Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thanh Xuân

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ hết sức quan trọng và trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là nghiệp vụ cho vay dựa trên cơ sở các nguồn vốn.

Xỏc định rừ tầm quan trọng của hoạt động tớn dụng, Ngõn hàng TMCP Quõn đội Chi nhánh Thanh Xuân đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm của NH TMCP Quân đội CN Thanh Xuân

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2010/200

9

2011 2011/201

0 Doanh số

cho vay 842,358 1152,139 36,76% 1497,844 30,01%

Doanh số

thu nợ 611,077 798,898 30,74% 1413,467 76,93%

Tổng dư nợ 794,015 1147,256 44,49% 1231,633 7,35%

( Nguồn: Bảng CĐKT của NH TMCP QĐ CN Thanh Xuân 2009-2011) Từ bảng trên ta thấy quy mô tăng trưởng tín dụng qua các năm của chi nhánh tăng dần, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là không đồng đều. Cụ thể:

Về doanh số cho vay, năm 2009, doanh số cho vay đạt 842,358 tỉ đồng, đến năm 2010 đã tăng đến mức 1152,139 tỉ và 1497,844 tỉ vào năm 2011. Từ đó ta có thể thấy được ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng tín dụng ổn định, mức tăng trưởng hàng năm không có sự biến động quá lớn, như năm 2010 tăng 36,76% còn năm 2011 tăng 30,01%. Tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ cho vay năm 2011 có sự giảm sút so với năm 2010, điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có phần hơi đình trệ hơn so với năm 2010

Năm 2009, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 794,015 tỷ đồng tương ứng tăng 118,90% so với năm 2008( năm 2008 có tổng dư nợ là 362,734 tỉ đồng).

Trong năm này có mức tăng mạnh như vậy là do tác động chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN nhằm chống đỡ lại sự suy thoái kinh tế toàn cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước. Điều đó đã dẫn đến việc hạ lãi suất của các NHTM và Ngân hàng TMCP Chi nhánh Thanh Xuân cũng không nằm ngoài quy luật. Điều đó làm cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng hơn.

Sau khi hoàn thành mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế thì đến cuối năm 2009, đầu năm 2010, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát gia tăng. Đó là lí do vì sao mà tổng dư nợ tăng lên 353,241 tỷ đồng so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng cũng chỉ đạt 44,49%

Đến năm 2011 dư nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ đã chậm hơn nhiều so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,35% tương ứng tăng 84, 377 tỷ đồng so với năm 2010 bởi lẽ trong năm này có nhiều sự thay đổi trong quy định của NHNN về trần lãi suất dẫn đến việc lãi suất cho vay tăng lên.

Dựa vào hai chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ cho vay ta có thể thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chi nhánh được thực hiện tương đối tốt.

Chi nhánh đã có những bước tiến quan trọng trong việc mở rộng tín dụng nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để có được kết quả đó chi nhánh đã không ngừng tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới nhưng đồng thời vẫn tiếp tục duy trì các đối tác có quan hệ tín dụng trước đây. Điều đó cho thấy uy tín của ngân hàng trong hoạt động tín dụng đang ngày một nâng cao

Đi cùng với sự tăng lên về quy mô là sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại ngân hàng. trong những năm qua cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi đáng kể theo cả loại tiền và kì hạn. Cụ thể:

Bảng 2.8 : Cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thanh Xuân

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền ( tỷ đồng)

Tỉ

trọng(%)

Số tiền

(tỷ đồng) Tỉ trọng(%) Số tiền (tỷ đồng)

Tỉ

trọng(%)

TỔNG DƯ NỢ 794,015 100 1147,256 100 1231,633 100

1. Theo loại tiền

VNĐ 775,896 97,72 1069,532 93,23 1133,312 92,02

Ngoại tệ quy đổi

VNĐ 18,119 2,28 77,724 6,77 98,321 7,98

2. Theo thời hạn

Ngắn hạn 521,553 65,69 811,200 70,71 851,489 69,13

Trung hạn 254,135 32,00 308,181 26,86 350,457 28,46

Dài hạn 18,327 2,31 27,875 2,43 29,687 2,41

( Nguồn: Bảng CĐKT của NH TMCP QĐ CN Thanh Xuân 2009- 2011)

Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thanh Xuân thì tỉ trọng dư nợ bằng VNĐ là chủ yếu, cụ thể lần lượt là 97,72%, 93,23% và 92,02% cho các năm từ 2009 đến 2011. Như vậy là dư nợ ngoại tệ quy đổi chiếm tỉ lệ không đáng kể trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Bởi lẽ đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp Quân đội vừa và nhỏ đồng thời đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới là các doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam hoạt động đầu tư tại Việt Nam nên nhu cầu vốn bằng

VNĐ là chủ yếu. Qua đó ta cũng thấy được sự ổn định về cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền. Chỉ có năm 2010 là năm có sự thay đổi mạnh mẽ nhất khi tỉ trọng dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi tăng 4,49% từ 2,28% lên 6,77%, tương ứng tăng 59,605 tỉ đồng. Có sự tăng như vậy là do ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với VNĐ cũng tương ứng hạ lãi suất cho vay đối với ngoại tệ.

Đến năm 2011, tỉ trọng này vẫn tiếp tục tăng lên nhưng chỉ là một con số rất nhỏ, đó là 1,21%.

Từ biểu đồ về cơ cấu dư nợ tín dụng theo kì hạn ta nhận thấy các khoản cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Các khoản vay dài hạn tỉ trọng rất nhỏ. Trong đó tỉ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm chủ yếu( trên 60%). Điều đó cho thấy các khoản vay ngắn hạn giữ một vai trò khá quan trọng trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, ngân hàng không phải duy trì nguồn vốn ở mức cao nhưng cơ cấu như vậy không mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Trong năm 2010, cơ cấu dư nợ có sự thay đổi, đó là sự tăng lên tỉ trọng dư nợ ngắn hạn( tăng 5,02% từ 65,69%

lên 70,71%). Tỉ trọng dư nợ dài hạn cũng có sự gia tăng nhưng không đáng kể. Đến năm 2011 thỡ cơ cấu này khụng cú sự thay đổi qua rừ rệt

Dựa vào những phân tích trên có thể thấy được cơ cấu tín dụng tuy có sự thay đổi cho phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như nhu cầu của nền kinh tế nhưng vẫn còn chưa thật hợp lí. Ngân hàng vẫn chủ yếu tài trợ cho những dự án ngắn hạn.Tuy đã dần mở rộng sang cho vay trung hạn nhưng cơ cấu này vẫn chưa cao. Ngân hàng chưa thật sự tự tin khi đầu tư vào dự án kì hạn dài tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bảng 2.9: Cơ cấu nợ theo nhóm nợ qua các năm của NH TMCP Quân đội CN Thanh Xuân

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền

( tỉ đồng)

Tỉ trọng(%

)

Số tiền Tỉ

trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Tổng dư nợ 794,015 100 1147,25

6

100 1231,633 100

Nợ đủ tiêu chuẩn 743,520 93,64 947,696 82,60 1130,608 91,80

Nợ cần chú ý 25,623 3,23 185,236 16,15 89,485 7,27

Nợ dưới tiêu chuẩn

0 0 0,584 0,05 0,713 0.06

Nợ nghi ngờ 1,212 0,15 5,237 0,46 4,735 0,38

Nợ có khả năng mất vốn

23,660 2.98 8,503 0,74 6,092 0,49

( Nguồn: Bảng CĐKT của NH TMCP QĐ CN Thanh Xuân 2009- 2011)

Bảng đã cho thấy trong cơ cấu dư nợ cho vay dựa trên chất lượng cho vay của chi nhánh thì nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm chủ yếu với tỉ trọng khá cao. Tỉ trọng nợ không đủ tiêu chuẩn của chi nhánh có sự thay đổi chủ yếu là do sự thay đổi của nợ cần chú ý. Cụ thể năm 2010, nợ cần chú ý có sự tăng lên nhanh chóng từ 3,23% lên 16,15% và đến năm 2010 đã giảm xuống 7,27%.

Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm, năm 2009, tỉ lệ nợ xấu khá cao 3,13% nhưng đến 2 năm tiếp theo cú sự giảm xuống rừ rệt, cụ thể năm 2010 chỉ còn 1,25% và 0,93% đối với năm 2011. Có thể thấy tuy tỉ lệ nợ xấu có xu hướng giảm nhưng nhìn chung nhóm nợ dưới tiêu chuẩn của ngân hàng vẫn có tỉ trọng khá cao.

2.3. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w