Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp lệnh ở dân chủ trong cải cách hành chính (Trang 67 - 75)

Chương 2: THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

hiện nay

2.3.1. Nâng cao nhận thức về việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay

Phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để các tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giáo dục một cách sâu rộng các nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở liên quan đến lĩnh vực CCHC đến cán bộ công chức hành chính và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức,

viên chức trong thực thi công vụ và phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân; động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng chính qyền trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nắm vững quan điểm, mục tiêu, kế hoạch, nội dung, biện pháp CCHC gắn với thực hiện dân chủ cơ sở; Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Các cấp chính quyền cơ quan nhà nước tăng cường công tác tuyên giáo, dân vận, thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu, vì nhân dân mà phục vụ. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi, thái độ vi phạm dân chủ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tăng cường đi cơ sở để sâu sát với nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để có chủ trương đúng đắn hợp lòng dân. Các cấp ủy Đảng từng bước đổi mới phương pháp lãnh đạo, định hướng nội dung hoạt động, tạo điều kiện để các đoàn thể làm tròn chức năng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và của cả đội ngũ làm công tác dân vận từ huyện đến cơ sở, để đảng viên, cán bộ không xa dân “nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với chính quyền, Mặt trận đoàn thể đã có chuyển biến đáng kể; lề lối làm việc không ngừng được cải tiến theo hướng phục vụ lợi ích của nhân dân.Đồng thời, nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực thực hành dân chủ cho nhân dân. Đặc biệt là không ngừng nâng cao trình độ dân trí đối với nhân dân, xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì dân trí thấp thì khó có thể thực hành dân chủ và làm chủ cao. Trình độ dân trí càng cao, càng thuận lợi cho quá trình mở rộng dân chủ, thuận lợi cho quá trình đưa các giá trị dân

chủ vào đời sống xã hội và thuận lợi trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Có ý thức pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từ đó người dân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của người làm chủ và có khả năng tham gia có hiệu quả vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung, hoạt động CCHC nói riêng.

2.3.2. Xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách và đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Việc xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách và đội ngũ cán bộ là rất quan trọng vì các cơ chế chính sách đóng vai trò là chỗ dựa pháp lý, là cơ sở định hướng cho các hoạt động trong thực tiễn. Còn đội ngũ cán bộ công chức tham gia thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC là những người đại diện cho chính quyền, cơ quan hành chính nhà nước để trực tiếp làm việc với nhân dân. Chính vì vậy, việc xây dựng đồng bộ hệ thống các cơ chế, chính sách và đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC có vai trò rất quan trọng.

Cần có những cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC. Thường xuyên thực hiện kế hoạch rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý, phát hiện, những văn bản chồng chéo, bất hợp lý, hết hiệu lực để sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính khả thi cao.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của Mặt Trận Tổ quốc các cấp, sự quản lý của chính quyền triển khai nghiêm túc Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở đến các cấp các ngành, đặc biệt là các xã, thị trấn trong huyện. Trong quá trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở cần phải triển khai một cách đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan khác như: NQ liên tịch số09/2008 ngày17/4/2008 của chính phủ và uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Bầu cử, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, Luật Cán bộ, công chức,… để nhân dân tiếp cận đầy đủ các thông tin, kiến thức trong các văn bản pháp luật về dân chủ, các vấn đề pháp lý liên quan đến dân chủ, qua đó xây dựng ý thức làm chủ, tinh thần đấu tranh của nhân dân, phê phán các hiện tượng vi phạm dân chủ.

Đồng thời cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh theo quy định; nâng cao trách nhiệm, thực sự là công bộc của dân. Cần chấn chỉnh đội ngũ cán bộ chủ chốt theo hướng thực sự trong sạch, có đức, có năng lực trình độ, đề cao vai trò trách nhiệm, được quần chúng tín nhiệm. Đổi mới tác phong, lề lối làm việc, phong cách phục vụ dân của cán bộ, công chức theo phương châm:

“Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI; chấm dứt biểu hiện cán bộ, công chức quan liêu, hống hách chỉ quen ra “lệnh” mà không lắng nghe, tôn trọng ý kiến và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Xử lý kịp thời, nghiêm túc đối với những cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện hành vi vi phạm.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công chức về các nội dung, văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy trong việc thực hiện dân chủ cơ sở và CCHC. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ, CCHC phải duy trì thường xuyên vừa để phát huy dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, ngăn ngừa vi phạm dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân vừa nâng cao hiệu quả của công tác CCHC.

2.3.3. Tạo cơ chế, chính sách để quần chúng nhân dân tích cực tham gia giám sát thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Hoạt động của chính quyền các cấp phải đề ra các biện pháp phù hợp nhằm tạo ra bầu không khí cởi mở, dân chủ; đồng thời quan tâm chỉ đạo, tích cực tạo được một môi trường tốt để nhân dân kiểm tra, giám sát các hoạt động của mình. Trong hoạt động của mình, chính quyền phải kết hợp hài hoà giữa thuyết phục và cưỡng chế, không nặng về “quyền hành”, xử phạt, cấm đoán, nhẹ về vận động, hướng dẫn, thuyết phục, giáo dục. Các quyết định của chính quyền phải phản ánh đúng với ý nguyện chính đáng của dân, thu hút được sự tham gia góp ý của nhân dân và tôn trọng ý kiến chính đáng của nhân dân.

Gắn các nội dung về thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC vào các cuộc thi, hội thảo, hội diễn của quần chúng, qua đó nhằm tuyên truyền tới đụng đảo cỏc tầng lớp nhõn dõn hiểu rừ hơn về quyền và trỏch nhiệm của mình trong việc thực hiện dân chủ cơ sở và CCHC.

Chủ động xây dựng cơ chế, hình thức cụ thể để nhân dân thực hiện việc giám sát ở cơ sở, gắn với CCHC, tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của người dân, không để xảy ra những điểm nóng, khiếu kiện đông người, vượt cấp; Cần có những cơ chế chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cá nhân, tổ chức công dân có những ý kiến đóng góp hiệu quả, sáng tạo, mạnh dạn tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi ảnh hưởng đến dân chủ của dân nhằm thực hiện CCHC ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.

Đồng thời với việc thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện thông qua việc phát huy vai trò, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của hội đồng nhân dân, UBND. Cần thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp để nhân dân được tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc của địa phương, cơ sở; những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của họ. Nhất là

những nội dung được quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Công khai thông tin đầy đủ, chính xác cho nhân dân biết về

các vấn đề nhân dân cần được bàn bạc và quyết định. Bảo đảm môi trường xã

hội lành mạnh, tự do, bình đẳng để người dân thể hiện ý chí của mình, không bị ép buộc, mua chuộc, lôi kéo, tạo điều kiện để người dân đóng góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương; có cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền. Hướng mạnh các hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở về cộng đồng dân cư thôn, phố theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân hưởng lợi.

2.3.4. Tích cực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm xây dựng mô hình phù hợp trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm thực hiện cải cách hành chính ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính thời sự và đòi hỏi phải có sự đổi mới, phát triển không ngừng, đầy tính sáng tạo. Vì thế, chúng ta vừa phải đi sâu nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về lý luận, vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để tìm ra hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp để việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở đạt kết quả cao, đặc biệt là trong lĩnh vực CCHC.

Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị, phát huy chế độ dân chủ đại diện, đồng thời thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Tiếp tục xây dựng, củng cố, hoàn thiện và đổi mới của hệ thống chính trị theo tinh thần Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. Theo đó, cần tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Xác định rõ mối quan hệ, thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp, quy định về giám sát, bản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thực hiện có hiệu quả

cơ chế để nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của

đảng bộ, chi bộ cơ sở, tránh bao biện, làm thay. Đổi mới cách thức học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên. Không nên ra nghị quyết để thực hiện nghị quyết của cấp trên mà tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, nhất là

trong việc thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và

giám sát việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành theo pháp luật của UBND. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc đoàn kết, xây dựng sự đồng thuận, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát của cấp uỷ về thực hiện dân chủ ở cơ sở kết hợp thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI), gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tăng cường và phát huy vai trò của người đứng đầu trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ. Coi trọng việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình, kết quả thực hiện Quy chế dân chủ là chỉ tiêu đánh giá thi đua hàng năm; đánh giá cán bộ công chức; xếp loại tổ chức đảng và đảng viên; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm.

Tiểu kết chương 2:

Thái Thụy là một mảnh đất mang đầy đủ những đặc trưng của một vùng nông thôn Bắc bộ với những tiềm năng và thế mạnh của một huyện ven biển. Những năm qua, tình hình kinh tế- xã hội của huyện có những bước phát triển rừ rệt, đời sống nhõn dõn khụng ngừng được nõng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhân dân Thái Thụy luôn thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Nhằm thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời gian qua, Thái Thụy đã thực hiện công tác CCHC và triển khai đưa Pháp lệnh dân chủ cơ sở vào cuộc sống đem lại kết quả cao, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất của nhân dân ở các xã, thị trấn được nâng lên, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, ý thức về dân chủ và thực hành dõn chủ của nhõn dõn được cải thiện rừ nột. Bờn cạnh đú, bộ máy hành chính từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn cũng có nhiều đổi mới trong tác phong, lề lối, phương thức làm việc theo hướng dân chủ hóa, phục vụ nhân dân được tốt hơn, được nhân dân tin yêu.

Quá trình thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở gắn với CCHC ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã diễn ra trong nhiều năm qua. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được còn gặp phải một số hạn chế thiếu sót đòi hỏi các cấp Ủy, Đảng, Chính quyền, các cán bộ, công chức cùng với nhân dân cần tiếp tục tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đạt được, hạn chế những thiếu sót, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra. Những giải pháp nêu ra trên đây kết hợp với điều kiện vụ thể của từng địa phương có thể phần nào giúp cho việc góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp lệnh ở dân chủ trong cải cách hành chính (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w