THỰC TRẠNG VĂN HểA CễNG SỞ TẠI TỔNG CễNG TY GIẤY VIỆT NAM
II. Đánh giá chung về môi trường văn hóa công sở tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, khái quát một cách tổng thể thì việc triển khai thực hiện nghi thức Nhà nước về văn hóa công sở của công ty tương đối tốt. Văn hoá công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ nhân viên trong cơ quan nhà nước mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người. Việc thực hiện đúng trang phục không chỉ đảm bảo tính trang nghiêm, mà còn thể hiện được phong cách ứng xử chuẩn mực phù hợp với nét đẹp văn hóa truyền thống của con người Việt Nam.
1. Ưu điểm
Việc thực hiện quy chế văn hóa công sở tại Tổng công ty Giấy Việt Nam những năm gần đây đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, tạo sự chuyển biến rừ nột trong nhận thức, ý thức trỏch
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhiệm về tu dưỡng rèn luyện, chấp hành Chủ trương, Đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên.
- Tuân thủ theo các quy định của cơ quan làm việc đúng giờ: sáng 8h00 đến 11h30, chiều 1h30 đến 4h30.
- Việc rèn luyện tư cách, tác phong, ứng xử giao tiếp với nhân dân khi giải quyết công việc, với đồng nghiệp khi trao đổi, hợp tác làm việc được đưa thành nội dung cho mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đăng ký phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần không nhỏ trong việc đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Trang phục khi thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức toàn cơ quan cơ bản tốt, bảo đảm gọn gàng, lịch sự phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện ở địa phương; việc đeo thẻ đã dần vào nền nếp, nhất là những bộ phận bảo vệ, lễ tân có quan hệ làm việc thường xuyên với khách đến cơ quan làm việc.
- Sự bài trí khoa học, thích hợp ở cơ quan đã tạo ra không khí làm việc nghiêm túc, tích cực và hiệu quả cho mỗi một nhân viên.
2. Hạn chế
Tuy nhiên, tại một số bộ phận của cơ quan vẫn còn tình trạng thực hiện quy chế văn hóa công sở khá qua loa, chiếu lệ, mang tính hình thức; cùng với đó, việc thực hiện các quy định trong quy chế văn hoá công sở trên địa bàn xã có mặt còn hạn chế và chưa có sự đồng đều giữa các các ban, ngành, đoàn thể. Văn hoá giao tiếp, ứng xử trong thi hành công vụ chưa trở thành ý thức thường trực của cán bộ, công chức, viên chức và chưa được người đứng đầu cơ quan quan tâm đúng mức.
Vẫn còn những mặt hạn chế trong việc áp dụng văn hóa công sở tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
- Còn một số cán bộ hút thuốc là trong giờ làm việc.
- Trang phục của cán bộ khi đi làm vẫn không đồng nhất, (ví dụ như vẫn có tình trạng đi dép lê tới cơ quan, quần áo thì mặc chưa đúng với một cán bộ...)
- Một số cán bộ trong cơ quan vẫn đi làm không đúng giờ quy định (đi làm
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội muộn hơn so với thời gian quy định).
- Khi ra vào cơ quan không cần xuất trình giấy tờ, vần còn tình trạng đi xe trong cơ quan.
- Một số cán bộ sử dụng điện thoại vào việc riêng nhiều hơn việc công.
- Vẫn còn tình trạng tụ tập nói chuyện, tán ngẫu trong giờ làm.
3. Đánh giá chung
- Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, Tổng công ty Giấy Việt Namđã ban hành các văn bản, kế hoạch tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và lao động trong cơ quan, xây dựng quy chế văn hóa công sở tại cơ quan gồm các nội dung về trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức, giao tiếp ứng xử, về bài trí công sở...
- Qua hơn 08 năm thực hiện Quy chế văn hóa công sở, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, việc chấp hành kỷ luật lao động, quy chế làm việc được thực hiện nghiêm túc hơn, có nhiều tiến bộ. Giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ được quan tâm hơn và trở thành một trong những nội dung tiêu chuẩn rất quan trọng trong rèn luyện của người cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức giao tiếp, ứng xử đúng mực với mọi người, với đồng nghiệp, khắc phục được tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, ứng xử thiếu văn hóa... Văn hoá giao tiếp khi sử dụng điện thoại có chuyển biến tích cực. Hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức lạm dụng rượu, bia làm mất tư cách, ảnh hưởng đến uy tín, gây mất trật tự xã hội đã giảm nhiều, hầu như không còn.
- Mặc dù còn có những hạn chế, yếu kém nhưng nhìn chung những năm qua, sau khi triển khai thực hiện đã đạt kết quả khá toàn diện, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ nhằm thực hiện các mục tiêu, nội dung hiện đại hóa nền hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC XÂY DỰNG VĂN HểA CễNG SỞ