụ đánh giá một số năng lực
Bài 11: Amoniac – Muối amoni Họ và tên
Nhóm:……… Lớp:……….
Tiêu chí Mức độ đạt được
Rất tốt Đạt Chưa đạt
Nhận biết vấn đề Đề xuất phương án
Giải quyết vấn đề
Cách 2: Đánh giá qua bài kiểm tra 10 – 15 phút
BÀI KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC Bài 11: Amoniac – Muối amoni (A. Amoniac) Họ và tên:………Lớp:………….
Đề bài:
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. NH3 có tính khử là do trên N còn cặp electron chưa tham gia liên kết B. Theo Bronsted, dd NH3 không có tính bazơ
C. Trong phân tử NH3, N có số oxi hoá -3 và cộng hoá trị bằng 3 D. Khí NH3 nặng hơn không khí
Câu 2. Có 3 cách thu khí trong phòng thí nghiệm
Hình 2.1. Các cách thu khí Cách thu khí nào được áp dụng cho khí NH3?
A. Cách 1 B. Cách 2 C. Cách 3 D. Cả 1 và 3 Câu 3. Thí nghiệm thử tính tan của NH3 mô tả theo hình sau:
Hình 2.2: Thí nghiệm mô tả tính tan của NH3
Thí nghiệm này cho kết luận:
A. Khí NH3 tan ít trong nước
B. Khí NH3 tan nhiều trong nước, dd NH3 có màu hồng C. Khí NH3 tan nhiều trong nước, dd NH3 có tính khử D. Khí NH3 tan nhiều trong nước, dd NH3 có tính bazơ
Câu 4. Cặp chất nào khi tác dụng với dd NH3 dư đều thu được kết tủa:
A. CuCl2, AlCl3 B. AgNO3, FeCl3 C. ZnSO4, MgSO4 D. FeCl3, MgCl2
Câu 5. Cho các thí nghiệm sau:
(1). Cho 1 đũa thuỷ tinh nhúng vào dd NH3 đặc tiếp xúc với 1 đũa thuỷ tinh nhúng vào dd HCl đặc
(2). Cho dd NH3 vào dd AlCl3
(3) Cho dd NH3 tác dụng với dd H2SO4 loãng (4) Cho NH3 tác dụng với dd H2SO4 đậm đặc (5) Cho NH3 qua ống sứ đựng bột đồng (II) oxit (6) Cho khí NH3 tiếp xúc với quì tím ẩm.
Số thí nghiệm chứng minh được tính bazơ của NH3 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 6. Cho dd NH3 đến dư vào dd chứa 0,1 mol MgSO4. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 0 B. 4g C. 2,4g D. 2g II. Tự luận
Câu 7. Cho ý kiến về các phát biểu sau đây (đúng hoàn toàn hay có ý đúng, có ý sai hay sai hoàn toàn?) Giải thích ngắn gọn?
1. dd NH3 có tính bazơ được thể hiện khi cho dd NH3 phản ứng với CuO 2. Có thể nhận ra khí NH3 bằng cách dùng quì tím ẩm hoặc dd HCl đặc
3. Khi cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuSO4 thấy có kết tủa xanh, chứng tỏ dd NH3
có tính khử.
Câu 8. Chỉ dùng thêm 1 dd chứa 1 chất tan để nhận biết các dd riêng biệt sau: dd CuCl2, dd AlCl3, dd ZnCl2. Viết pthh xảy ra?
Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục)
Nếu 10 phút thì bỏ câu 7; 15 phút thì làm cả 8 câu.
Ví dụ 14: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề khi nghiên cứu bài 11 - Amoniac và muối amoni
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC 11
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Amoniac và muối amoni
Thời gian: 15 phút
Câu 1: Các phát biểu sau đây có thể “Đúng hoàn toàn”; “Sai hoàn toàn”; hoặc “có ý đúng, có ý sai”. Hãy đưa ra quan điểm của mình và giải thích?
1. Có thể làm khô khí NH3 bằng các chất hút nước như H2SO4 đặc; P2O5. 2. Phản ứng tổng hợp amoniac trong công nghiệp là phản ứng 1 chiều.
3. Phân tử NH4Cl có liên kết ion.
4. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng bột nở khai (chứa NH4HCO3).
5. Để điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm, người ta cho nitơ phản ứng với hidro.
6. Để nhận biết muối amoni, cần cho thêm dd kiềm vào dd muối amoni, đun nóng nhẹ.
7. Đổ dd (NH4)2SO4 vào dd Ba(OH)2. Đun nóng nhẹ; đặt 1 mẩu quì tím ẩm trên miệng cốc. Người ta chỉ thấy hiện tượng quì tím chuyển sang màu xanh.
8. Khí NH3 được dùng để làm lạnh trong máy lạnh.
9. Nhiệt phân NH4NO3 thu được NH3.
10. Khi cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd ZnCl2, thấy có kết tủa, sau kết tủa tan dần thành dd có màu xanh thẫm
Câu 2: 1 loại nước có chứa muối amoni clorua và sắt (III) clorua.
a. Nước đó có môi trường gì? Giải thích?
b. Để đo nồng độ các ion có trong loại nước này, người ta lấy 1 lít dd nước đó cho tác dụng với dd nước vôi trong dư và đun nóng nhẹ. Sau phản ứng thu được 0,0224 lít khí (đktc) và 0,107g kết tủa. Tính nồng độ các ion có trong loại nước trên?
Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục)
Ví dụ 15: Đề kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề khi luyện tập về photpho và hợp chất của photpho.
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do A. Nguyên tử photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ.
B. Nguyên tử photpho có điện tích hạt nhân lớn hơn nguyên tử nitơ.
C. Nguyên tử photpho có bán kính lớn hơn nguyên tử nitơ.
D. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nitơ.
Câu 2: Ở điều kiện thường, khả năng hoạt động hoá học của photpho đỏ, photpho trắng, nitơ giảm dần theo trật tự:
A. Nitơ > P trắng > P đỏ B. N2> P đỏ > P trắng C. P đỏ > P trắng > N2 D. P trắng > P đỏ > N2
Câu 3: Đốt cháy photpho trong khí oxi dư, thu được sản phẩm X. Hoà tan X vào nước
thu được sản phẩm là
A. P2O5 B. PH3 C. H3PO4 D. H3PO3
Câu 4: Đốt cháy hỗn hợp photpho với magie thu được sản phẩm Y. Trong phản ứng đó, vai trò của photpho và công thức của sản phẩm Y là:
A. P là chất oxi hoá; Y là Mg2P3 B. P là chất oxi hoá; Y là Mg3P2
C. P là chất khử, Y là Mg2P3 D. P là chất oxi hoá; Y là Mg3P2
Câu 5: Thêm 0,25 mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, khối lượng muối trong dd bằng:
A. 19,3g B. 15,5g C. 17,4g D. 16,475g
Câu 6: Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và năng lượng của thực vật; có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, củ quả to. Phân lân chia thành 2 loại:
supephotphat và phân lân nung chảy. Supephotphat kép là loại phân lân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Thành phần chính của supephotphat kép là:
A. CaSO4 B. CaSO4 và Ca(H2PO4)2 C. Ca(H2PO4)2 D. P2O5
II. Tự luận
Bài 1: Cho các chất sau: Ag3PO4, Ca3(PO4)2, H3PO4, P2O5, P, PH3, Ca3P3, Na3PO4. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn quan hệ giữa các chất trên. Viết các phương trình hoỏ học và ghi rừ điều kiện phản ứng, nếu cú.