Đạo đức Phật giáo với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, tình cảm, đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 68)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3 Đạo đức Phật giáo với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, tình cảm, đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay

Trong sự tồn tại và phát triển gần 2000 năm của Phật giáo ở Việt Nam, số lượng tăng ni, phật tử ngày càng tăng và đóng góp tích cực vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phật giáo có một hệ thống các quan điểm đạo đức khá hoàn thiện, trong đó có tư tưởng từ, bi, hỉ, xả, cứu khổ, cứu nạn, những tư tưởng đó đã góp phần giáo dục đạo đức thanh niên. Làm sao để mỗi bạn trẻ đều có tấm lòng cảm động trước những việc làm tốt của những người xung quanh, trước những tấm gương hy sinh dũng cảm của anh em, đồng bào? Làm sao để thanh niên có sự nhìn nhận và thái độ sống đúng đắn? Làm sao để họ xây dựng được cho mình thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn? Để họ có thể trở thành tương lai của đất nước, giúp cho nước nhà phát triển?

Đạo đức Phật giáo chính là 1 trong những “cẩm nang” có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.

Phật giáo đề cập đến thuyết nhân duyên, quan hệ nhân quả. Luân hồi nghiệp báo là giáo lý Phật giáo dựa trên luật nhân quả. Những quan niệm ở hiền gặp lành, cha mẹ hiền lành để đức cho con, bản chất từ bi, hỷ xả trong triết lý nhân sinh phật giáo thấm sâu vào đời sống tinh thần dân tộc hướng mọi tầng lớp nhân dân vào con đường tu dưỡng đạo đức. Luật nhân quả chỉ cho các tín đồ rằng gieo nhân nào, gặp quả ấy, gieo nhân lành được quả lành, gieo nghiệp dữ bị quả dữ. Từ đó, nhắc nhở con người hành thiện, lánh ác. Triết lý về luật nhân quả đã góp phần trong việc phòng ngừa ý định, hành vi vi phạm pháp luật của con người khi còn chưa bộc lộ. Con người, trước nguy cơ trở thành tội phạm, thì lương tâm thường hay cắn rứt, dày vò. Ít nhiều trong suy nghĩ của họ có sự đắn đó, đấu tranh tư tưởng trước khi sắp có hành động xấu. Nếu gạt bỏ yếu tố thần bí trong luật nhân quả thì có thể thấy nhân quả thật sự trong cuộc sống, đó là nếu làm nhiều điều tốt

đẹp thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều, xã hội yên vui, các dân tộc thái bình, thịnh vượng.

Giới luật và thập thiện là một trong những nội dung quan trọng trong giáo lý Phật giáo, có vai trò không chỉ làm cơ sở để ổn định tổ chức của giáo hội, tăng, ni, chức sắc tôn giáo mà còn là những điều răn dạy đối với các tín đồ phật tử. Với quan niệm nhân sinh phật giáo “đời là bể khổ” và “luân hồi nghiệp báo” thì con người cũng như các sự vật không mất đi hoàn toàn, mà đó chỉ là trạng thái mất đi tạm thời, mất đi chỗ này nhưng sẽ lại sinh thành ở chỗ khác. Quá trình thác sinh luân hồi đều do “nghiệp” chi phối theo luật nhân duyên. Để được giải thoát khỏi kiếp sống trần luân đau khổ, chúng sinh phải tuân theo giới luật hay thực hành thập thiện, làm được điều đó, con người mới có được sự thanh thản trong tâm hồn, hạnh phúc, an vui mới vững bền. Thuyết nhân quả, luân hồi, nghiệp báo,…đã đi sâu vào đời sống nhân dân mà dân gian ta từ xưa tới nay vẫn nhắc nhở “ ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Các tôn giáo thường đưa đến cho các tín đồ niềm tin về sự giải thoát, về đấng thần linh tối cao có quyền năng thưởng phạt con người. Niềm tin đó cho đến nay vẫn còn đặt ra nhiều nghi vấn với những người ngoại đạo, tuy nhiên, dù ít nhiều, nó vẫn có tác dụng trong việc giáo dục ý thức, hành vi, khuyến khích các tín đồ phật tử làm nhiều việc lành, tránh việc ác, giữ tâm trong sạch, cổ xúy hành vi công ích cứu tế, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là cứu người khỏi cửa tử, với phương châm:

“Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người”

Niềm tin của tín đồ phật tử là tin vào sự giải thoát khi con người bị rơi vào cảnh bế tắc tưởng như khụng thể tỡm được đường sỏng mà đi, hay niềm tin vào cừi niết bàn để con người khổ công hằng ngày, hằng giờ tu luyện, tin vào luật nhân quả, vô thường, vô ngã,… Niềm tin ấy đã và sẽ chi phối ý thức đạo đức của con

những nguyên tắc, quy chuẩn đạo đức, những lời khuyên Ngũ giới, Tứ ân, Thập thiện,…sẽ góp phần giáo dục ý thức đạo đức cho thanh niên Việt Nam trong tiến trình xây dựng đất nước. Trong hoàn cảnh đất nước ta còn rất nghèo nàn, thanh niên ngày nay lại được tiếp xúc với nhiều thông tin, kiến thức thông qua mạng xã hội, họ thường có tư tưởng thực hiện hóa ước mơ của mình một cách nhanh chóng, bằng mọi cách lao vào cuộc sống để kiếm tiền,có những người kiếm tiền bằng tri thức, sức khỏe, nhưng cũng có những bạn trẻ bất chấp thủ đoạn để đạt được mục tiêu, họ dễ bị lợi dụng, bị lay động bởi sự non trẻ trong suy nghĩ, sự chưa từng trải trong cuộc đời, thì thuyết nhân quả của Phật giáo giúp thanh niên thấy được tính quy luật của xã hội “gieo nhân nào thì gặp quả ấy”, điều đó hướng thanh niên đến những việc làm thiện, tránh điều ác và nó thật sự có ý nghĩa trong việc xây dựng ý thức đạo đức cho thanh niên.

Nhà Phật bằng mọi biện pháp, từ lý luận sâu sắc trong “Tam tạng kinh” đến việc thực hành đạo pháp, đều hướng tới những hành vi thiện thiết thực của con người, kêu gọi mọi người tinh thần sẻ chia, bố thí, giúp đỡ kẻ khó, bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Từ đó, chúng ta có thể chia sẻ quan điểm với PGS.TS Đặng Thị Lan cho rằng, “Đạo Phật là đạo của lòng từ bi, hỷ xả, sẵn sàng xóa đi những oán ghét, phục thù. Điều này rất phù hợp với bản chất nhân đạo của người Việt” (Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hoá với việc xây dựng lối sống và con người Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin và Viện văn hoá, Hà Nội, tr.172)

Bên cạnh đó, tục phóng sinh, ăn chay và bố thí vào các dịp lễ của Phật giáo cũng đang dần trở thành nếp sống của một bộ phận nhân dân Việt Nam. Một số chùa ở Hà Nội (chùa Kim Liên, chùa Bồ Đề,..) thường xuyên tổ chức nấu cơm chay vào ngày rằm và mùng một hàng tháng để phục vụ các Phật tử. Tinh thần từ bi của nhà Phật không chỉ chi phối hành động của các tín đồ Phật giáo, mà còn có

sức lan tỏa rộng rãi trong xã hội, thu hút đông đảo nhân dân, kể cả tầng lớp thanh niên tham gia.

Trong giao tiếp, Phật giáo rất coi trọng việc thực hành Bát chính đạo mà chính ngữ là điều quan trọng nhất. Phật giáo cho rằng, khi giao tiếp, lời nói phải được sử dụng đúng đắn và có hiệu quả nhất bởi lời nói không chỉ nhằm mục đích truyền đạt thông tin một cách đơn thuần mà nó còn truyền tải lòng chân thành, tình yêu thương giữa con người với nhau. Trên cơ sở đó, xây dựng lối sống trọng tình, khoan dung độ lượng, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn

Từ niềm tin vào việc thực hiện giới luật Phật giáo sẽ mang lại sự giải thoát cho bản thân mình ở kiếp sau, tin vào luật nhân quả, nghiệp luân hồi. Những tín đồ thanh niờn Phật giỏo hướng tới Phật với một cừi tõm linh thành kớnh, với một đức tin tưởng chừng như hư ảo lại có tác dụng to lớn trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của họ. Sau những ngày lao động vất vả, cuộc sống đầy bon chen, tính toán khiến con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí chán nản, buồn phiền khi mọi việc không diễn ra như ý muốn thì con người cần một nơi nghỉ ngơi cho tâm hồn tĩnh lại, nơi mà cuộc sống dường như ngừng trôi, nơi đó có lẽ là chùa Phật. Bước chân vào cổng chùa, con người như lạc vào một thế giới khác, mọi bận rộn, bon chen đã dừng lại sau cánh cửa, mở ra là một không gian tĩnh lặng, cổ kính, có cây cỏ, chim muông thi nhau đua hót, có tiếng chuông ngân nga nhịp nhàng, có rêu phong nhuốm màu thời gian, tất cả khiến tâm hồn con người tĩnh lại và cảm thấy cuộc sống còn đẹp lắm, còn đáng sống lắm. Những tín đồ thanh niên Phật giáo hướng tới Phật với một cừi tõm linh thành kớnh, với một đức tin tưởng chừng như hư ảo lại có tác dụng to lớn trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của họ.

Ngày nay, vào ngày rằm, mùng 1, người dân đi lễ chùa nhiều hơn. Những ngôi chùa lớn như chùa Quán Sứ (Hà Nội), Thiện Mụ (Huế), Vĩnh Nghiêm (thành phố Hồ Chí Minh) vào những ngày lễ như Phật Đản hay ngày mùng 1, ngày rằm thì các phật tử đến rất đông, những phật tử đến đây gặp nhau dù không quen biết

gắn bó với nhau hơn, đó là tiền đề để mở rộng tình thương, hướng đến những người xung quanh mình.

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, những giá trị đạo đức của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức truyền thống của dân tộc là cùng hướng vào xây dựng xã hội tốt đẹp, chân, thiện, mỹ. Những lời khuyên răn trong giới luật đã hình thành ở họ một ý thức hành thiện, trừ ác, làm cho họ sống khiêm nhường, bác ái, yêu thương nhau hơn. Niềm tin đạo đức ấy chính là yếu tố làm nên tính tự giác, tự nguyện trong thanh niên phật tử Hà Nội. Nó làm cho hoạt động hướng thiện của thanh niên trở nên nhiệt thành, hiệu quả hơn.

Những nguyên tắc, quy chuẩn đạo đức trong giới luật Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, lý tưởng đạo đức của thanh niên. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi mà trong điều kiện hiện nay tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng nhiều và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu hiểu và làm theo ngũ giới thì sẽ không còn cảnh giết chóc, con giết cha mẹ, anh em tranh giành, giết hại nhau, không còn cảnh đâm thuê, chém mướn, không còn những Lê Văn Luyện giết người không gớm tay, không còn cảnh cướp giật khiến bao gia đình tan nát, người đi cướp thì vướng vào vòng lao lý, tù tội, người bị cướp thì đau khổ, sầu não, cũng không còn cảnh gia đình tan nát vì ngoại tình, phản bội, không còn cảnh con ở với cha thì thiếu mẹ, ở với mẹ thì vắng cha, anh chị em phải chia lìa. Cũng sẽ không thấy những cảnh chồng đánh đập vợ, cha đánh đập con vì say rươu, hay có nhưng thanh niên đã từng thành công mà cũng chỉ vì rượu mà tan tành sự nghiệp, tan cửa nát nhà,…Nếu thực hiện được quy chuẩn đạo đức của ngũ giới và lời khuyên Giới, Đinh, Tuệ thì sẽ giúp thanh niên phật tử không sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, sẵn sàng thiện tâm bố thí, cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người khác.

Từ niềm tin vào việc thực hành ngũ giới kết hợp với đặc điểm truyền thống văn hóa Việt Nam thì thanh niên Việt Nam đã và đang hình thành những lý tưởng, hoài bão cao đẹp trong xây dựng đất nước. Trong giới luật phật giáo có chứa những

giá trị đạo đức nhất định và đã được thanh niên trân trọng, tiếp nhận, cải tạo và sử dụng ở một phương diện nào đó giúp định hướng cho thanh niên sống có đạo đức, rèn luyện cho thanh niên phẩm chất tốt đẹp như trung thực, thẳng thắn, thật thà, giàu lòng thương người, bao dung, nhân ái.

Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo đức kinh tế, với điều răn đe mọi người không được nói sai sự thật, hay không được mua bán gian lận. Cho đến thời điểm hiện tại thì lời răn dạy này có ý nghĩa rất lớn khi mà vấn nạn thực phẩm mất an toàn, vệ sinh đang vô cùng nhức nhối. Bất cứ thực phẩm gì cũng có thể làm giả hoặc ngâm thuốc bảo quản cấm, thịt bò khô giả, mực khô giả, gạo giả, rồi hoa quả ngâm hóa chất, rồi “công nghệ chế biến” thịt ôi thối trở nên tươi roi rói, rồi những vụ bắt quả tang cả tấn nội tạng lợn thối đang trên đường đưa vào các nhà hàng, bất lương hơn nữa là sản xuất sữa giả cho trẻ em, sữa có ròi bọ,…vì lợi ích trước mắt mà người Việt Nam đang đầu độc chính giống nòi của mình, làm ăn gian dối, bán rẻ lương tâm, dẫn đến những hậu quả lớn như tình trạng trẻ em dậy thì sớm, Việt Nam đang là 1 trong những quốc gia có tỉ lệ ung thư cao trên thế giới, người tiêu dùng mất hoàn toàn lòng tin vào thương nhân, dẫn đến việc buôn bán trở nên khó khăn hơn,…Vì vậy, rất cần cái tâm và sự thật thà trong kinh doanh nếu muốn vươn tới yếu tố bền vững.

Trong đạo đức chính trị, giới luật Phật giáo với “Tứ ân” đã đề cao “ân đất nước”, điều này cho thấy ý tưởng giáo dục tinh thần “tự hào dân tộc”. Đồng thời, với điều răn “không nói dối” trong đạo đức chính trị còn nhằm giáo dục cho thanh niên đức tính chân thật, gắn giữa hành động với ý nghĩ, lời nói với việc làm. Bởi ý nghĩ đúng tạo ra lời nói đúng và bằng hành động cụ thể kiểm chứng, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm trong đạo đức của thanh niên. Nhiều hoạt động tình nguyện đến hỗ trợ những nơi khó khăn, những người có hoàn cảnh khó khăn được các tăng ni, phật tử nhiệt tình hưởng ứng và tham gia.Những thanh niên am hiểu giáo lý Phật giáo, thường có lối sống tích cực, xem việc cống hiến tài năng và công sức xây

dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn là mục đích sống, góp phần xây dựng lối sống văn minh, lịch sự.

Trong đạo đức truyền thống, luôn giữ được nề nếp gia phong, các quy tắc đạo đức thông thường trong xã hội như: kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vị tha và bao dung. Người Việt Nam vốn rất trọng đạo lý tình người. Trước tiên là nề nếp gia đình, con cái với ông bà, cha mẹ. Mở rộng hơn, không chỉ mối quan hệ trong gia đình mà tình thương còn được mở rộng hơn thể hiện qua các hoạt động từ thiện xã hội, ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai. Các phong trào thiện nguyện ấy được thanh niên ngày nay hưởng ứng nhiệt tình, họ tự đứng ra kêu gọi và tự tổ chức các phong trào từ thiện, cho thấy thanh niên ngày nay đang có những biểu hiện rất tích cực.

Một vài con số về hoạt động từ thiện – xã hội trong cả nước thời gian qua cho thấy sự nỗ lực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cụ thể đã xây dựng được một mạng lưới chữa và hốt thuốc miễn phí cho người nghèo, Phật giáo đã có được 25 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng thuốc chẩn trị Y học dân tộc, khám và phát thuốc trị giá 23 tỉ đồng.

Trong đạo đức sinh thái, giới luật Phật giáo nêu cao tinh thần “không sát sinh”, tôn trọng quyền sống của muôn loài. Đặc biệt, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, sự khai thác, tàn phá môi trường đang là vấn nạn vô cùng nhức nhối. Có lẽ chưa hết “nóng” vụ việc cá miền Trung chết hàng loạt do sự xả thải ô nhiễm chất thải độc và các chất độc hóa học trong chế biến gang thép của công ty Formasa, hậu quả gây ra thật khủng khiếp, trước mắt thì cá chết hàng loạt, bao người dân thiệt hại tiền của, rồi bao nông dân mất công việc mưu sinh, thị trường tiêu thụ cá biển nội địa giảm đột ngột dẫn đến các thực phẩm khác tăng bất ổn, dù Formasa đã đền bù nhưng sự đền bù ấy có thấm tháp gì khi mà một nghiên cứu cho rằng biển miền trung phải mất 50 năm nữa mới phục hồi hoàn toàn, 50 có phải con số quá lớn với một đời người? Bởi vậy, bên cạnh việc không sát sinh, hạn chế sát sinh thì biết

chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái, chống hiện tượng ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp... là rất cần thiết.

Ở góc độ kinh tế, Đức phật đưa ra lời khuyên để hướng dẫn phật tử. Theo Ngài, muốn thành công thì trước hết phải rèn luyện tâm trí, để tâm được mạnh mẽ vững vàng. Để vượt qua những khó khăn của cuộc sống, phải nỗ lực bản thân cá nhân chứ không phải chờ đợi một vận may kiểu như “trúng số”. Đức Phật không khuyến khích tạo ra của cải một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng mọi cách, mà phải có phương pháp, có hệ thống, cùng với sự nỗ lực của bản thân thì sẽ thành công, thành công từ việc làm ăn chân chính thì mới được lâu dài. Mục đích phát triển kinh tế trong quan niệm Phật giáo là hướng tới nhu cầu và đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội đã góp phần hạn chế chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng, đề cào giá trị vật chất của một số thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ.

Điều này rất quan trọng bởi xu hướng sống thực dụng, coi trọng vật chất, xem nhẹ những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống đang diễn ra hết sức phổ biến ở tầng lớp thanh niên hiện nay.

Trong giải trí, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giáo lý Phật giáo với tinh thần

“Lục hòa”: Hướng cho thanh niên biết tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình một cách hợp lý làm phong phú thêm đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản thân, tham gia các hoạt động văn hóa vì cộng đồng. Ví dụ như việc lên chùa nghe giảng Phật pháp hay đi làm tình nguyện. Thời gian gần đây, số lượng thanh niên đi chùa đã tăng đáng kể. Ví dụ, một khóa tu mùa hè cho thiếu niên ở chùa Hoằng Pháp (tp Hồ Chí Minh) từ năm 2007 đến nay đã quy tụ được trên 500 em mỗi khóa, trại hè thanh thiếu niên do báo Giác Ngộ tổ chức năm 2008 đến nay đã quy tụ hàng trăm trại sinh.

Ngoài cầu nguyện Phật ban phước, thanh niên còn quan tâm hơn tới việc nghe giảng giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tu tập đức hạnh. Thông qua những buổi nghe giảng, thanh niên lĩnh hội được nhiều điều, lấy Đức Phật làm gương sáng, ghi khắc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w