Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và đặc điểm tổ chức hoạt động bộ máy hành chính ở Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp lệnh ở dân chủ trong cải cách hành chính (Trang 45 - 51)

Chương 2: THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và đặc điểm tổ chức hoạt động bộ máy hành chính ở Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Thái Thụy là huyện ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc của tỉnh Thái Bình- là huyện có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và của đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Huyện Thái Thụy có 47 xã, 01 thị trấn, diện tích tự nhiên là 25.773 ha, trong đó 15.423 ha đất nông nghiệp, 1.189 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản [27, tr.1]. Địa giới huyện được bao bọc bởi ba mặt sông và một mặt biển. Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng; phía Nam giáp với huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải; phía Tây giáp với huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ; phía Đông giáp với biển Đông. Bờ biển Thái Thụy có chiều dài 27km kể từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông Trà Lý, đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu. Trên địa bàn huyện có 2 cảng biển (Cảng cá và cảng Thương mại); có 02 cơ sở chế biến rau quả xuất khẩu và 07 nhà máy sản xuất gạch Tuylen. Huyện Thái Thụy với trung tâm là thị trấn Diêm Điền nằm cách không xa tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Cảng biển Diêm Điền mở ra biển Đông, hướng về miền nam Trung Quốc (400km) và các nước Đông Nam Á (1000km). Với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển tạo điều kiện cho Thái Thụy giao lưu trao đổi hàng hóa, thông tin kỹ, thuật, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Huyện Thái Thụy có tổng số dân 267.390 người (năm 2004), tương đương 14,55% dân số của tỉnh Thái Bình, mật độ dân số trung bình là 1041 người/km2, cao hơn so với bình quân của cả nước. Tổng số lao động khoảng 120.000 người (chiếm 44,88% dân số) sinh sống ở 47 xã, thị trấn[27, tr.1].

Trước đây người dân trong huyện chủ yếu tham gia lao động 2 nghề chính là sản xuât nông nghiệp và khai thác - nuôi trồng thủy sản nhưng những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIV (nhiệm kỳ 2010- 2015), đến nay kinh tế - xã hội của huyện đạt kết quả khá; các chỉ tiêu chủ yếu đều hoàn thành kế hoạch đề ra và tiếp tục có bước tăng trưởng vững chắc.

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ ngày một gia tăng cả về cơ cấu và số lượng. Tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 8.175,6 tỷ đồng, đạt 69,2% kế hoạch, tăng 8,5% so với cùng kỳ (giá cố định năm 2010), trong đó: Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp ước đạt 3.263,3 tỷ đồng, đạt 74,5% kế hoạch, tăng 6,9% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt 2.378,8 tỷ đồng, đạt 60,% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ; giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 2.533,5 tỷ đồng, đạt 7,2 kế hoạch, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 39,9%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 29,1%; thương mại, dịch vụ chiếm 31% [27, tr.1]. Sự nghiệp văn hoá- xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, an ninh quốc phòng có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Nhân dân trong huyện cơ bản tin tưởng vào chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự điều hành của chính quyền các cấp.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thường xuyên được quan tâm; hoạt động lãnh đạo của các cấp uỷ tiếp tục có những bước đổi mới và tiến bộ; hiệu lực quản lý của chính quyền được nâng lên; vai trò của các đoàn thể nhân dân tiếp tục được khẳng định. Quyền làm chủ của nhân dân được tiếp tục phát huy. Những vụ việc liên quan đến khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài từng bước được giải quyết dứt điểm; đảm bảo giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính cấp huyện ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Bộ máy chính quyền địa phương ở huyện Thái Thụy được tổ chức căn cứ theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thái Thụy nhiệm kỳ 2011 – 2016 bao gồm các chức danh chủ yếu sau: Chủ tịch UBND huyện, phó chủ tịch thường trực và 2 phó chủ tịch huyện. Uỷ viên ủy ban bao gồm: Trưởng công an huyện, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;Chánh thanh tra huyện, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường.

Ngoài Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên Ủy viên. Bộ máy hành chính cấp huyện Thái Thụy còn có các đơn vị hành chính sự nghiệp và 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được quy định tại Mục 5- Chương IV của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND bao gồm:

*Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND; tham mưu, giúp UBND huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND.

* Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch;

bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

*Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp;

diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.

*Phòng Công Thương: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại;

xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng;

nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị);

giao thông; khoa học và công nghệ.

*Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển.

*Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

*Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm:

mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

*Phòng Y tế: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

*Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

*Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; CCHC; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

*Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

*Thanh tra huyện: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2011-2015 tổ chức bộ máy cấp huyện tương đối ổn định, chỉ có một vài thay đổi nhỏ, trong 5 năm qua, huyện đã thành lập Trung tâm phát

triển cụm công nghiệp, trung tâm phát triển quỹ đất; thành lập Ban quản lý Lăng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh; tiếp nhận Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình từ Sở y tế về huyện quản lý; hoàn thiện đề án cơ sở vật chất Trung tâm dạy nghề; thực hiện bàn giao Trung tâm thực hành kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề và 2 trung tâm Giáo dục thường xuyên về Sở giáo dục quản lý.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Căn cứ Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân huyện ra các nghị quyết về các biện pháp thực thi pháp luật ở địa phương, các nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách, an ninh quốc phòng ở địa phương, biện pháp để ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho và làm tròn nghĩa vụ với đất nước. UBND do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Ngoài ra còn các quy định cụ thể tại Mục 2 Chương 4 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003 và một số văn pháp quy định khác cũng nờu rừ về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của UBND cấp huyện.

Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thái Thụy được bố trí tương đối hợp lý khắc phục tình trạng có những cơ quan quản lý quá nhiều công việc và có những cơ quan công việc ít, tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống chức năng nhiệm vụ. Hàng năm xây dựng và trình duyệt với Sở nội vụ kế hoạch quy mô trường, lớp, vị trí việc làm, cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức các trường học, bậc học, ngành học và các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện quản lý.

Bộ máy hành chính huyện Thái Thụy là một mắt xích quan trọng trực tiếp truyền đạt, tổ chức thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cấp xã, thị trấn - cấp chính quyền gần dân nhất. Bên cạnh đó bộ máy hành chính huyện Thái Thụy còn là cơ quan quản lý nhà nước có chức năng làm đại diện và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, trước cấp tỉnh và trung ương trong việc bảo đảm quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng. Bộ máy hành chính huyện Thái Thụy ngoài chức năng quản lý hành chính nhà nước còn đảm nhiệm chức năng tham mưu, giúp việc và thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng bộ huyện. Đặc biệt bộ máy hành chính huyện còn tự chủ giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn huyện và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội.

2.2. Thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp lệnh ở dân chủ trong cải cách hành chính (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w