Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 52)

7. Cơ cấu của luận văn

1.2 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam

Về mặt địa lý, Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, được coi là cầu nối giữa các châu lục bằng cả đường biển và đường bộ. Vì vậy, ngay từ rất sớm, nước ta đã trở thành nơi giao thoa của các nền văn hóa, văn minh lớn trên thế giới trong đó có Ấn Độ và Trung Hoa, và sự du nhập của đạo Phật cũng là kết quả của quá trình giao thoa, tiếp biến ấy.

Việt Nam những năm đầu công nguyên, vốn là nước có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và đang ở thời kỳ Bắc thuộc. Về tôn giáo, tầng lớp trên của xã hội đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông trời- đấng gây phúc cho con người, tin ở các hiện tượng tự nhiên, có tín ngưỡng thờ tổ tiên,…

Phật giáo là một trào lưu triết học- tôn giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN ở Bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học- tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị

tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 49 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rừ căn nguyờn sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó do chúng sinh, bằng học thuyết “nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”,

“Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này (Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, in lần thứ 3, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1992)

Về thời gian du nhập, có hai luồng ý kiến:

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng Phật giáo du nhập vào Viêt Nam từ thế kỷ III trước Công nguyên.Theo Upendra Thakur, vào thế kỷ III trước Công nguyên, vua Asoka (A Dục) ở Ấn Độ đã gửi 9 đoàn thuyền giáo ra nước ngoài. Và trên hành trình đó, họ đã tới vùng đất Vàng (vùng Đông Nam Á hiện nay) bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và quần đảo Mailaixia. Họ đã du nhập văn hóa, phong tục, tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật, chính trị Ấn Độ. Nếu ở giai đoạn đầu, sự Ấn Độ hóa vùng này được thi hành bởi hoạt động của các thương gia thì trong giai đoạn sau, sự Ấn Độ hóa được thực hiện bởi phần lớn các nhà truyền giáo của đạo Phật và đạo Bà la môn.

Lại có thêm một căn cứ nữa khi một số nhà nghiên cứu đã căn cứ vào truyền thuyết Chử Đồng Tử để giải thích. Họ cho rằng, vào đời Hùng Vương thứ 18 (khoảng thế kỷ III trước công nguyên), công chúa Tiên Dung lấy một người đánh cá nghèo tên là Chử Đồng Tử rồi lập ra phố xá buôn bán với người nước ngoài. Một

hôm, Chử Đồng Tử theo khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên gặp một nhà sư Ấn Độ trong một túp lều, từ đó biết đến đạo Phật.

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, Phật giáo được truyền vào nước ta từ những năm đầu công nguyên. Học giả Nguyễn Duy Hinh khẳng định: thực sự đã có bằng chứng đáng tin cậy về việc tồn tại Phật giáo dưới thời Sĩ Nhiếp tức khoảng năm 187, đó là tác phẩm “Lí hoặc luận” của Mâu Tử. Cùng quan điểm trên, học giả Lê Mạnh Thát cũng khẳng định: ít nhất là vào năm 100 sau Tây lịch, Phật giáo đã xuất hiện với tư cách một bộ phận tín ngưỡng đầy quyền uy”

Như vậy, cho đến nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa thống nhất được với nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam, nhưng có thể đồng tình với ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo được truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo bởi giai đoạn này đất nước ta bị xâm lược và đô hộ. Đến thế kỷ X, Việt Nam giành được quyền tự chủ,trong thế kỷ này, Phật giáo bắt đầu hưng thịnh và các giai đoạn sau này, trong quá trình phát triển ở Việt Nam, Phật giáo luôn chung sống hài hòa và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa dân tộc. Từ ngày hòa bình lập lại trên đất nước ta, Giáo hội Phật giáo trở thành một thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam hiện nay nêu phương châm hành động “ Đạo – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Với phương châm này, Phật giáo ngày càng gắn bó mật thiết hơn với vận mệnh của dân tộc trong giai đoạn mới.

Về con đường truyền bá Phật giáo vào Việt Nam, phần lớn các ý kiến cho rằng có hai con đường:

Theo đường biển (con đường hồ tiêu), xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn qua Srilanca đến Indonesia, Việt Nam,…Vào đầu công nguyên, đã có nhiều thương gia Ấn Độ có sự giao thương mạnh mẽ với Đông Nam Á, lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán

truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ trong có tư tưởng Phật giáo. Những tăng sĩ mà các thương gia đem theo để cầu khấn sự phù trợ của Đức Phật cho công việc của mình chính là những người trực tiếp truyền bá học phật và lập nên trung tâm phật giáo Luy Lâu (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

Theo đường bộ (con đường tơ lụa) có hai nhánh: Vào khoảng thế kỷ thứ IV- V, Phật giáo mang sắc thái Đại Thừa từ vùng Vân Nam theo con đường tơ lụa tràn vào nước ta, chẳng bao lâu đã lấn át Phật giáo Tiểu thừa trong nước. Nhánh thứ hai là con đường đồng cỏ xuất phát từ Đông Bắc Ấn Độ qua vùng Tây Tạng dọc theo triền song Mê Kông vào Việt Nam.

Trong quá trình du nhập truyền thừa và phát triển qua những bước thăng trầm khác nhau, phật giáo Việt Nam tập hợp nhiều chi phái, hệ phái, môn phái.

Mặc dù Phật giáo Việt Nam đa dạng về tông phái nhưng không có tông phái nào thuần khiết. Bởi khi truyền vào Việt Nam thì nhân dân ta không tách biệt rạch ròi mà tổng hợp các tông phái cùng với tín ngưỡng bản địa làm nên nét riêng cho Phật giáo Việt Nam.

Bước sang thế kỷ từ thế kỷ VI đến hết thế kỷ thứ IX, thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Bước sang thời kỳ này, Phật tử Việt Nam lại tiếp nhận thêm những đoàn thuyền giáo của Trung Quốc. Không lâu sau đó, Phật giáo Bắc phương (Trung Quốc) đã chiếm ưu thế và đã thay đổi chỗ đứng của Phật giáo Nam Truyền vốn có từ trước. Từ Buddha được dịch thành chữ Phật, và từ đây dần dần thay thế cho chữ Bụt và chữ Bụt chỉ còn giới hạn trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích mà thôi.

Trong thời gian này, từ Trung Hoa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam, đó là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông.

Thứ nhất: Thiền Tông

Là tông phái có từ thời Đức Phật Thích Ca tại Ấn ĐỘ rồi truyền xuống cho Tôn giả Ca Diếp, lần lượt cho đến Tổ thứ 28 Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma. Đến năm 520 Tổ Bồ Đề Đạt Ma, vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura, Nam Ấn, vâng

theo lời thầy là Bát Nhã Đa La, Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa để hoằng dương Phật pháp. Tại nơi ấy, Thiền Tông đã được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh.

Dòng thiền này cho rằng “chân lý” không ở đâu xa, mà ở ngay trong bản thân mỗi người. Nhưng chân lý đó chỉ có thể giác ngộ trực tiếp, chứ không thể nắm bắt được qua ngôn ngữ. Có thể tóm tắt tư tưởng của phái này như sau: không lập văn tự, truyền pháp không qua giáo lý, chỉ thẳng vào tâm, kiến tính thành Phật. Như vậy, giáo lý đạo Phật lúc này không chỉ đặt vấn đề giải thoát cho mọi đau khổ của con người mà còn đặt vấn đề giác ngộ thành Phật.

Điều đáng chú ý là thời Trần, có vua Trần Nhân Tông, vốn nghiên cứu và thông tuệ giáo lý nhà Phật trừ trước, sau khi xuất gia vào năm 1299 đã lên tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và tại đây đã lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm là nhà sư Pháp Loa, Tổ thứ ba là nhà sư Huyền Quang. Nhìn chung, Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền tổng hợp được ba yếu tố đặc thù của xã hộ. Trúc Lâm đại diện cho quý tộc, Pháp Loa đại diện cho nông dân và Huyền Quang đại diện cho nho sĩ, tính cách quý tộc, nông dân và nho sĩ là thể hiện toàn diện trong con người Trúc Lâm. Sự tổng hợp đó đã tạo nên nét đặc thù của thiền phái Trúc Lâm mà các thiền phái trước đó không có được.

Thứ hai: Tịnh Độ Tông

Khác với Thiền Tông, Tịnh Độ Tông chủ trương dựa vào sức mạnh siêu nhiên của Phật A Di Đà để giúp đỡ những người bình thường giác ngộ. Sự giúp đỡ đó còn cho thấy bản thân của người tín đồ cần thường xuyên đi chùa dâng hương, cúng dường, bố thí, làm những điều thiện, tránh các điều ác và thường xuyên niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để dạt đến nhất tâm bất loạn và muốn đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn này, hành giả trong lúc niệm Phật phải hình dung, quán tưởng về thế giới cực lạc để tâm mình hướng tới.

Nhờ cách thức tu tập đơn giản như vây nên Tịnh Độ Tông là tông phái phổ biến khắp đất nước Việt Nam. Đâu đâu ta cũng gặp người dân tụng kinh A Di Đà và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà.

Thứ ba: Mật tông

Là phái chủ trương sử dụng hình ảnh cụ thể và những mật ngữ, mật chú để khai mở trí tuệ giác ngộ. Tương truyền Mật tông do Phật Đại Nhật chủ xướng và có hai bộ kinh chính là Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương. Mật tông truyền vào Việt Nam không còn độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yếm bựa trị tà ma và trị bệnh. Mật tụng khụng cú dấu hiệu phỏt triển rừ ràng ở Việt Nam, chỉ tùy thuộc vào sự thọ trì của từng chùa và của mỗi cá nhân có cơ duyên đến với tông phái này.

Cần chú ý, các tông phái Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông của Phật giáo Trung Quốc khi truyền vào Việt Nam đã không còn tồn tại vơí tư cách ba tông phái độc lập. Khi vào Việt Nam, chỉ còn Thiền tông được tồn tại với tư cách một dòng phái độc lập, còn Tịnh Độ tông và Mật tông đã trở thành những yếu tố hào lẫn vào Thiền tông.

Cú thể thấy rừ là từ Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giỏo đó cú sự biến đổi cho phù hợp với đặc điểm cư dân người Việt chứ không phải là người Việt tiếp nhận vẹn nguyên các tông phái đạo Phật của Trung Quốc.

Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có mối liên hệ mật thiết với tư tưởng văn hóa Việt Nam. Vì vậy, một mặt Phật giáo có những đóng góp vào văn hóa Việt Nam và mặt khác chính văn hóa Việt Nam làm biến đổi Phật giáo, làm cho Phật giáo có những đặc trưng riêng khác với Phật giáo ở các nước khác trên thế giới.

Điều đú được thể hiện rừ nột ở cỏc khớa cạnh sau:

Thứ nhất: Phật giáo Việt Nam đa dạng về tông phái

Phật giáo Việt Nam tập hợp nhiều chi phái, hệ phái, môn phái tu hành thuộc ba dòng Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Thuộc dòng Bắc tông có các Tông phái:

Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông. Thuộc dòng Nam tông có các giáo hội Phật giáo Theravada, Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Khơ me. Thuộc dòng Khất sĩ là sự kết hợp một số phương pháp tu thuộc cả hai dòng Bắc tông và Nam tông có giáo hội Tăng Khất sĩ và Ni Khất sĩ. Mỗi tông phái, chi phái, đến lượt nó lại là hỗn hợp

của những chi phái, bộ phận nhỏ hơn, ví dụ Thiền tông có Lâm Tế, Tào Động, Trúc Lâm,…

Thứ hai: Phật giáo Việt Nam tính bác học hạn chế, tính dân gian đậm nét Trước khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, nước ta đã tồn tại một số tín ngưỡng dân gian như thờ Mẫu, thờ cúng tổ tiên,…vì vậy khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam không gặp bất cứ khó khăn gì bởi giáo lý Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức truyền thống của người Việt. Có lẽ vì thế mà Phật giáo Việt Nam thiên về tính dân gian hơn là tính bác học. Chẳng hạn, một số phạm trù cơ bản của Phật giáo bác học đã được nhiều nhà Phật học, Thiền học giải thích bằng tâm hồn người Việt khiến chúng trở nên gần gũi với tư duy của nhiều tầng lớp trong xã hội.

chẳng hạn, người Việt ít bàn tới các chủ đề bản thể hay chân lí tuyệt đối như Phật tính, Phật không, Bát nhã, chân như, vô ngôn, vô trụ,… mà chú trọng tới việc tu dưỡng đạo đức cá nhân một cách tự giác theo nguyên tắc “Phật tại tâm”. Việc tự đỏnh giỏ cỏc hành vi đạo đức luụn phõn biệt rừ: coi trọng cỏi đạo đức bờn trong (tâm) hơn là cái tài để thi thố với thiên hạ. Bởi vậy, người dân thường tự nhắc rằng

“chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” và thực hiện phương châm “diệt Tam độc” trong tâm để bỏ các hành vi gây nghiệp ác của bản thân và xem đây là cách để xây dựng, bồi đắp các hành vi cao đẹp để tích nghiệp thiện (Vũ Minh Tuyên (2000), Điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 220-222)

Người Việt không cần hiểu một cách tường tận các giáo lý cao siêu của nhà Phật nhưng họ vẫn coi mình là tín đồ đạo Phật. Đa số người Việt không thuộc kinh Phật ngoài mấy câu niệm “Nam mô a di đà Phật” hay “Nam mô quan thế âm Bồ Tát” nhưng tâm họ luôn hướng về đức Phật và tin tưởng vào những điều răn của Phật như ở hiền gặp lành, gieo nhân ác gặp quả ác. Có thể thấy, Phật giáo Việt Nam nghiêng về tình cảm hơn tính giáo lí. Điều này được tác giả Trần Văn Giàu khẳng định :

“Tín ngưỡng Phật giáo phổ biến trong đại đa số nhân dân. Người dân không biết gì về triết lí cao xa của Phật mà chỉ biết cầu phúc, chỉ biết chuyện quả báo, luân hồi. Từ lâu rồi, triết lí Phật giáo trở thành một thứ đạo đức học từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, là hạt nhân chúng sinh có thể hiểu và làm được, không cao xa rắc rối như Phật giáo nguyên thủy. Tu nhân tích đức ở kiếp này để được an vui, hưởng phúc ở kiếp sau” (Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), (2003), Về phát triển và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.495).

Thứ ba, đạo đức Phật giáo đã đi vào đời sống con người một cách tự nhiên, nhanh chóng thích nghi với lối sống của người dân Việt. Phật giáo đã thực sự đi vào đời sống đạo đức của người Việt thông qua chức năng giáo dục, hướng con người tới các giá trị nhân văn tốt đẹp. Người Việt Nam tìm đến với đạo Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh, mà còn vì những nội dung đạo đức xã hội được ẩn chứa trong đạo lý Phật giáo. Đạo lý của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong lòng dân chúng Việt Nam từ truyền thống cho đến hiện đại và trở thành những giá trị tinh thần quý giá cho người dân nơi đây.

Trong quá trình tiếp biến văn hóa, đạo Phật đã được người Việt Nam đón nhận như là tôn giáo của ông cha mình, vì thế mà gọi là Phật giáo Việt Nam.

Kế thừa truyền thống và thích ứng với sự biến chuyển của thời đại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời tháng 11 năm 1981 đã quy tụ chín tổ chức giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước góp phần đáng kể tạo cơ duyên cho sự phục hồi và phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Sau hơn 2000 năm du nhập và phát triển, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, chia ngọt sẻ bùi, thăng trầm cùng vận mệnh của đất nước. Mặc dù Phật giáo ở Việt Nam có lúc suy lúc thịnh, lúc thống nhất, lúc phân tán nhưng về cơ bản các hệ phái phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọng, hệ thống chùa chiền tăng ni đã được thống kê, quản lý thống nhất. Sự hòa quyện giữa truyền thống đạo đức của tổ tiên với tinh thần từ bi,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w