Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về dân vận và vận DỤNG tư TƯỞNG đó TRONG CÔNG tác vận ĐỘNG PHỤ nữ ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 72 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương hiện nay

2.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền địa phương trong công tác vận động phụ nữ ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Để công tác vận động phụ nữ ở tỉnh Bình Dương hiện nay đi vào chiều sâu, có hiệu quả, trước hết, cần nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền đối với công tác vận động phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh. Trong đó, từng cấp ủy tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới sự quản lý của Nhà nước đối với công tác vận động phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh theo hướng tạo điều kiện để Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động, để gần phụ nữ, sát phụ nữ hơn. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 69-CTHĐ/TU, ngày 26/8/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 25. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt nhằm

nâng cao nhận thức về công tác vận động phụ nữ của các cấp uỷ đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh; Thứ hai, các cấp ủy đảng và chính quyền tại địa phương cần tiếp tục thể chế hoá những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác vận động phụ nữ thành các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hoạt hoạt động. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên các lĩnh vực: thủ tục hành chính, chế độ tiếp công dân, việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị chính đáng của công dân …; Thứ ba, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cần thường xuyên quan tâm định hướng hoạt động, đổi mới nội dung, hình thức, phương thức vận động phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kết luận số 62 và các nghị quyết của Đảng về công tác vận động quần chúng và Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác vận động phụ nữ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác vận động phụ nữ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Thứ tư, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền địa phương đối với việc đổi mới nội dung, phương thức vận động phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh. Cụ thể, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương thức vận động phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh thông qua việc thường xuyên chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy, xây dựng và thực hiện các chương trình, các đề án, các mô hình nhằm vận động hội viên và nhân dân, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các cấp ủy đảng và chính quyền cần duy trì định kỳ chế độ giao ban, làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh để nghe tâm tư, nguyện vọng của các hội viên; chỉ đạo và tháo gỡ kịp thời những khó khăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh. Hàng năm, các

cấp ủy đều bố trí làm việc với Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh về phương hướng công tác vận động phụ nữ trong năm và quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác vận động phụ nữ do Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh đề xuất.

2.2.2. Đổi mới hoạt động của hệ thống Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác vận động phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương cũng cần phải đổi mới phương thức vận động phụ nữ. Trong đú, cần tập trung vào những vấn đề cốt lừi sau:

Thứ nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần phát huy tốt vai trò tham mưu, đề xuất với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và tạo mối quan hệ tốt với các ban, ngành đoàn thể thông qua việc ký liên tịch chương trình phối hợp; sự ủng hộ của xã hội là nhân tố quyết định thành công công tác vận động phụ nữ của Hội và sự phát triển phong trào phụ nữ. Các cấp Hội cần thể hiện vai trò là cơ quan thường trực, nòng cốt trong thực hiện Nghị Quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

Thứ hai, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp của Tỉnh cần phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước, trọng tâm là triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện của dân, do dân và vì dân”, “công sở thõn thiện vỡ nhõn dõn phục vụ” trờn phạm vi toàn tỉnh. Theo dừi việc thực hiện Chỉ thị số 49- CT/TU, ngày 25/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp.

Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần tập trung học tập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; triển khai quán triệt rộng rãi đến từng hội viên và nhân dân, gắn với phong trào thi đua yêu nước của từng đơn vị, tạo niềm tin và sự đồng thuận của các tầng lớp phụ nữ về các chủ trương lớn của Đảng;

Thứ ba, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần nâng cao chất lượng các cuộc vận động phụ nữ, các phong trào thi đua yêu nước; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và nhân dân. Cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần soát xét hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; lấy hiệu quả về chính trị, kinh tế - xã hội và sự tiến bộ của phụ nữ làm thước đo đánh giá kịp thời biểu dương nhân rộng các mô hình, điển hình gắn với việc tổng kết Phong trào “Dân vận khéo”. Chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng dành thời lượng thích hợp kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác vận động phụ nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần làm tốt việc tham mưu và nòng cốt trong việc nắm bắt dư luận xã hội, phát huy dân chủ, năng lực trí tuệ, ý thức trách nhiệm của công dân trong thực hiện giám sát xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng;

Thứ tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng phát động các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong hội viên và nhân dân. Cần nâng cao hiệu quả, thực chất hơn nữa các cuộc vận động, phong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh triển khai với nhiều hình thức, nội dung sáng tạo đã gắn kết với việc thực hiện cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để mang lại lợi ích thiết thực, được xã hội đánh giá cao, đặc biệt nhằm thu hút đông đảo hội viên và nhân dân tham gia. Tiêu biểu, trọng tâm là cuộc vận động “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, … đồng thời tham gia xây dựng các quỹ có tính chất tương trợ trong nội bộ trong hội viên và quần chúng nhân dân như “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”;

Thứ năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần thường sơ, tổng kết các phong trào, các cuộc vận động, các hình thức thi đua, khen thưởng để từng bước được đổi mới phương thức vận động phụ nữ của Hội; trên cơ sở đó tham mưu, kiến nghị với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân Tỉnh bổ sung các chủ trương, chế độ chính sách về công tác vận động phụ nữ ngày càng sát thực hơn. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cũng cần phối hợp với các ngành liên quan trong việc xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình để cùng thực hiện như: công tác tuyên

truyền pháp luật, dạy nghề, hỗ trợ vốn giảm nghèo, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình…góp phần đa dạng hóa các hoạt động trong công tác vận động phụ nữ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và của Hội;

Thứ sáu, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần đa dạng hóa các hình thức vận động phụ nữ và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; phát huy quyền chủ động, sáng tạo của từ hội viên, từng chi hội trong công tác vận động phụ nữ, phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở. Cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh cần đưa hoạt động hướng về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục, vận động tập hợp hội viên trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; thường xuyên hướng dẫn và chỉ đạo cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động, rà soát củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy; mở rộng tổ chức thông qua việc kết nạp hội viên; tổ chức sơ, tổng kết các mô hình hoạt động; khảo sát công tác tập hợp hội viên, nâng cao chất lượng hoạt động để bảo đảm thực chất. Hội Liên hiệp Phụ nữ ở nhiều huyện, thị đã sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động hội viên qua nhiều mô hình:

câu lạc bộ, đội, nhóm, tổ để thu hút, tập hợp phụ nữ theo sở thích, ngành nghề, giới, nhu cầu… bước đầu đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các tầng lớp phụ nữ;

Thứ bảy, hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ cần được kết hợp đồng bộ với tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, khả năng nội tại của mỗi cá nhân và gia đình trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là ý chí và nghị lực tự vươn lên trong cuộc sống để thoát nghèo và làm giàu chính đáng, cũng như ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ hội viên, phụ nữ. Việc thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội phải xác định trọng tâm, chọn điểm tập trung chỉ đạo từng nội dung trong từng hoạt động. Các chỉ tiêu cơ bản và một số vấn đề ưu tiên đề ra phải xuất phát từ nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ, phù hợp với thực tiễn, không đề ra quá nhiều chỉ tiêu mà phải có trọng tâm, trọng điểm gắn với giải pháp cụ thể và nguồn lực phù hợp. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, phải kịp thời, khuyến khích động viên tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong tấc cả lĩnh vực, đặc biệt trong công tác Hội, phong trào

phụ nữ. Đồng thời, tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với phong trào thi đua yêu nước trên nhiều lĩnh vực giai đoạn 2016 - 2020, trọng tâm là xây dựng nội dung phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, nhất là các nội dung về quy chế dân chủ ở cơ sở, về huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhân rộng các mô hình điển hình “Dân vận khéo.

2.2.3. Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ dân trí, khoa học, công nghệ cho phụ nữ tỉnh Bình Dương

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ ở tỉnh Bình Dương, trước hết là cán bộ đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng cần chú ý hàng đầu là phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng tiên tiến, là nhận thức khoa học tiờn tiến, là chủ nghĩa nhõn văn cao quý, là cỏi lừi vỡ sự tiến bộ của phụ nữ. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lúc đầu đã làm thay đổi được phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng chủ nghĩa yêu nước mới, gợi nên ý tưởng về các giá trị văn hóa tốt đẹp: Tự do, công bằng xã hội, ấm no hạnh phúc. Có thể nói chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm thay đổi diện mạo của những giá trị truyền thống Việt Nam. Hàng triệu người nghèo khổ, trong đó có phụ nữ sống dưới đáy xã hội, bị lịch sử bỏ quên được chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ đứng lên chống áp bức, bóc lột, giành lại nhân phẩm con người. Nó đã thổi sinh khí vào dân tộc Việt Nam, làm cho những con người bị đày đọa vùng lên giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thúc đẩy tiềm năng tinh thần tư tưởng văn hóa Việt Nam và định hướng cho một xã hội nhân cách xuất hiện. Nó xác lập một hệ giá trị mới trong lối sống Việt Nam. Nó là yếu tố văn hóa quan trọng thúc đẩy nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, việc giáo dục và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin đang phát huy tác dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, tuy nhiên cần phải được nhận thức lại, nhất là trong các trường học. Các giáo trình, tài liệu nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh; đội ngũ giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương cần phải được hoàn thiện và phát triển nhanh hơn. Cần phải đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn tỉnh, trong các cấp ủy Đảng, các ban ngành, đoàn thể quần chúng. Cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong Đảng và toàn bộ hội viên Hội Phụ nữ Tỉnh phải gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Kiên quyết khắc phục tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, tinh thần hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo gương Bác Hồ. Đối với từng hội viên Hội Phụ nữ tỉnh Bình Dương, trong gia đình cha mẹ gương mẫu với con cái;

trong nhà trường thầy, cô giáo gương mẫu với học sinh, sinh viên, người lớn gương mẫu với trẻ em… Gương mẫu để cảm hóa, từ đó mà lãnh đạo, dẫn dắt.

Đồng thời quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ;

có chính sách trọng dụng người tài.

Nâng cao nhận thức của phụ nữ tỉnh Bình Dương cũng cần chú ý đến nâng cao dân trí.

Tỉnh Bình Dương là một tỉnh chủ yếu phát triển công nghiệp và trồng cây công nghiệp. Mặt bằng chung dân trí trong nền phụ nữ ở tỉnh Bình Dương chưa được phát triển đầy đủ và toàn diện. Tư duy lý luận thấp, không xác lập được nền khoa học sản xuất.

Để thay đổi tận gốc rễ những tàn dư của xã hội cũ, tỉnh Bình Dương cần nhắm vào sức sức mạnh nội lực là chính, nghĩa là phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực có sẵn có địa phương, trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực không chỉ là những yếu tố đang làm nên sức mạnh trong hiện tại, mà nó còn chứa đựng cả những yếu tố hiện thời đang tiềm ẩn, đang ở dạng sức mạnh tiềm tàng. Một trong những sức mạnh tiềm tàng mang tính chất cơ bản nhất chính là trình động dân trí.

Dân trí không những là nguồn lực mà còn là một nhân tố hết sức quan trọng trong sự kết hợp, khơi dậy các nguồn lực. Bởi vì, các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,… tự bản thân chúng chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ có thể phát huy tác dụng khi được kết hợp với nguồn lực con

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về dân vận và vận DỤNG tư TƯỞNG đó TRONG CÔNG tác vận ĐỘNG PHỤ nữ ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w