Khái quát chung về huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 26 - 48)

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kện tự nhiên của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Huyện Tĩnh Gia nằm ở cực Nam của tỉnh Thanh Hóa với diện tích tự nhiên là 45.733,61 ha, dân số tính đến ngày 31/12/2014 là 230.050 người.

Tĩnh Gia có vị trí địa lý rất thuận lợi so với nhiều địa phương khác bao gồm:

Đường bộ, đường sắt và đường biển. Ngoài ra, Tĩnh Gia cũng là một huyện rất giàu về tài nguyên. Về tài nguyên khoáng sản, vùng núi cao của huyện có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao như: Chì, kẽm, sắt, đá chịu lửa, đặc biệt là các mỏ đá vôi ở phía Tây Nam huyện có trữ lượng hàng tỷ mét khối là nguyên liệu để làm xi măng. Dọc theo sườn phía Đông của huyện tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 42 km chứa đựng nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú như: Cá, tôm, cua, mực, hải sâm, nước mắm Duy Xuyên, Ba Làng nổi tiếng cả nước. Ở phía Nam huyện, khu kinh tế Nghi Sơn đang trong giai đoạn xây dựng và hình thành với cảng nước sâu Nghi Sơn, nhà máy đóng tàu, nhà máy lọc dầu và hàng loạt các nhà máy khác. Với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, trong tương lai huyện Tĩnh Gia sẽ phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành một khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa Huyện Tĩnh Gia là một huyện đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động tập trung vào các ngành sau đây: Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân hàng năm đạt 11 % cao hơn thời kỳ 1996 – 2000 là 4 %. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 435 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp;

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ trong GDP năm 2005 là 49,46 % - 24,43 % - 29,11 %.

Nông- lâm-ngư nghiệp.

Tốc độ tăng GDP nông - lâm - ngư nghiệp bình quân 9,2%, vượt 2,2

%. Sản lượng lương thực năm 2004 đạt 54,919 tấn, năm 2005 đạt tương đương năm 2004, tăng 47 % so với năm 2000. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác tăng từ 20 triệu đồng thời kỳ 1996 – 2000 lên gần 30 triệu đồng thời kỳ 2001 – 2005. Chăn nuôi hướng mạnh sang chăn nuôi lợn hướng lạc và bò lai.

Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng 21 % năm 2001 lên 27 % năm 2005 trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Đàn trâu bò bình quân hàng năm là 35.000 con; đàn lợn bình quân hàng năm là 84.813 con. Sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản bình quân hàng năm đạt 13.015 tấn, tăng gấp 2 lần bình quân của thời kỳ 1996 – 2000. Tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 13,7% năm 2000 lên 16,1 % năm 2005. Trong 5 năm đã rồng được 700 ha rừng, mật độ che phủ rừng năm 2005 đạt 41%.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ( CN-TTCN )

Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựng bình quân 14 % năm.

Giá trị sản xuất CN – TTCN tăng từ 26 tỷ đồng năm 2001 lên trên 50 tỷ đồng năm 2005. Sản lượng muối hàng năm bình quân đạt 14.500 tấn. Cơ cấu sản xuất TTCN chuyển dịch theo hướng tích cực, các lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng ngày một tăng.

Thương mại – dịch vụ.

Tốc độ tăng GDP các ngành dịch vụ, thương mại bình quân hàng năm

11,8 %, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, thương mại bình quân hàng năm là 132.228 triệu đồng. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 5 triệu USD.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 5 năm là 780 tỷ, trong đó vốn do huyện huy động là 380 tỷ. Hệ thống giao thông được chú trọng triển khai thực hiện đạt kết quả khá. Hệ thống thuỷ lợi tiếp tục được nâng cấp, xây dựng kiên cố 115 km kênh mương. Đã phát triển lưới điện cho 6 xã còn lại và nâng cấp hệ thống điện Thị trấn và xã có lưới điện xuống cấp. Cơ sở vật chất các ngành giáo dục, y tế, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao được tăng cường đáng kể.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa) 2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa-xã hội của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

Văn hoá - xã hội huyện Tĩnh Gia cũng đạt được những kết quả đáng mừng trong những năm qua. Nhân dân trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, giúp nhau vượt khó, phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định đời sống.

Các hoạt động văn hoá thể dục thể thao được chú trọng phát triển ngày càng phong phú, đa dạng trong nhân dân, các thiết chế văn hoá được tăng cường, các chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện nhà ở cho nhân dân được quan tõm triển khai thực hiện. éời sống nhõn dõn được cải thiện rừ rệt, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Theo đó, Tĩnh Gia luôn chú trọng kết hợp vốn đầu tư của Nhà Nước với công tác xã hội hoá để đảm bảo cho sự phát triển của ngành giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, thể dục thể thao, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em.

Giáo dục - Đào tạo.

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Toàn huyện có 11 trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2005 toàn huyện có 113 trường học, 34/34 xã, thị trấn đã có trung tâm học tập cộng đồng. Tổng số học sinh toàn huyện năm 2005 là 60.695 em. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được tăng cường cả về số

lượng và chất lượng. Công tác dạy nghề được quan tâm củng cố.

Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao.

Cuối năm 2005 khai trương xây dựng được 162 làng, đơn vị văn hoá.

Năm 2001 có 24.000 gia đình văn hoá, đến cuối năm 2004 có 30.397 gia đình.

Hàng năm huyện và nhiều cơ sở đã tổ chức được nhiều giải thi đấu thể thao thu hút được nhiều đối tượng tham gia và chất lượng ngày một nâng cao.

Toàn huyện đã có 7.000 máy điện thoại bình quân 3 máy điện thoại trên 100.000 dân. Thời lượng phát sóng phát thanh - truyền hình huyện được nâng lên, năm 2001 toàn huyện có 12.483 máy thu hình thì đến đấu năm 2005 tăng lên 28.773 máy.

Y tế – chăm sóc sức khoẻ.

Chất lượng khám và điều trị của trung tâm y tế huyện được nâng lên, có 8,8 số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, trên 80% trạm y tế có bác sỹ.

Trình độ chuyên môn, y đức của người thầy thuốc có tiến bộ. Hoạt động y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh được tăng cường, 5 năm qua không có dịch lớn nào xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng bình quân hàng năm giảm, tỷ lệ tăng dần số tự nhiên đến năm 2005 dưới 1%.

Chính sách xã hội.

Bình quân mỗi năm tạo việc làm có thu nhập ổn định cho 3000 đến 3500 lao động, trong đó có trên 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ đói toàn huyện năm 2001 chiếm 20 % đến năm 2004 còn 1 % giảm 9 %, năm 2005 là 10%, đến nay giải quyết được 560 nhà ở cho hộ nghèo. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, tự thiện nhân đạo được phát động mạnh mẽ và đạt kết quả khá

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa) 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực

Dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển của nguồn nhân lực.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2014.

ĐVT: Người

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dân số 214.972 216.985 218.950 220.560 222.050 Lao động trong độ

tuổi 123.947 124.450 125.789 126.289 126.889

Tỷ lệ so với dân số (%)

57.65 57.35 57.45 57.25 57.14

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh & xã hội: Số liệu thông kê của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa)

(Nguồn: Xem bảng 2.1) Biểu đồ 2.1. Quy mô dân số và tốc độ tăng nguồn nhân lực qua các năm 2010 - 2014 của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy quy mô dân số và tốc độ tăng nguồn nhân lực của huyện giai đoạn 2010 - 2014 thì số lao động trong độ tuổi tăng tỷ lệ thuận với tăng dân số. Cụ thể như sau:

Năm 2010 có tổng dân số là 214.972 người, số lao động trong độ tuổi là 123.947 người chiếm tỷ lệ 57,65% so với tổng số dân.

Năm 2011 có tổng số dân là 216.985 người, số lao động trong độ tuổi là 124.450 người chiếm 57,35% so với tổng dân số.

Năm 2012 có tổng số dân là 218.950 người, số lao động trong độ tuổi 125.789 người chiếm 57,45% so với tổng số dân.

Năm 2013 có tổng số dân là 220.560 người, số lao động trong độ tuổi là 126.289 người, chiếm 57,25% so với tổng số dân.

Năm 2014 có tổng số dân là 220.050 người số lao động trong độ tuổi là 126.889 người, chiếm 57,14% so với tổng số dân.

Qua đó ta thấy việc tăng dân số của huyện, đem lại nguồn nhân lực lớn cho huyện, nhưng bên cạnh đó việc tăng dân số cũng đem lại nhiều thách thức trong việc vấn đề sử dụng nhân lực và giải quyết việc làm cho nguồn lao động của huyện.

2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực a. Cơ cấu theo giới tính.

Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia số dân thành hai bộ phận nam nữ.

Tỷ lệ nam và nữ: So sánh số nam hoặc nữ với tổng số dân.

Bảng 2.2. Bảng số liệu theo giới tính lực lượng lao động trên địa bàn của toàn huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Đơn vị tính: Người Giới tính

Nam Nữ

1 Hải Châu 8.202 4.544 3.658

2 Triêu Dương 3.129 1.664 1.465

3 Anh Sơn 5.854 3.001 2.853

4 Hải An 6.768 3.300 3.468

5 Phú Sơn 3.919 2.001 1.978

6 Ninh Hải 6.012 2.952 3.061

7 Bình Minh 7.093 3.593 3.500

8 Phú Lâm 3.641 1.815 1.826

9 Tân Trường 6.318 3.172 3.146

10 Tĩnh Hải 4.299 2.111 2.188

11 TT Tĩnh Gia 2.843 1.359 1.484

12 Hải Ninh 7.532 4.432 3.001

13 Ngọc Lĩnh 6.709 3.344 3.365

14 Hùng Sơn 4.173 2.129 2.044

15 Các Sơn 8.621 4.535 4.086

16 Nguyên Bình 11.606 5.801 5.805

17 Hải Thanh 14.023 8.182 5.841

18 Trúc Lâm 5.394 2.742 2.652

19 Mai Lâm 7.120 3.368 3.752

20 Hải Yến 4.733 2.231 2.502

21 Thanh Thuỷ 7.045 3.474 3.571

22 Thanh Sơn 5.813 2.950 2.863

23 Tân Dân 5.324 2.612 2.712

25 Định Hải 3.488 1.844 1.644

26 Hải Nhân 11.339 5.749 5.590

27 Hải Hoà 7.638 3.743 3.895

28 Xuân Lâm 6.924 3.462 3.462

29 Hải Bình 5.916 3.419 2.497

30 Tùng Lâm 4.368 2.236 2.132

31 Trường Lâm 7.879 4.084 3.795

32 Hải Thượng 6.341 3.153 3.188

33 Nghi Sơn 2.369 2.250 119

34 Hải Hà 6.679 3.657 3.022

Tổng cộng 214.972 111.887 103.085

(Nguồn: Phòng lao động Thương binh & xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: Xem bảng 2.2) Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện giới tính nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Bảng 2.3. Bảng số liệu thể hiện cơ cấu giới tính lực lượng lao động của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

Tổng số

Giới tính

Nam Nữ

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

214.972 111.887 52% 103.085 48%

(Nguồn: Xem bảng 2.2)

(Nguồn: Xem bảng 2.3) Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của lực lượng lao động huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy lực lượng lao động của huyện Tĩnh Gia có tỷ lệ lao động nữ là 103.085 người chiếm 48% và lao động nam là 111.887 chiếm 52%. Như vậy, tỷ lệ giữa lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Xác định cơ cấu giới tính làm cơ sở cho việc đề ra các chính sách dân số có những biện pháp để cân đối giới tính lực lượng động, định ra chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện phù hợp với nguồn lao động trên địa bàn huyện.

b. Cơ cấu theo nhóm tuổi.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.

Dưới đây là bảng cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa như sau:

Bảng 2.4. Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi của huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa.

Nhóm tuổi Tổng số (người) Tỷ lệ %

15-19 16.325 7.6

20-24 29.021 13.5

25-29 30.117 14.01

30-34 21.905 10.19

35-39 21.562 10.03

40-44 19.369 9.01

45-49 21.863 10.17

50-54 20.014 9.31

55-59 13.565 6.31

>60 21.231 9.87

Tổng số 214.972 100

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh & xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia, thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: xem bảng 2.4)

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Huyện Tĩnh Gia là một huyện thuộc loại dân số trẻ. Số lao động trong độ tuổi từ 15 - 44 chiếm gần 64.34% lao động, độ tuổi trên 60 là 21.231 người (chiếm khoảng 9,87% tổng lao động của cả huyện). Nguồn nhân lực của huyện rất dồi dào và đang ngày càng tăng nhanh. Số lao động độ tuổi từ 20-24 (29.021 người) và 25 - 29 (30.117 người) chiếm tỷ lệ cao nhất là 13.5% và 14.01. Trong khi đó, số lao động trong độ tuổi từ 55 - 59 chỉ có 13.565 người (chiếm 6.31% lao động cả huyện). Nhìn chung trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi tham gia lao động nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Như vậy, có thể thấy là nguồn nhân lực của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa có nhu cầu đào tạo rất lớn do số lượng lao động đông, tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao.

c. Cơ cấu nguồn nhân lực theo khu vực.

Bảng 2.5. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo khu vực giữa thành thị và nông thôn.

Tổng nhân

ĐVT Khu vực

Thành thị Tỷ lệ (%) Nông thôn Tỷ lệ (%)

214.972 Người 2.843 1.3 212.129 98.7

(Nguồn:Phòng Lao động Thương Binh & Xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: Xem bảng 2.5) Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng lực lượng lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

(Nguồn: Xem bảng 2.5) Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lực lượng lao động phân theo khu vực giữa thành thị và nông thôn của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, nguồn nhân lực lao động ở nông thôn chiếm nhiều hơn so với thành thị. Số lượng lao động ở nông là 212.129 người chiếm tỷ lệ 98,7% trong tổng số lượng lao động, trong khi đó thì lực lượng lao động ở thành thị là 2.843 người, chiểm 1.3% trong tổng số lao động. Việc nguồn nhân lực lao động ở nông thôn chiếm nhiều hơn so với nguồn dân lực lao động ở thành thị là do đặc điểm yếu tố nông nghiệp, huyện Tĩnh Gia là một huyện chủ yếu là làm nông nghiệp, chính vì vậy nguồn nhân lực ở nông thôn chiếm nhiều hơn ở thành thị. Tuy nhiên năng suất lao động làm nông nghiệp thấp, vì thế quá trình công nghiệp hóa nông thôn phải chuyển dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các ngành khác là rất lớn.

Đây là bài toán cần giải quyết đối với vấn đề sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả và giải quyết được việc làm cho nguồn lao động ở nông thôn.

d. Cơ cấu lao động trong ngành các ngành kinh tế

Phân bố cơ cấu nguồn nhân lực hoạt động kinh tế theo ngành phụ thuộc vào quan hệ cũng như xu hướng vận động phát triển của các loại lao động

theo ngành khác nhau. Cơ cấu lao động theo ngành phụ thuộc vào tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhưng quá trình này diễn ra ở mức độ thấp. Lao động hoạt động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng số lao động cả nước. Nhìn chung, phân bố nguồn nhân lực hoạt động kinh tế theo ba nhóm ngành phản ánh cơ cấu lao động ngành của nước ta còn lạc hậu, các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng, địa phương trong cả nước.

Sau đây là lực lượng lao động hoạt động kinh tế của huyện Tĩnh Gia -Thanh Hóa theo ba nhóm ngành như sau:

Bảng 2.6. Lực lượng lao động, hoạt động theo ngành kinh tế của huyện Tĩnh Gia - Thanh hóa.

Cơ cấu lao động Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-Xây

dựng

Dịch vụ khác

Tự làm Làm công

ăn lương Tự làm Làm công

ăn lương Tự làm Làm công ăn lương

165.942 2.020 5.790 6.185 19.281 15.754

167.962 11.975 35.035

78.1% 5.6% 16.3%

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh &Xã hội: Số liệu thống kê của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa, thời điểm tháng 12/2010)

(Nguồn: Xem bảng 2.6) Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện số lượng, lực lượng lao động trong các ngành kinh tế của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

(Nguồn: Xem bảng 2.6) Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lực lượng lao động, hoạt động theo ngành kinh tế của huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa.

Trong tổng số lao động của huyện thì lao động tự làm trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn là 88.8%, còn lao động làm công ăn lương là 11,2%%. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp cú sự khỏc biệt rừ ràng giữa lao động tự làm và làm cụng ăn lương. Lao động tự làm là 165.942 người, trong khi đó lao động làm công ăn lương là 2.020 người .

Nguồn lao động tập trung nhiều nhất ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp với 165.942 người, chiếm tỷ lệ 78.1 %, sau đó đến ngành dịch vụ khác là 35.035 người chiếm tỷ lệ 16.35% và cuối cùng là ngành công nghiệp - dịch vụ với 11.975 người, chiếm tỷ lệ 5.6%.

Trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thì lao động tự làm cao hơn lao động làm công ăn lương nhưng không quá lớn. Điều này cho thấy rằng, tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành nghề ít. Các ngành nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động, cần mở thêm các ngành nghề khác để thu hút được một số lượng lớn người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm và thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống.

2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực.

a. Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển nguồn nhân lực của huyện tĩnh gia thanh hóa (Trang 26 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w