Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn Đơn vị: tỷ đồng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương (Trang 51 - 54)

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm Phân tán rủi ro

Để phân tán được rủi ro trong quyết định cho vay của Thống đốc ngân hàng nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có quy định:

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng NNVN.

Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD như sau:

- Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng.

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định

Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển hóa các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp trong thực tiễn, xây dựng một số quy định mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, phát triển và vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã đưa ra quy định chung về thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm, là thời hạn được tính từ thời điểm đăng ký cho đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký. Quy định này đã khắc phục được hạn chế của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP trong đó quy định việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong 05 năm, kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký gia hạn. Như vậy, các bên tham gia giao dịch sẽ chủ động thực hiện việc xóa đăng ký mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký gia hạn hoặc xóa đăng ký trước hạn.

Việc hệ thống hóa các trường hợp phải đăng ký được dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, do đó bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật hiện hành.

Để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định tập hợp, liệt kê các trường hợp đăng ký bắt buộc: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất l , thế chấp tàu bay;

thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định (khoản 1 Điều 3) và đăng ký tự nguyện đối với trường hợp không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký (khoản 2 Điều 3) - các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 (thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển, các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định).

Tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay tại SGCTNH như sau:

Có tài sản Không tài sản Tài sản hình thành từ vốn vay

9.880,74 10.000,00

9.000,00 8.000,00 7.000,00 6.000,00 5.000,00 4.000,00 3.000,00 2.000,00 1.000,00

0,00

9.571,48 8.907,14

7.251,30

507,05

157,64 193,64622,84 549,78

334,49 505,42 557,2

Năm 2008Năm 2009Năm 201030/06/2011

Bảng 7: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay qua các thời điểm

Đơn vị: tỷ đồng Cho vay bằng tiền đồng

và ngoại tệ quy đổi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Có tài sản 7.251,3 8.907,14 9.571,48 9.880,74

Không tài sản 157,64 193,64 549,78 505,42

Tài sản hình thành

từ vốn vay 507,05 622,84 334,49 557,2

Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36 Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài

sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

Biểu 5: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài sản

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w