Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 39)

Phần II: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

4. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về cơ sở lý luận của văn hóa công sở

Tìm hiểu thực trạng văn hóa công sở tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.

Đánh giá, đưa ra giải pháp kiến nghị xây dựng môi trường văn hóa công sở tại cơ quan.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ VĂN HểA CễNG SỞ 1. Cơ sở lý luận về Văn hóa công sở

1.1. Văn hóa công sở là gì?

1.1.1. Khái niệm văn hóa.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhoh đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: dân tộc học, dân gian học, văn hóa học, xã hội học, kinh tế học, … và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “ Văn hóa là sự tổng hợp của một phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Tổng Giám đốc UNESCO, ông Mayor định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy cấu thành lên các giá trị, các giá trị truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Vậy, Văn hóa là tổng thể những hoạt động sáng tạo và có giá trị của mỗi cộng đồng về mặt vật chất và tinh thần trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Văn hóa là tất cả những nét đặc trưng khiến cho cộng đồng này khác cộng đồng khác từ các mặt tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống.

1.1.2 Khái niệm công sở.

Công sở theo như các tài liệu nghiên cứu là một thiết chế xã hội, là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được nhà nước công nhận. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng.

1.1.3. Khái niệm Văn hóa công sở.

Văn hóa công sở là tổng thế những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. Văn hóa công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công nhân viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người.

Văn hóa công sở cũng giống như bất cứ loại hình văn hóa nào khác, là một loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác.

Như vậy, có thể thấy văn hóa công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản than bộ máy hành chính. Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa công sở là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử trong hoạt động của công sở mà các thành viên trong công sở thừa nhận và tuân theo để ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ xã hội.

1.2. Đặc trưng, bản chất và các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.

1.2.1. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.

Để cấu thành nờn những giỏ trị cốt lừi của văn húa cụng sở phải là những giá trị thuần túy nhất, là những giá trị truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấu trúc, giá trị chức năng và giá trị vật chất. Các giá trị này có thể được bộc lộ chính thức hay không chính thức như: Văn hóa công sở được hình thành bởi các cá nhân trong tổ chức công sở, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức viên chức là đông đảo nhất và cũng là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên văn hóa công sở, ngoài ra còn có các yếu tố khác như:

Giá trị truyền thống và hiện đại tồn tại ở tổ chức:

Tất cả những hoạt động lưu truyền trong lịch sử của công sở và được lưu giũ tồn tại đến ngày nay đã tạo ra những giá trị văn hóa mang tính truyền thống.

Tuy nhiên, văn hóa công sở không phải là bất biến, nó được duy trì và phát triển với hoàn cảnh và môi trường, vì vậy nó tồn tại ngay cả trong các giá trị mang

tính hiện đại. Hay nói cách khác, tồn tại trong giá trị hiện đại, ẩn chứa những sự kế thừa của văn hóa truyền thống.

Trình độ học vấn và trình độ văn minh:

Trình độ học vấn là một yếu tố cần và đủ để cấu thành nên văn hóa công sở. Trình độ học vấn là chìa khóa để con người bước vào văn hóa tiên tiến hơn.

Không ngừng nâng cao trình độ học vấn để giúp cho con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôi dưỡng con người phát triển toàn diện hơn.

Còn trình độ văn minh là sự đánh dấu mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử. Thế giới cũng đã trải qua nhiều giai đoạn lớn của nền văn minh nhân loại. Con người luôn luôn phát huy vai trò của mình trong những giai đoạn phát triển ấy.

Giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

Một trong các yếu tố cấu thành nên giá trị của văn hóa công sở là những nền tảng mang giá trị nhân bản – giá trị của “Chân”; đó là giá trị của sự thật, của chân lý, của những nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật, giá trị của những tri thức khoa học.

Văn hóa công sở còn mang tính nhân ái – giá trị của “Thiện”; giá trị của lương tâm, giá trị của đạo đức.

Và cuối cùng là giá trị của cái đẹp – giá trị “Mỹ”; là giá trị của nhân cách, cử chỉ, hành vi, sắc thái tình cảm người những người thừa hành công vụ, của những nét đẹp sang trọng, lịch sự, minh bạch, công minh.

Qua thời gian, những giá trị tốt đẹp luôn luôn được sàng lọc, chắt lọc và duy trì cho các thế hệ kế cận, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho mỗi cơ quan, tổ chức. Đồng thời tạo nên những nét văn hóa đặc trưng tốt đẹp của mỗi cơ quan, đơn vị.

1.2.2. Đặc trưng, bản chất của văn hóa công sở.

Văn hóa công sở là tổng thể của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy văn hóa công sở có những đặc trưng sau:

Tính hệ thống: Văn hóa công sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội;

Tính giá trị: Văn hóa có giá trị không chỉ là vật chất mà còn có cả giá trị tinh thần, những giá trị gắn đạo đức, của khoa học gắn với vẻ đẹp nhân cách con người.

Đặc trưng này khiến văn hóa công sở có tính điều chỉnh xã hội, cộng đồng;

Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy, nó có tính nhân sinh;

được thể hiện qua những cư xử, ứng xử văn hóa giữa người với người trong tổ chức và ngoài tổ chức.

Tính lịch sử: Văn hóa công sở là sản phẩm của một quá trình, được tích lũy trong suốt một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.

Với những đặc trưng cơ bản trên cho thấy bản chất cơ bản của văn hóa công sở như:

Mức độ tự quản cá nhân là trách nhiệm, mức độ độc lập và cơ hội mà các cá nhân trong công sở đó có được để thực hiện sự sáng tạo của minh;

Từ chính quy là mức độ áp dụng quy chế, điều lệ, nội quy để kiểm soát hành vi của các cá nhân trong tổ chức;

Sự hỗ trợ của cấp trên, sự nhiệt tình quan tâm của người quản lý trong việc giúp đỡ cấp dưới của mình;

Sự hòa đồng là mức độ gắn bó giữa các thành viên trong công sở với nhau, mức độ gắn bó này phản ánh sự đoàn kết và thống nhất về mục tiêu, lợi ích của cá nhân với mục tiêu, lợi ích của công sở;

Hệ thống các chuẩn mực và giá trị, nội dung của các tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, hình thức và mức độ thực hiện;

Khả năng chịu đựng các xung đột nội bộ và xung đột với bên ngoài, là mức độ các xung đột tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân, các nhóm hoặc các bộ phận cũng như thái độ, thiện chí, sự trung thực, sự thân thiện,..

Khả năng chịu đựng rủi ro, là mức độ mà các thành viên được khuyến khích, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận may rủi;

Hình ảnh bên ngoài của công sở, là sự trang trọng, uy nghi, lịch sự, bề thế hay thiếu trang trọng, không lịch sự,…

1.2.3. Vai trò của văn hóa công sở.

Thứ nhất, Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan

hệ hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình:

Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thông qua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn hóa mà cả hai bên cũng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữ người dân với cán bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống văn hóa.

Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết phương hướng, cỏch thức giải quyết cụng việc, giỳp họ hiểu rừ những cụng việc cần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiều biết, tự nguyện. Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc trao đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở cơ quan tổ chức một cách tốt đẹp hơn.

Hai là, Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con người:

Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng… Từ đó phát triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền hành chính công.

Ba là, Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người:

Giá trị là sự tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở, giá trị của của văn hóa công sở cũng gawnsbos với các quan hệ trong công sở:

Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;

Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;

Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;

Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng vẫn đảm bảo được đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động của công sở được thuận tiện hơn.

Bốn là, Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người:

Việc bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cơ quan tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức viên chức đối với công việc của mình ở bất kỳ vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công.

Chương II:

THỰC TRẠNG VỀ VĂN HểA CễNG SỞ TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH

1. Thực trạng về Văn hóa công sở tại Trung tâm dịch vụ việc làm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w