Không gian sinh hoạt đời thường .1 Không gian vùng thôn dã

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao (Trang 25 - 32)

Không gian trong sáng tác của Nam Cao trước hết là vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. Phải chăng vì tác giả vốn sinh ra trong một gia đình nông dân Bắc bộ, nên những ám ảnh, những kỷ niệm thời thơ ấu sau này đã đi vào cả trong những trang văn của ông. Trong những mối liên hệ của thời gian và không gian, làng quê, ngôi nhà, con đường hóa ra là cơ bản và quan trọng nhất: Tất cả những mối liên hệ còn lại hoặc là bị chúng cuốn hút, hoặc trở thành thứ yếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Làng quê hiện lên qua những trang văn miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người nông dân. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết, thiên nhiên làng quê chỉ hiện ra hai lần. Lần thứ nhất là vào một buổi trưa sau khi Thứ về thăm nhà và chuẩn bị ra Hà Nội, hai vợ chồng Thứ ngồi trong nhà nhìn ra: “ở bên ngoài nắng nhạt dần dần. Nắng úa vàng. Sức nắng giảm rất mau. Thứ tưởng như thời gian trôi và ngày chết dần đi. Mấy cái tàu chuối hơi cúp xuống, gió chỉ

khẽ lung lay và ngây ra trong một dáng điệu ngẩn ngơ”. Không gian ấy gắn với sự nuối tiếc về tuổi xuân và hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ đi qua rất nhanh như những tia nắng ngoài kia. Lần thứ hai khi Thứ ngồi trên tàu từ Hà Nội về quê “hai bên bờ sông lần lượt qua những đồng ruộng và những khóm tre, những làng mọc xo ro, những người nhà quê đương đánh vật với đất.

Trên những bãi sông kia, những làng mạc, những khóm xanh kia có biết bao người sống như y nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Họ là một đời tù đầy, nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cách đồng bùn lầy là rừng xanh, là cuộc sống tụ do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến với một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn”. Đó là những trang văn chân thực nhất của Nam Cao về làng quê Việt Nam tiêu điều, xác xơ.

Nếu cái làng trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố luôn huyên náo bởi tiếng thúc sưu, giục thuế thì làng trong Sống mòn lại mang vẻ vắng lặng, hoang vu, tả tơi, xác xơ như cái nón rách của lão ăn mày. Bức tranh cuộc sống sinh hoạt nơi làng quê được nhà văn miêu tả hết sức chân thực, tỉ mỉ dưới nhiều góc độ.

Cuộc sống ở đây tù đọng, bưng bít nhưng lại chất chứa, âm ỉ bao xáo trộn, đổi thay. Bất động mà dường như biến động. Thông qua mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa hàng xóm láng giềng, giữa bọn nông dân với bọn cường hào, địa chủ cùng với những phong tục tập quán, tư tưởng từ bao đời để lại Nam Cao đã vẽ nên một bức tranh tổng hợp, sinh động và sắc nét về cuộc sống nơi những cánh đồng quê. Những người nông dân quê Thứ không bao giờ nhìn xa hơn được lũy tre làng, cả đời họ chỉ biết làm việc và chịu đựng kiếp nô lệ cho kẻ khác thỏa sức hà hiếp, bóc lột. Cả đời họ sống trong cam chịu và nhẫn nhịn, sau bao năm lăn lộn ở đất Sài Gòn, Thứ trở về quê và đau đớn nhận ra quê mình ngày càng xơ xác, lụi tàn hơn. Thứ có học thức nên

anh hiểu rất rừ bản chất cuộc sống nơi mỡnh sinh ra và lớn lờn, một làng quờ nghèo nàn với bao phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng con người còn quá trị trệ và lệ thuộc. Mưu sinh trên mảnh đất quê hương, cha ông để lại nhưng người nông dân nơi đây phải đối mặt với biết bao nhiêu nỗi lo lắng, sợ hãi.

Bằng ngòi bút hiện thực mạnh mẽ, Nam Cao đã vạch trần những cái gai, cái ung nhọt nhũng nhiễu đời sống người dân bao năm qua. Tất cả tạo nên cuộc sống đời thường nhưng đủ màu sắc, sinh động và khách quan đến điển hình.

2.1.2 Không gian vùng ngoại ô, thành thị

Thành phố không phải là không một lần được nhắc đến nhưng nó chỉ thoáng hiện ra như một cái gì đó xa lạ, bí ẩn. Người ta hướng tới nó với một niềm hy vọng tìm thấy một lối thoát cho cuộc sống bế tắc, cùng quẫn và nhạt nhẽo ở nhà quê. Trong Sống mòn, những thành phố, đô thị rực rỡ như Sài Gòn chính là nơi những nhân vật như Thứ gửi gắm giấc mơ với biết bao hy vọng, háo hức nhưng rốt cuộc cũng đành phải lỡ dở công danh, từ bỏ lý tưởng, tất cả tài sản mang về quê hương là sự nghèo đói và suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần. Thứ đã có ba năm lăn lộn ở Sài Gòn, kiếm sống bằng rất nhiều nghề, và hăm hở đón một chuyến đi Tây không biết nản. Y những mong và luôn luôn tự nhủ: “Phải có một cái trình độ học thức khá cao. Phải luyện tài. Có học, có tài y mới đủ năng lực để mà phụng sự cái lý tưởng của y. Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu.” Nhưng chỉ mới sau ba năm, y đã bị hất trả về quê. “Y đã thấy những gì ở quê nhà? Gia đình y khánh kiệt rồi. Bà ngoại y già nua, ốm yếu, bẳn gắt, buồn rầu”…

“Làng y vẫn như xưa, khổ như xưa. Vải tây rẻ như bèo. Nghề dệt cổ sơ của làng chết hẳn rồi”

Đọc Sống mòn người ta thấy bút pháp Nam Cao thật sắc sảo khi khắc họa đời sống hiện thực qua việc tác giả xây dựng lên những chân dung và tính cách của con người đang sinh sống ở vùng ngoại ô Hà Nội. Dân ở vùng ngoại

ô toàn là những phu phen, thợ thuyền, bồi bếp, thỉnh thoảng mới có một người công chức nhỏ, một ông phán hưu trí, một ông giáo không đủ tiển nhà ở phố. Họ là những người hàng xóm, những người sống gần gũi với hai ông giáo như: Mô – anh loong toong làm đủ mọi thứ việc cho trường và cho những người chủ trường – cùng với chị vợ và bà cụ Hà làm thành một gia đình nhỏ giúp việc cơm nước cho hai ông giáo. Thế giới truyện mở rộng ra hơn với gia đình ông Học – “cả nhà đều mắt toét” – chuyên làm nghề đậu phụ, anh xe nhà mới tìm được cô vợ mới về sống chung, gia đình ba mẹ con người đàn bà có chồng bỏ theo vợ lẽ. Bà béo – mẹ của Dung – cô gái mà San hay qua lại tán tỉnh, cô Tư – cô gái mới lớn “tóc đen lay láy hay đứng đợi xe trước cổng trường” - cô bé mà Thứ hay ngắm trộm bằng con mắt “của kẻ thương tiếc một cái gì đã lỡ”. Họ đã làm thành một lớp người có tên gọi chung là “dân nghèo thành thị”. Mặc dù họ mang “cái mác” nhưng thực chất phần lớn những người trong số họ đều xuất thân từ nhà quê. Vì cuộc sống bần cùng nên họ phải rời bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống. Họ làm đủ mọi nghề kể cả thân phận con sen, đứa ở. Cho dù cực khổ đến mấy họ cũng cố gắng để tồn tại, để bám trụ lại thành thị vì một lý do đơn giản “ra Hà Nội đi bán cháo còn hơn ở nhà bám lấy mấy sào vườn, hơn mẫu ruộng”.

Ở vùng ngoại ô đó, có những kiếp sống mỏi mòn, không một chút sinh thú. Đó là sự sống của gia đình ông Học trong căn nhà chật chội, ẩm thấp và thiếu ánh sáng. Cuộc sống của họ được Nam Cao ví “như một cái máy gài theo ý định” cứ nửa đêm hai vợ chồng ông lại thức dậy làm đậu phụ đến tinh mơ để kịp cho bà vợ có hàng đi bán. Một ngày của ông Học dường như chỉ loanh quanh với công việc lặt vặt không tên: “ông chỉ ra cổng để đổ rác bẩn ra khỏi cái lối đi hay để tiểu tiện vào những vũng ngầu ơ chân tường. Cả tháng ông chẳng đi đâu và cũng chả thây khách khứa đến nhà ông”. Hay là cảnh sinh hoạt của gia đình của người đàn bà có chồng bỏ theo vợ lẽ. “Từ

hôm bà đến chưa một ngày người ta thấy bà mặc áo chùng. Ngày nào cũng như ngày nào bà chỉ thấy bà mặc một cái quần tréo go đã bạc, ống thì cộc, đũng thì đã chùng”. Đó cũng là cảnh sống của vợ chồng anh xe “thường đi vắng suốt ngày và cũng chẳng đóng cửa bao giờ”. Bà cụ Hà suốt ngày lo cơm nước cho hai ông giáo. Người u em nhà ông Học đêm nào cũng ngồi câm lặng trong đêm để vá quần áo rách. Hay đó là cách sống của gia đình cụ Hải Nam trong căn nhà giống như “đinh cơ của các vị tể tướng về hưu trong các truyện Tàu”. Trong căn nhà ấy “có đến bốn năm cô gái đến thì cả rồi nhưng vẫn chưa chồng. Họ chẳng làm gì và cũng ít khi ra ngoài. Họ có vẻ cấm cung”.

Nam Cao miêu tả ngôi nhà của Hải Nam như một điểm nổi bật trên nền của bức tranh xóm trọ nghèo nàn, u tối, bẩn thỉu. Tưởng rằng ngôi nhà của cụ Hải Nam sẽ góp phần làm tươi sáng cho xóm ngoại ô. Nhưng nó như một “hòn đảo cô đơn”, khép kín và tách rời với cuộc sống sinh hoạt bên ngoài càng làm cuộc sống sinh hoạt bên ngoài càng làm cho không gian xóm trọ thêm buồn thảm, hiu hắt hơn.

Thông qua Sống mòn, Nam Cao muốn đặt ra một câu hỏi day rứt muôn thuở: Liệu con người có khả năng thoát khỏi tình trạng sống mòn không?

2.1.3 Không gian tù túng trong căn phòng

Không gian nhà ở, căn phòng chật chội, tù túng là kiểu không gian phổ biến của Sống mòn. Những nhân vật của ông dù đi đâu, làm gì cuối cùng cũng trở về với căn phòng với không gian riêng tư của mình. Chính không gian nhà ở, căn phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Cao khai thác triệt để những cái hàng ngày của cuộc sống. Đời sống thật của các nhân vật hiện lên cụ thể sinh động trong cái không gian riêng tư, gia đình của chính mình. Rất nhiều những biến cố, sự kiện, hành động và suy nghĩ của nhân vật chủ yếu diễn ra trong không gian nhà ở, căn phòng cho dù nhà văn không trực tiếp miêu tả không gian đó. Trong không gian nhà ở, căn phòng các nhân vật như Thứ và

San phải đối diện với chất văn xuôi tầm thường và phũ phàng của cuộc sống.

Chúng đã làm xói mòn dần những rung động, những mơ ước của nhân vật.

Ngòi bút của Nam Cao đi vào những cái vặt vãnh, nhỏ nhoi hàng ngày của cuộc sống như một bữa ăn của của nhân vật. Thứ và San trộn đi trộn lại cái đĩa thức ăn đã sạch như lau để sỏ Oanh cái tội quá bủn xỉn, tính toán “Y sẻ một ít cơm vào cái đĩa chẳng còn hơi một chút mắm muối nào, vờ trộn lại.

San khoái trí vì cái trò cay độc ấy, đập đôi đũa xuống bàn cười bắn cả cơm ra”. Những xích mích vặt vãnh, những ghen tuông giận hờn, đố kỵ nhỏ nhen của Thứ, San, Oanh được phơi bày bằng hết trong cái không gian chật hẹp ở cái trường tư ngoại ô Hà Nội, trong căn gác xép hoặc trong căn buồng thuê của ông Học. Có thể nói, dựng lên không gian nhà ở căn phòng, nơi diễn ra những đói khát, ốm đau, bệnh tật cùng với biết bao những cái vặt vãnh, tầm thường, vô vị Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống tù đọng, ngột ngạt đến mức không chịu nổi của xã hội Việt Nam đêm trước cách mạng tháng Tám. Họ dường như muốn vùng vẫy, quẫy đạp ra khỏi không gian ngột ngạt, tù túng nhưng đành bất lực. Nam Cao miêu tả thật cặn kẽ về ngôi nhà mà Thứ mà San dọn đến. Một ngôi nhà nằm sâu trong hẻm, kế cái chuồng ngựa hôi hám, xung quanh chứa đầy rác rưởi, ẩm thấp và lụp xụp. Đứng trong ngôi nhà ấy nhìn ra ngoài là một vùng không gian “đã thẫm lại thành đen. Không gian xóm trọ. Và tít ngoài xa, đằng sau những đám me loáng thoáng như những mạng nhện trên một nền trời bằng lặng, mấy vết máu đỏ như chết cứ dần đổi sang màu tím thẫm”. Ngôi nhà chìm giữa không gian vừa tối tăm, bẩn thỉu, vừa ảm đạm. Phải chăng những ngày sắp tới của các nhân vật cũng buồn thảm, u ỏm đến thế và cũng bế tắc giống cỏi lối ngừ dẫn vào ngụi nhà – “Từ ngoài đường cú một cỏi ngừ gạch đi vào. Ngừ vào đến cỏi nhà ấy vừa cựng”.

Người đọc thấy cảm thương cho hai ông giáo – những người trí thức xưa nay thích sống trong môi trường trong lành vậy mà giờ đây phải sống gần như

chui rúc trong một ngôi nhà chật hẹp, nhếc nhác đến vậy. Có thể nói cuộc sống của Thứ và San ngày càng bị dúi xuống, ngày càng rẻ mạt, tối tăm. Với hoàn cảnh hiện tại họ đã quyết định sống trong căn buồng nhà ông Học, dù sao thì cũng là một chỗ sinh hoạt kín đáo vừa không làm ảnh hưởng đến ai và cũng không ai quấy rầy họ. Điều quan trọng hơn nữa, họ muốn giữ sĩ diện của mình, họ không muốn ai nhìn thấy cuộc sống nghèo nàn và tủi cực của họ.

Trong căn nhà ấy Thứ và San đã sống một cách dè sẻn hết mức, họ ăn uống tiết kiệm, thậm chí tiết kiệm cả lời nói. Sống trong căn buồng khép kín họ cũng mất dần sự năng động, tắt dần những ước mơ và những khát vọng cao đẹp. Họ trở nên hèn nhát, sợ đổi thay. Họ sống thu mình hơn, còm rom hơn, rụt rè hơn mọi hoạt động cũng ít hơn mà nhường chỗ cho những lo lắng tún mủn, tầm thường về cơm áo, miệng ăn.

Không gian cư trú như một sợi dây vô hình trói buộc con người. Thứ hiểu rất rừ tỡnh trạng chết mũn của mỡnh nhưng cam chịu và sợ hói sự đổi thay

“Hỡi ôi! Còn lại gì của thời xưa, của cái thời xưa mới cách đây độ bốn, năm năm. Y đã sợ đi. Y đã sợ sự khó khăn. Y sẽ chẳng bao giờ tự ý rời nổi cái trường này. Cuộc đời ở đây cố nhiên là chẳng đẹp gì, nhưng chắc chắn là y có ăn, có ít nhất là mỗi tháng một chút tiền nho nhỏ giúp đỡ gia đình, vợ con.

Đi là đến những cái chưa thấy đâu, sự bếch bênh, một cuộc đời chưa biết thế nào mà chắc chắn”. Cuộc sống cứ trôi theo cái kiếp vật vờ ấy. Ngồi trên con tàu từ Hà Nôi về quê ăn bám vợ, Thứ miên man nghĩ: “trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những xóm xanh kia, có bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình”. Nam Cao cắt nghĩa, chính thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những gì chưa tới đã ngăn cản người ta đến với một cuộc sống rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn. Thứ đã có thể tổng kết cho số phận và tương lai của mình: “Y sẽ chẳng đi đâu? Ấy, cái đời y là vậy! Y biết thế! Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y không bao giờ cưỡng lại

không bao giờ nhảy xuống sông xuống bể, không bao giờ chĩa súng lục vào mặt người bẻ lái và ra lệnh cho hắn hãm máy, quay mũi lại. Y để mặc cho con tàu mang đi…”.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w