7. Cơ cấu của luận văn
2.2 Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên
Đạo đức Phật giáo định hướng con người đến Chân- Thiện- Mỹ: Truyền thống phương Đông thường nhắc nhở mọi người ăn ở, sống và ứng xử sao cho cuối cùng đạt được cuộc sống hoàn mỹ, còn giáo lý nhà Phật khuyên chúng ta hãy cố gắng tu tập hướng đến mục tiêu chính là cuộc sống hướng thiện, giải thoát, tự tại.
Vì thế, mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẩm mỹ
nơi thân tâm mình. Người nào đạt được ba điều đó thì người ấy hạnh phúc nhất trần gian.
Vậy hiểu “chân- thiện- mỹ” là gì? Đây là ba khía cạnh tạo nên sự toàn bích của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau. Chân là chân thật, là lẽ phải. Thiện là làm điều tốt lành. Mỹ là cái đẹp. Sống phải chân thật, không được giả dối, tích cực làm việc thiện có ích cho đời, và biết yêu quý, trân trọng cái đẹp. Từ lâu, Chân- Thiện- Mỹ đã được chúng ta quan niệm là trụ cột tinh thần trong đời sống con người Đạo Phật khuyên con người cố gắng tu tập để hướng tới cuộc sống có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẩm mỹ nơi thân tâm mình. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, nền đạo đức mới mà chúng ta đang xây dựng cần phái hướng tới hệ giá trị này, coi đó như là nhân tố chủ đạo chi phối toàn bộ mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống của mỗi một con người, mỗi cá nhân trong xã hội. Thế nên phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, phê phán thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn, để nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt nam càng phải được đề cao.
Mỗi con người chúng ta nếu ví như một hạt giống thì muốn hạt giống ra hoa, bản thân nó khi sinh ra phải là hạt giống có phẩm chất tốt, được chăm sóc đầy đủ, có đủ điều kiện để nảy mầm, sau đó, hạt phải được gieo trên đất tốt, phải được uống nước thật, ánh sáng thật, khí trời thật, có như vậy mới có thể ra hoa, kết quả cho đời. Vậy có ai trong chúng ta lại không mong mình là hạt giống thật, hạt giống có ích cho đời?
“Chân” có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Cái Chân là nền tảng, là tiền đề để thực hiện cái Thiện và cái Mỹ. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với nhau thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong cuộc sống thì sẽ được mọi người yêu quý, tin
chân thật không chỉ là nói đúng sự thật, không nói sai, nói dối mà còn là nói với mục đích chia sẻ, góp ý, mong những điều tốt đẹp đến với người khác. Chúng ta cần tu tập để rột rửa vô minh, phiền não, để sống cuộc sống hồn nhiên, trong sáng, trạng thái đó gọi là chân. Tiếp theo là chân lý cuộc sống mà mọi người đều hướng tới. Ví dụ sinh, lão, bệnh, tử đối với con người, đó là chân lý không thể thay đổi, ai cũng phải trải qua. Con người đến với cừi đời là mang thõn tạm đến cừi tạm khụng thể trường sinh bất tử được. Đạo lý này khuyờn nhủ, thức tỉnh chúng ta đừng quá mê muội rồi tạo nghiệp mà tổn thọ triền miên. Khi thấy được cái giả của thân, của tâm, của cảnh thì hiểu được đạo lý, hiểu được ý nghĩa của sự chân thật, sẽ sống bằng tình thương và lòng nhân ái đối với mọi người.
“Thiện” là làm lành, tránh ác. Người sống thiện thì được mọi người yêu quý, kính trọng. Đạo Phật dạy con người phải biết sống thiện, những người sống thiện là người biết độ lượng bao dung, biết che chở đùm bọc, biết yêu thương những người xung quanh mình, dù không phải ruột thịt. Hãy hình dung xem nếu cuộc đời này không có thiện thì sẽ ra sao? cuộc sống chỉ toàn sự tàn ác, sẽ chỉ có cảnh loạn lạc, giết chóc, xã hội sẽ rối ren. Thiện là nguồn gốc của hạnh phúc, an vui, yên bình không chỉ cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn với cả xã hội. Mỗi cá nhân sống thiện thì đó sẽ là một tế bào lành mạnh của xã hội.
Đối với xã hội, ngôi chùa có vị trí quan trọng, đến với sự thanh bạch, yên tĩnh chốn chùa chiền, cuộc sống như dừng lại ở hai chữ “yên bình”, đến đây, đức độ từ bi và tràn đầy yêu thương của Phật sẽ lan tỏa đến tất cả chúng sinh phật tử, giúp con người chọn được lẽ sống thiện, xóa mờ cái ác, tạo được niềm an vui hạnh phúc.Tu theo đạo Phật là nguyện đoạn các điều ác, nguyện làm các điều lành, nguyện thành Phật độ tất cả chúng sinh. Chúng ta quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới cấm, không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống rượu,… chính là hướng đến “thiện”.
“Mỹ” tức là thẩm mỹ. Cái đẹp của vóc dáng phải gắn với cái đẹp của đức hạnh, nết na. Đức Phật vốn biết chúng sinh luôn ưa chuộng cái đẹp nên mới thị hiện thân tướng của Ngài thật đẹp với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để tiếp cận và tiện bề giáo hóa chúng sinh. Có thể nói, trên thế gian chưa có ai đẹp bằng Đức Thế Tôn. Ngài đẹp cả về vóc dáng, đức hạnh và trí tuệ siêu phàm. Đó là vẻ đẹp toàn mỹ mà con người luôn khao khát hướng tới, đạt tới.
Chân- Thiện- Mỹ chính là đạo đức nhưng ở dạng thấp so với Đạo Đức Phật giáo vì đạo đức Phật giáo bao gồm toàn bộ giáo lý của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Toàn bộ nội dung Giáo pháp của Đức Phật là chiếc thuyền đưa người vượt qua biển khổ như lời Đức Phật dạy: cũng như nước của đại dương chỉ có một vị là vị mặn của muối. Giáo giáp của Như Lai có một vị là vị giải thoát.
“Chân, thiện, mỹ” không chỉ dành cho riêng ai, đó là chân lý hiện sinh mà mỗi người trong chỳng ta đều cú thể vươn tới. Bởi lẽ, chõn thật cừi lũng, hướng đến đời sống thiện lành và đạt được thẩm mỹ thì cuộc sống sẽ đạt được chân lý hiện sinh.Tam tạng Kinh điển nhằm giáo dục con người sửa đổi từ tính xấu trở thành đạo đức tốt.
Đạo đức Phật giáo nhằm thiết lập một xã hội chân thiện mỹ, từ một xã hội bạo động thành một xã hội hòa bình, từ những tư tưởng tiêu cực, bi quan yểm thế trở về lý tưởng tích cực, lạc quan năng động và tốt đẹp. Đạo đức Phật giáo là một lối sống thực hành mang lại an lạc hạnh phúc cho con người trong cuộc sống hiện tại và giải thoát trong tương lai chứ không phải niểm tin suông.
Nếu ngày nay, thanh niên đang ngày càng chú ý nhiều hơn tới vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài bằng việc phải ăn vận những bộ đồ đắt tiền, hay điều khiển những chiếc xe hợp mốt mà quên đi rằng, cái đẹp bền vững là cái đẹp đến từ bên trong, là
“chân thiện mỹ” được rèn luyện qua việc tu dưỡng đạo đức thì đạo đức Phật giáo như một lời nhắc nhở, lời cảnh tỉnh sâu sắc giúp giới trẻ hướng đến chân thiện mỹ thực sự, giúp họ hoàn thiện vẻ đẹp đạo đức cho đến vẻ đẹp hình thức, có như vậy đất nước mới hòa nhập được xu thế toàn cầu.
2.3 Đạo đức Phật giáo với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, tình cảm,