Có thể nói Sống mòn có một cốt truyện đơn giản. Cốt truyện này đơn giản đến nỗi giống như không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa không có sự kiện, biến cố gì đáng kể làm thay đổi số phận nhân vật. Tiểu thuyết Sống mòn đã xoay quanh câu chuyện mấy tri thức tiểu tư sản, là các thầy cô giáo.
Truyện khụng tỡm thấy một cốt truyện rừ ràng như truyện truyền thống, song
dòng tâm lý nhân vật đã tạo sức hấp dẫn bạn đọc, thậm chí có người không ngớt thán phục “ Tiên sư nhà văn Nam cao”(Mượn ý của truyện “Đôi mắt”).
Theo A. Robbe-Grillet “Từ lâu cốt truyện không còn là nền tảng của tiểu thuyết nữa”. Proust (nhà văn Pháp) nhấn mạnh: “chúng (cốt truyện) tan ra để tái kết lại phục vụ cho một kết cấu thời gian tâm lý”. Trong sự vận động cho đến ngày nay của văn xuôi hiện đại, vai trò của cốt truyện càng giảm, nhường chỗ cho ngòi bút công phá vào chiều sâu tâm lý nhân vật. Truyện hiện đại khám phá những góc khuất tâm hồn, thậm chí yếu tố tâm linh của con người trở thành một cảm hứng nghệ thuật, và tác giả hiện đại có thể tạo ra những kết cấu truyện ngắn, tiểu thuyết đưa vào phương diện khá trừu tượng đó của con người. Nhà văn Nam Cao ngay từ những năm 1930-1945 ,đã chọn lối kể chuyện theo dòng tâm lý ở hầu khắp tác phẩm và ông quả là một cây bút khá nhạy cảm với quan niệm văn xuôi hiện đại.
Trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng 8, người ta đã thống kờ được rất rừ ràng, cú hai đề tài chớnh: Người nụng dõn và người tri thức tiểu tư sản. Trong bối cảnh xã hội đang nảy sinh mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ ở nông thôn và thành thị ngày càng bộc lộ những ung nhọt về mặt tư tưởng văn hóa. Nhưng Nam Cao không chủ ý phản ánh những vấn đề, những hiện thực lớn lao của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945. Ngay hai đề tài người nông dân và người tri thức, nhà văn cũng chọn những hiện tượng tưởng như nhỏ nhặt đời thường của hai đối tượng để tạo dựng câu. chuyện. Nhưng triết lý về đời sống qua các “tiểu tiết” trong văn xuôi Nam Cao quả là không nhỏ. Nếu như với Ngô Tất Tố, nhà văn nổi tiếng viết về xung đột giai cấp gay gắt và phản ảnh bức tranh nông thôn toàn cảnh thì Nam Cao ít hướng đến phạm vi miêu tả rộng như thế. Nhà văn của làng Đại Hoàng này mạnh dạn đi vào “cái hàng ngày” nhưng mang tính phổ biến, cái bản chất. Đó là bi kịch sống mòn
của những con người có khả năng tự ý thức rất cao. Đó là vấn đề về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Như vậy, mỗi con người, mỗi tâm trạng trong câu chuyện cụ thể, chân thật như cuộc sống vốn có. Qua thế giới hình tượng, nhà văn khéo léo chuyển tải những tuyên ngôn của mình. Điều đáng nói là nhiều thông điệp tiềm ẩn đằng sau câu chuyện, tâm trạng. Trước Nam Cao đã có không ít nhà văn phát ngôn về văn chương, về hiện thực. Song, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng chỉ đến Nam Cao, thông qua hệ thống hình tượng, tác giả Nam Cao đã phát biểu những tuyên ngôn đầy sức thuyết phục, và ý nghĩa hiện đại, thời sự vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
3.3.2 Kết cấu
Một tác phẩm văn học bao giờ cũng gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận khác nhau: sự kiện, tính cách, cảm xúc, hình ảnh, hình tượng,… Nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm đã sắp xếp, tổ chức các yếu tố, các bộ phận khác nhau đó theo một hệ thống, một trật tự nhất định, gọi là kết cấu. Bởi vậy, có thể nói, kết cấu đóng vai trò rất quan trọng trong viếc tổ chức và xây dựng một tác phẩm cũng như trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác giả. Trên bước đường ra đời và phát triển của mình, tiểu thuyết đã trải qua nhiều kiểu kết cấu khác nhau: kết cấu xâu chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian, kết cấu theo quy luật tâm lý, kết cấu đơn tuyến, kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến,….
Sống mũn là tiểu thuyết phỏc họa một cỏch chõn thực, rừ nột cuộc sống mòn mỏi, bế tắc cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Những mòn mỏi, bế tắc này hiện lên sinh động qua kết cấu tâm lý. Kết cấu tâm lý giúp Nam Cao đi sâu vào những biến động tinh vi, đời sống nội tâm của Thứ cũng như bi kịch tinh thần của cả giới trí thức nghèo trong cuộc đời tù túng, chật hẹp, bị áo cơm ghì sát đất.
Sống mòn không phải là một tiểu thuyết bộn bề sự kiện, biến cố mà tập trung miêu tả cuộc sống tinh thần của Thứ trước các sự kiện ấy. Có thể nói Sống mòn là chặng đường mà Thứ từ một chàng trai trẻ tuổi đầy mơ mộng, đầy hoài bão, hăm hở sống, hăm hở phấn đấu “Còn chút thì giờ thừa nào, y học rất chăm. Y đợi một dịp may mắn để có thể xin xuống làm bồi tàu để đi sang Pháp. Y sẽ sang đấy, để nhìn rộng, biết xa hơn để tìm cách học thêm.
(...) Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu…” trở thành một Thứ “nhu nhược quá”, “hèn yếu quá”, buông xuôi,
“không bao giờ cưỡng lại”, “chỉ để mặc con tàu mang đi”. Trongchặng đường ấy, những gương mặt dù có tác động trực tiếp, quan trọng đến cuộc đời Thứ hay chỉ là thoáng qua đều được nhìn qua con mắt, cảm nhận, qua trăn trở, suy nghĩ của y. Những tính toán của Oanh, Đích, những phản ứng quyết liệt của San, thứ tình yêu chân chất , bộc trực của Mô – Hà, hay cuộc sống nghèo đói của gia đình Thứ thấp thoáng sau ba lần về quê… đều đi liền với diễn biến tâm trạng, đi liền với những nhìn nhận, đánh giá của y. Kết cấu tâm lý khiến Sống mòn phác hoạ thành công không chỉ cuộc sống mòn mỏi, ngày càng đen tối của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo mà còn nhấn mạnh sự “chết mòn”
của họ về tinh thần, trí tuệ. Sống mòn đã vẽ nên cụ thể bi kịch của Thứ, từ một người đầy lí tưởng, muốn sống có ích hơn cho xã hội, muốn thể hiện những khát vọng tốt đẹp lại bị tống về xó nhà quê ăn bám vợ, trở thành ích kỉ, nhỏ nhen, sĩ diện hão, từ một người muốn lấy tình thương để đối xử với người khác lại có lúc mong người bạn - người anh họ của mình chết để được cả cái trường y đang dạy…. Kết cấu tâm lý vì thế không những giúp chủ đề tư tưởng của tác phẩm hiện lên đặc sắc mà còn góp phần quan trọng vào việc thể hiện thành công tính cách nhân vật.
Trong Sống mòn, những bi kịch không có lối thoát của Thứ còn được Nam Cao miêu tả qua lối kết cấu vòng tròn - một vòng tròn luẩn quẩn mà
nhân vật ở trong đó đối diện với nó nhưng không thoát ra được. Đó là những chuyện ghen tuông, những nghèo túng, đố kị, tự ái và những chuyện thèm đi để đổi đời. Đọc Sống mòn, những ai mới tiếp xúc lần đầu đều dễ cảm thấy uể oải, chán chường bởi các tình huống tương tự như nhau, những ghen tuông, tự ái, nhỏ nhen cứ trở đi trở lại, Những trang văn của Sống mòn bày ra trước mắt người đọc cuộc sống nghèo khổ của Thứ, của San, của gia đình Thứ, gia đình Mô; những ghen tuông của Thứ với Liên, những ghen tị nhiều lúc đến thành ích kỉ, độc ác của Thứ với Oanh, Đích; những hi vọng le lói rồi lại thất vọng tràn trề của y,…. Quanh quẩn bởi vòng tròn đó, với những đoạn độc thoại nội tâm dài, Sống mòn khiến người đọc như được nếm trải cụ thể cái không khí ngột ngạt, bức bối, khó chịu mà nhân vật đang sống. Kiểu kết cấu này khiến những bế tắc trở nên đậm đặc hơn, thể hiện đầy đủ hơn tư tưởng của tác giả.
Sử dụng kết cấu tâm lý, kết cấu vòng tròn, Nam Cao đã tổ chức một cách chặt chẽ cấu trúc tác phẩm, giúp Sống mòn diễn tả được cái bi kịch chết dần chết mòn về mặt tinh thần của tầng lớp trí thức nghèo trước Cách mạng tháng Tám bằng nét hấp dẫn, độc đáo riêng không lẫn với một ai khác.Với việc đi sâu vào hiện thực tâm lí các nhà văn đã nâng cao nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật và người đọc bằng nghệ thuật trần thuật từ ngôi thứ ba, bằng sử dụng thường xuyên lời nói nửa trực tiếp tạo ra một thứ ngôn ngữ đa thanh, phức điệu. Từ đó, kết cấu truyện có nhiều thay đổi đáng kể: đã vượt qua giai đoạn kể theo trật tự thời gian tự nhiên, tuyến tính mà được kể theo dòng ý thức nhân vật. Kết cấu ấy vừa có khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, vừa có khả năng xâu chuỗi những cảnh ngộ, những mảng tâm trạng theo quan hệ nhân – quả khiến cho tác phẩm không chỉ miêu tả hiện thực mà còn góp phần lí giải hiện thực, chỉ ra lôgich hình thành tâm lí, tính cách nhân vật. Bằng cách đó, nhà văn có thể giúp người đọc từ chỗ nhận thức chuyện con người, chuyện cuộc đời thành
khả năng tự nhận thức chính mình. Mà khả năng giúp người đọc tự nhận thức chính là tác dụng sâu sắc và bền vững nhất của tác phẩm văn học.