Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Một số khái niệm liên quan
1.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực 1. Số lượng nguồn nhân lực
Số lượng nguồn nhân lực là lực lượng lao động có khả năng cung cấp lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số thì quy mô và tốc độ nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu số lượng không tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đó.
Dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự tăng trưởng dân số hôm nay sẽ là nguồn nhân lực trong tương lai. Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực xã hội. Mối quan hệ giữa hai vấn đề trên được biểu hiện ở hai xu hướng.
Trong các nước có tỷ lệ tăng dân số khá ổn định, tốc độ tăng trưởng
nguồn lao động song song với tốc độ tăng trưởng dân số.
Trong những nước có tỷ lệ tăng dân số đang giảm, thì ở giai đoạn đầu, tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực hàng năm sẽ cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số, nhưng sau một khoảng thời gian nhất định (10-15 năm) tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực hàng năm sẽ song song với tốc độ tăng dân số.
1.4.2. Phát triển về chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển về chất lượng nguồn nhân lực là phát triển các yếu tố tổng hợp của nhiều bộ phận như thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý - xã hội…của người lao động.
Theo Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”[3,T86].
Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của sự hoạt động thần kinh, là khả năng vận động trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cả trong hiện tại lẫn tương lai.
Trí lực của nguồn nhân lực: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe là trí lực, một yếu tố không thể thiếu của nguồn nhân lực. Sự phát triển như vũ bảo của khoa học - công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động.
Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.
Phẩm chất tâm lý - xã hội của nguồn nhân lực: Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình lao động đòi hỏi người lao động hàng loạt phẩm chất như:
Tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao. Những phẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc. Người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều nhược điểm, đang gây trở ngại lớn cho tiến trình hội nhập nước ta.
1.4.3. Cơ cấu phát triển nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như: Cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu giới tính, độ tuổi…
Khi đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực quốc gia người ta thường xem xét cơ cấu giữa các cấp trình độ đào tạo (sơ cấp;
công nhân kỹ thuật; trung học chuyên nghiệp; cao đẳng; đại học; trên đại học) có phù hợp với trình độ xu thế phát triển của nền kinh tế quốc dân, của thị trường lao động hay không, từ đó mà có những giải pháp đổi mới hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo điều chỉnh định hướng giáo dục và đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực theo các cấp trình độ chuyên mô - kỹ thuật.
Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia số dân thành hai bộ phận
giới tính nam và nữ. Tỷ lệ nam và nữ so sánh số nam hoặc nữ với tổng số dân.
Để từ đó có những chính sách về cơ cấu giới tính nguồn nhân lực sao cho phù hợp cân đối.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Cơ cấu giới tính theo độ tuổi được thể hiện qua sự phân chia dân số theo từng năm tuổi hay nhóm tuổi, để từ đó xác định được số lượng nguồn nhân lực của đất nước, có những dự báo về nguồn nhân lực để đưa ra chính sách phù hợp cho nguồn nhân lực của đất nước.
1.5. Các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh CNH-HĐH