THỰC TRẠNG VĂN HểA CễNG SỞ TẠI TỔNG CễNG TY GIẤY VIỆT NAM
II. Phương hướng xây dựng văn hoá công sở tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
5. Làm hăng say, chơi nhiệt tình
Giải trí là một phần không kém quan trọng trong một ngày, nó giúp giải toả căng thẳng, làm vơi bớt nỗi lo âu và giúp chúng ta có trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Khi đi chơi, biết cư xử thoải mái với đồng nghiệp ngoài nơi
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội làm việc, đó là lúc bạn sẽ được sống với chính mình./.
Tóm lại văn hóa công sở được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó văn hóa công sở không ngừng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Để tạo nét văn hóa riêng cho mỗi công sở đòi hỏi phải có sự đồng thuận và cố gắng trên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người mới.
Cần làm tốt chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tạo môi trường và động cơ làm việc cho cán bộ công chức. Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn vì nó thể hiện chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ Cán bộ công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà nghị quyết TW5 (khóa X) của Đảng đã đề ra.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ở trên ta có thể thấy văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Văn hóa công sở biểu hiện thông qua các chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp trong hoạt động công vụ; quan hệ chỉ đạo, phối hợp, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức; đồng thời, văn hóa công sở cũng thể hiện qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định, nội quy hoạt động của cơ quan, đơn vị,…
Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp, phương thức làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ, giúp cán bộ, công chức nhận thức đúng về chức trách, nhiệm vụ của mình đối với xã hội, đối với nhân dân; hình thành thái độ, lòng yêu nghề, niềm tự hào về nghề nghiệp, từ đó có ý thức làm việc tốt, tận tụy với công việc, có hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực với nhân dân, với đồng nghiệp.
Văn hóa công sở cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, giúp cho hoạt động quản lý của cơ quan được thụng suốt, phõn cụng, phõn nhiệm rừ ràng, trụ sở, cảnh quan mụi trường làm việc văn minh, hiện đại.
Vì vậy xây dựng văn hóa công sở văn minh, tiến bộ, hiện đại là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, văn hóa công sở đã thực sự được các cấp các ngành chú trọng, cán bộ công chức tự giác tuân thủ và không ngừng xây dựng hay chưa? Thiết nghĩ, nếu vấn đề này được các nhà lãnh đạo thực sự đầu tư và gương mẫu thực hiện, cán bộ công chức tự quản, tự giác và có ý thức xây dựng, giữ gìn thì hiệu quả hoạt động của cơ quan đơn vị sẽ thực sự lớn. Bởi cách thức ứng xử chính là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Cách thức ửng xử đơn giản như biết cười, biết nói lời cảm ơn, biết xin phép hay nói lời xin lỗi,…
Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam mặc dù văn hóa công sở đã được hình thành về cơ bản nhưng thực hiện hay không còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi cán bộ công chức cũng như phụ thuộc vào nhận thức đúng đắn về phương thức để có ứng xử văn minh tại công sở.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
2. “ Văn hóa ứng xử nơi công sở” của Trần Hoàng, Trần Việt Hoa NXB Văn hóa - Thông tin, 2005.
3. Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý công sở.
4. Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
5. “Văn hóa công sở” của TS.Đào Thị Ái Thi NXB Chính trị - Hành chính, 2012.
Phụ lục 01 Sơ đồ bộ máy của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Phụ lục 02
Bản mô tả công việc trong văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam I. Thông tin chung.
- Tên chức danh: Cán bộ Văn phòng - Mã chức danh: VP01
- Đơn vị công tác: Văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam - Cấp trên trực tiếp: Chánh Văn phòng
- Nơi làm việc: Văn phòng Tổng Công ty II. Chức năng, nhiệm vụ.
- Là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng về toàn bộ công việc được giao.
- Hoạch định kế hoạch theo chiến lược đã đăng ký trong năm và triển khai kế hoạch và vạch ra những giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
- Trực tiếp tham gia các công việc được giao cũng như các công việc khác do lãnh đạo giao.
- Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và nhân viên văn phòng có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để phục vụ tốt công tác.
- Chỉ đạo việc theo dừi, tổng hợp và bỏo cỏo kịp thời tỡnh hỡnh cỏc cụng việc chịu trách nhiệm.
- Phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại các đơn vị.
- Tham gia các cuộc hội họp do lãnh đạo phân công.