7. Kết cấu của luận văn
2.1. Một số đặc điểm về tỉnh Bình Dương và thực trạng công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương hiện nay
2.2.1. Một số đặc điểm về tỉnh Bình Dương và khái quát tình hình phụ nữ ở Bình Dương hiện nay
Đặc điểm tình hình tỉnh Bình Dương Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bình Dương được tái lập và đi vào hoạt động từ 01/01/1997 trên cơ sở chia tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX ngày 06/11/1996.
Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên một trong bốn huyện của phủ này.
Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp.
Tỉnh Bình Dương nằm ở trung tâm của miền Đông Nam Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).
Tuy không giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhưng với vị trí địa lý đặc biệt đó đã biến Bình Dương trở thành địa bàn chiến lược quan trọng cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.
Về tình hình kinh tế - xã hội, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn. Cụ thể, năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình kinh tế thế giới. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 16/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI); kịp thời triển khai thực hiện có kết quả các nhóm giải pháp của Chính phủ thực hiện mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Với sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ, các ngành, các cấp và nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp cùng các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 của tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Trong năm 2013, “cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ trọng tương ứng là 61,3% - 35,3% - 3,4% (kế hoạch 61,5% - 35% - 3,5%); thu nhập bình quân đầu người đạt 52,7 triệu đồng (kế hoạch 50,8 triệu đồng)”[4, tr.1]. Năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của toàn đảng bộ, toàn quân, toàn dân và các doanh nghiệp trong tỉnh nên “tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2014 tiếp tục phát triển ổn định và chuyển biến tích cực, đúng hướng. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra; an sinh xã hội được chăm lo; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 60,8% - 36,2% - 3%” [45, tr.1]. Năm 2015, “tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển ổn định và đạt được những kết quả tích cực ở hầu hết các lĩnh vực, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đều
đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 73,1 triệu đồng; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ trọng tương ứng là 60% - 37,3% -2,7%. Chỉ số giá cả được kiềm chế và tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Hoạt động văn hóa, xã hội được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu mới; an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng an ninh được giữ vững”[46, tr.1]. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương cũng tồn tại những bất cập, hạn chế. Tiêu biểu, năm 2013, “kinh tế của tỉnh Bình Dương phát triển chưa ổn định, lãi suất tín dụng còn tương đối cao và khó tiếp cận, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu đã tác động đến giá nguyên, nhiên liệu đầu vào dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; giá gia súc, gia cầm, nông sản thấp và tiêu thụ chậm, giá bán mủ cao su giảm so với cùng kỳ; vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, thiên tai … chưa được kiềm chế; thời tiết, dịch bệnh trên gia cầm, vật nuôi tiếp tục diễn biến phức tạp; các dự án trọng điểm của Tỉnh về giao thông, xây dựng, thoát nước, xử lý môi trường, di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư tiến độ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là người lao động có thu nhập thấp”[4, tr.1]. Năm 2014, “các chính sách tín dụng ngân hàng, hỗ trợ và miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp còn nhiều bất cập và khó tiếp cận; giá các mặt hàng nông sản xuống thấp và không ổn định, nhất là giá bán mủ cao su giảm mạnh so cùng kỳ và chưa có dấu hiệu phục hồi; trong khi đó giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất chưa có dấu hiệu giảm mặc dù giá xăng, dầu đã được điều chỉnh giảm mạnh; tình hình dịch bệnh trên gia cầm, vật nuôi tiếp tục diễn biến phức tạp; an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo;
một số dự án trọng điểm của Tỉnh về giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, xử lý môi trường … tiến độ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân”[5, tr.1]. Có những bất cập, hạn chế đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng cho nhân dân, như đến năm 2015, “nhân dân cũng còn những lo lắng trước tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; một số mặt hàng nông sản
còn gặp khó khăn về thị trường và giá tiêu thụ, nhất là giá mủ cao su tiếp tục giảm thấp làm ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận công nhân lao động và người dân sản xuất, chế biến các sản phẩm liên quan đến cây cao su. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chất lượng tư vấn còn hạn chế làm cho một số dự án phải kéo dài, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân; các dự án về thoát nước đô thị, chống ùn tắc giao thông triển khai còn chậm. Các vụ tranh chấp lao động tập thể, đình, lãn công vẫn còn diễn ra. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước tuy được tập trung chỉ đạo thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao so với yêu cầu. Tội phạm về trật tự xã hội giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tăng về số vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng...”[5, tr.1].
Về tình hình dân tộc, trong những năm qua, tình hình đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Dương cơ bản ổn định và ngày càng được cải thiện. Các cấp, các ngành đã tập trung tổ chức các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình.
Về tình hình tôn giáo, trong những năm qua, tình hình tôn giáo trong tỉnh Bình Dương nhìn chung ổn định, các tôn giáo hoạt động trên địa bàn tỉnh luôn chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo trong tỉnh thực hiện theo chương trình đã đăng ký từ đầu năm, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào các tôn giáo được bảo đảm.
Một trong những đặc điểm cũng ảnh hương không nhỏ đến công tác tác dân vận ở tỉnh Bình Dương đó là, năm 2014, tỉnh Bình Dương đã tập trung thực hiện Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập mới một số huyện, thị trong tỉnh, nâng tổng số đơn vị hành chính cấp huyện lên 9 đơn vị, trong đó gồm 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện, đồng thời khánh thành và đưa vào sử dụng Khu Trung tâm hành chính tập trung từ ngày 18/2/2014, đến nay đã ổn định và được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Tình hình phụ nữ tỉnh Bình Dương
Theo Báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương, tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trong những năm gần đây như sau: năm 2011 là 261.857, năm 2012 là 264.372 phụ nữ, 2013 là 253.115 phụ nữ, 2014 là 248.691 phụ nữ, 2015 là 248.400 phụ nữ. Như vậy, tính đến cuối năm 2015, “phụ nữ tỉnh Bình Dương chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh, là lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động góp phần tạo dựng nên những thành quả vật chất, tinh thần của tỉnh nhà”[22, tr.2]. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển trên các lĩnh vực văn hóa – xã hội, đã tạo thêm nhiều điều kiện và cơ hội việc làm để lực lượng lao động nữ phát triển cả về số lượng và chất lượng cũng như ngày càng có nhiều hơn điều kiện tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội. “5 năm qua, phong trào phụ nữ Bình Dương tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều chuyển biến tích cực, các tầng lớp phụ nữ toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh nhà”[22, tr.2]. Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” ngày càng được các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng rộng rãi, được gắn kết với việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng nông thôn mới. Các cấp Hội không ngừng nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện quan điểm chỉ đạo “hướng về cơ sở”; cụ thể hóa vào phong trào thi đua của từng địa phương, tạo sự chuyển biến về chất trong phong trào phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Song song đó, các cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm vấn đề bình đẳng giới, xem đây là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển tại địa phương. Cùng với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội phụ nữ tỉnh Bình Dương “đã tích cực tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp triển khai ở mọi lĩnh vực từ gia đình đến xã hội, góp phần làm thay đổi các quan niệm về đạo đức, phong tục, tập quán; thân phận và địa vị của phụ nữ ngày được nâng lên”[22, tr.2]. Trong lĩnh vực lao động - việc
làm, “nhiều lao động nữ, nhất là phụ nữ nghèo, ở nông thôn được đào tạo nghề và giới thiệu vào làm việc trong các khu công nghiệp; công tác giáo dục - đào tạo học sinh nữ có những chuyển biến tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đạt kết quả khá tốt; việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn được quan tâm...
”[22, tr.2]. Từ những kết quả đạt được, phụ nữ ngày càng thể hiện rừ vai trũ, khả năng, sức sáng tạo, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung trên các lĩnh vực; được tham gia vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, có kinh tế độc lập và địa vị trong gia đình cũng như ngoài xã hội; một số phụ nữ đã vươn lên vị trí lãnh đạo kinh tế và lãnh đạo chính trị. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách cũng còn nhiều bất cập, đáng chú ý là vấn đề cống hiến và hưởng thụ giữa nam và nữ do tư tưởng phong kiến "trọng nam, khinh nữ" vẫn còn tồn tại. Điều đó đòi hỏi người phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có tri thức, có văn hóa, có kĩ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên trong mọi khó khăn thử thách.
2.2.2. Thực trạng công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương những năm qua
Trong những năm qua, công tác dân vận nói chung của tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành công nhất định, tiêu biểu năm 2013, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Bình Dương triển khai thực Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 về
“Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp của tỉnh Bình Dương “đã hướng các hoạt động về cơ sở, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng; tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đến lợi ích, quyền lợi chính đáng của nhân dân và người lao động, đã khuyến khích và phát huy được tinh thần yêu nước, tinh thần lao động sáng tạo, tự quản, dân chủ ở cơ sở..., đã tạo được tạo sự đồng thuận và niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và chính quyền, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong Tỉnh góp phần giữ vững ổn định an ninh - chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở địa phương”[4, tr.1]. Đến năm 2014, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã “đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở với nhiều nội dung, hình thức ngày càng phong phú, phù hợp với từng đối tượng; tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và người lao động, qua đó đã khuyến khích và phát huy được tinh thần yêu nước, tinh thần lao động sáng tạo, tự quản và thực hiện dân chủ ở cơ sở”[5, tr.1].
Năm 2015, công tác dân vận của các cấp chính quyền đã được quan tâm; việc thí điểm thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện của dân, do dân và vì dân” và thí điểm mô hình “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ” đang được phát huy.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã chủ động sơ, tổng kết các chương trình phối hợp thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác dân vận giai đoạn 2011 - 2015; quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên; cùng chính quyền quan tâm đến công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách. Qua đó đã tạo được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân với Đảng, chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Riêng đối với công tác vận động phụ nữ của tỉnh Bình Dương:
Những thành tựu trong công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương những năm qua
Riêng về công tác vận động phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương trong những năm qua cũng đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tiêu biểu: năm 2011, Hội tập trung chỉ đạo Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp đúng tiến độ, đảm bảo nội dung theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ IX (2011-2016). Tổ chức các hoạt động và hoàn thành 04 công trình chào mừng Đại hội Phụ nữ Tỉnh, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam và 01 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10). Phối hợp tham mưu Tỉnh ủy sơ kết 03 năm việc thực hiện Nghị quyết