Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 27 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Một số khái niệm liên quan

1.6. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển nguồn

nhân lực

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ đó xỏc định rừ phương chõm “nguồn nhõn lực là trung tõm của mọi sự phát triển”. Để giữ vị trí siêu cường về kinh tế và khoa học, công nghệ, chiến lược nguồn nhân lực tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. Trong đào tạo nguồn nhân lực, Mỹ đã xây dựng một hệ thống giáo dục với hai đặc trưng là tính đại chúng và tính khai phóng, hệ thống giáo dục Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học. Ở Mỹ, hệ thống các trường cao đẳng, đại học cộng đồng phát triển mạnh đảm bảo tính đại chúng trong giáo dục đại học, các trường này hướng vào đào tạo kỹ năng làm việc cho người lao động, hiện ở Mỹ 78% có khoảng dân số tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ở Mỹ, phát triển cả những trường đại học cộng đồng và đại học nghiên cứu. Tỷ lệ các trường nghiên cứu và đại học cộng đồng là 1/30, nghĩa là cứ 1 trường đại học nghiên cứu thì có tới 30 trường đại học cộng đồng. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Các trường đại học khẳng định mình bằng chính chất lượng giảng dạy và tự xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.

Cùng với việc đầu tư nhiều tiền từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nhân lực thì Mỹ còn huy động được nhiều nguồn lực khác từ trong xã hội vào công tác đào tạo nhân lực. Các công ty ở Mỹ cũng rất chú ý phát triển nguồn nhân lực,

đào tạo nhân công. Năm 1992, chi phí đào tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ USD; năm 1995 chi phí đó lên tới 600 tỷ USD, năm 2000 là trên 800 tỷ USD và đến nay lên tới gần 1.000 tỷ USD.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Chính phủ đang hết sức quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trong nước, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này khi chuyển dần sang kinh tế tri thức. Trung Quốc đã đề ra Chiến lược tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm mục tiêu xây dựng kinh tế đất nước. Nội dung chiến lược là lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao, kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, tri thức, tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lừi, ra sức đẩy mạnh cụng tỏc bồi dưỡng nhõn tài, kiờn trỡ đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài của đất nước.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản cho thấy đây là một nước có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vững chắc có tác động quan trọng đến quá trình tạo dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực từ xa, thông qua quá trình giáo dục từ tiến phổ thông cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm. Cách giáo dục của họ đã tạo dựng nguồn nhân lực sự cần cù, lòng kiên trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành tận tụy với công việc và gắn bó sống còn với tổ chức mà họ đang làm việc. Ngay từ những ngày đầu bước chân vào trường tiểu học, người Nhật Bản đã tạo cho trẻ thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Năm 1972, Nhật

Bản thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc với khẩu hiệu: “Văn minh và khai hóa, làm giàu và bảo vệ đất nước, học tập văn minh và kỹ thuật Âu - Mỹ bảo trì truyền thống văn hóa đạo đức của Nhật Bản.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản nhấn mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thông thường hoạt động giáo dục được chia thành hai loại: Đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp. Trong đó dạng đào tạo tại chỗ vừa học vừa làm giữ vai trò quan trọng nhất. Sở dĩ người Nhật Bản chú ý loại hình này vì họ cho rằng đây là dạng đào tạo ít tốn kém, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc, hơn nữa hoạt động đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh những hoạt động để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn thế đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc thường ngày của đối tượng được đào tạo.

1.6.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực ở các nước trên, có thể rút ra một số bài học quý báu cho chúng ta, đó là:

Thứ nhất: Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư cho giáo dục, từ phổ thông cho đến đại học và các trường nghề. Giáo dục đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển giáo dục đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được điều này, Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống giáo dục, đào tạo phù hợp với điều kiện trong nước, từng khu vực nhưng phải tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến của thế giới.

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Việc này đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực chung liên quan đến

nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong đó, tập trung làm tốt những công tác: Dự báo cầu lao động; tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội làm việc; có chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng.

Thứ ba: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho khoa học - công nghệ như cơ sở nghiên cứu khoa học, trung tâm đào tạo nhân tài. Từng bước hiện đại hoá các cơ sở này theo những tiêu chuẩn quốc tế, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đào tạo theo hướng của các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, cần có cơ chế thu hút các nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt chuyên gia là Việt kiều về làm việc trong nước (có thể là một thời gian nào đó trong năm).

Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực phải củng cố khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất phải lựa chọn chiến lược, phương thức phát triển riêng phù hợp với truyền thống dân tộc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Kết luận chương 1.

Qua nghiờn cứu tài liệu đó làm rừ khỏi niệm cơ bản về nhõn lực, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực, vai trò của phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới, để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w