Trong kết cấu của truyện ngắn, người kể truyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng tình huống, miêu tả sự kiện.Trần thuật bao giờ cũng gắn với một điểm nhìn nhất định. Chính vì vậy mà trong tác phẩm tự sự điểm nhìn trần thuật là một hiện tượng nghệ thuật đóng vai trò quyết định thành công hay thất bại của tác phẩm văn học. Điểm nhìn trần thuật ở đây vừa như một phương thức tổ chức văn bản, vừa như một cơ chế phát ngôn tinh thần thời đại của nhà văn. Sự khai thác điểm nhìn thể hiện trình độ xử lý mối quan hệ giữa chủ thể kể truyện với cái được kể, cũng là sự thể hiện chiều sâu cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Do đó điểm nhìn trần thuật trở thành cơ sở để phân biệt người kể truyện và tác giả. Người kể truyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể truyện trở thành hai phương diện không thể tách rời. Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể truyện nào đó.
Người trần thuật dùng để chỉ người thay thế cho chủ thể sáng tạo tường thuật lại câu truyện tác phẩm. Đó là nhân tố tích cực trong việc tổ chức, dẫn dắt, định hướng và khơi gợi khả năng đối thoại tranh luận của người đọc, là điểm tựa để tác giả bộc lộ quan điểm riêng về cuộc sống và nghệ thuật. Người trần thuật được nhận diện trong tác phẩm thông qua sự định hình ngôi kể.
Chính vì thế nên mỗi nhà văn khi sáng tác tác phẩm tự sự rất có ý thức lựa chọn một người kể chuyện thích hợp. Người trần thuật có thể xuất hiện dưới dạng nhân vật xưng “tôi” ngôi thứ nhất. Với ngôi trần thuật này, người kể truyện có vai trò lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn
quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân. Đây là xu hướng kể truyện mà người trần thuật dẫn dắt, chủ động và đã chuẩn bị hết mọi tình huống của câu truyện. Và cũng thông qua kiểu trần thuật này, chúng ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo trong phong cách cũng như những tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Khi khảo sát tiểu thuyết Sống mòn, chúng tôi thấy Nam Cao không hề sử dụng ngôi kể này.
Người trần thuật cũng có thể xuất hiện dưới dạng ngôi thứ ba. Đây là dạng trần thuật phổ biến nhất trong văn xuôi Việt Nam trước cách mạng, tác giả đứng bên ngoài và đóng vai trò là người chứng kiến câu truyện. Lúc này người trần thuật không xuất hiện một cách trực tiếp mà đứng ngoài câu câu truyện đóng vai trò dẫn dắt. Bản thân người trần thuật không chịu sự chi phối của tác giả mà khách quan chứng kiến câu truyện và giờ đây kể lại. Đây là dạng trần thuật được Nam Cao sử dụng triệt để trong Sống mòn. Bằng việc trần thuật theo ngôi thứ ba và thông qua những nhân vật khác, Nam Cao đã để cho nhân vật tự bộc lộ nội tâm chính mình, tăng tính khách quan cho câu chuyện.
Kể truyện theo ngôi thứ ba không đồng nghĩa với lối trần thuật thô vụng, tuần tự một cách đơn điệu, cứng nhắc. Nam Cao đã thực hiện một thao tác linh hoạt: Nhà văn liên tục thay đổi điểm nhìn. Cũng là ngôi thứ ba nhưng có lúc, tác giả kể với vị thế của “Cái tôi bên ngoài” câu chuyện, công việc duy nhất là trần thuật. Cái tôi ấy hoàn toàn lạnh lùng với những gì đang diễn ra.
Nhưng cũng có lúc, tác giả nấp sau mộ nhân vật nào đó, nhìn mọi việc dưới góc nhìn của nhân vật. Lúc này, nhân vật trở thành “người kể truyện không xưng tôi”. Những lúc như vậy, người kể truyện đã ẩn đi, đứng ẩn sau nhân vật để kể, bằng cách đẩy nhân vật ra trước độc giả. Nói cách khác, người kể truyện đã “tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể”, Nam Cao đã hòa vào nhân vật đến mức ta khó phân biệt được giọng kể của tác giả và giọng kể của nhân vật.
Và thường, người đọc chỉ thấy giọng nhân vật nổi trội hơn. Ta ngỡ đó là giọng của nhân vật kể lại câu truyện của mình, từ đó tạo nên sự gần gũi hơn:
“Thứ thấy lòng nhẹ bỗng... Mỗi buổi chiều thứ Bảy, Thứ thấy lòng nhẹ bỗng.
Không những chỉ vì ngày hôm sau được nghỉ. Còn vì tối hôm ấy và cả ngày hôm sau không phải trông thấy Oanh cau có và nghe Oanh gắt gỏng. Oanh về nhà riêng”
Sử dụng thủ pháp trần thuật thông qua nhân vật khác, Nam Cao đã tạo nên một sự gắn kết giữa nhân vật và người kể, xóa nhòa ranh giới thường thấy trong văn xuôi trước cách mạng. Lúc này, Nam Cao nghiễm nhiên trở thành
“người thừa” khi để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc của mình: “Tiếng nói run run và như thiếu sức. Giọng tuy gắt gỏng mà tiếng vẫn không vang lên được, nó cứ âm âm trong lồng ngực. Dường như cái ngực yếu ớt quá, óp ép quá, chỉ đẩy ra được một luồng hơi yếu ớt... Cái thứ tiếng già nua ấy, trong đêm khuya vắng lặng, có một vẻ gì buồn lắm. Thứ đã lặng người đi như thấy cả một nỗi cô đơn đang rót vào lòng. Tiếng guốc của bà già vang lên và nhỏ dần đi. Thứ hình dung ra bóng một người con gái bước chân nặng trĩu, vừa đi vừa lau nước mắt, lủi thủi theo sau. Sao mà buồn thế!... Lúc này đây, y cũng buồn. Mô đang sung sướng nói về vợ nó với y. Nó nhắc cho y nhớ đến những phút sung sướng đã qua, đến vợ con, đến gia đình. Y ngước mắt nhìn một ngôi sao, ngậm ngùi tưởng tượng ra vợ y đang ôm con, ngồi ở ngưỡng cửa, lặng lẽ và buồn rầu như đá Vọng Phu”.
Bằng phương thức dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật, Nam Cao đã để cho nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ, trong đó có điểm nhìn từ bên trong nội tâm nhân vật. Không chỉ diễn biến sự việc được tường thuật một cách khách quan mà chúng ta có thể thấy diễn biến tâm lý phức tạp của các nhân vật.
3.1.2 Phân tích tâm lý sắc sảo, tinh tế
Nếu như các nhà tiểu thuyết chặng 1936-1939 hướng mạnh ngòi bút vào bình diện hiện thực xã hội, đã xây dựng được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình (chị Dậu, Nghị Lại, Xuân Tóc Đỏ…) thì các nhà tiểu thuyết hiện thực chặng cuối lại hướng mạnh vào hiện thực nội tâm con người. Các tác phẩm mang đậm tính tự truyện. Thể tài tự truyện đem lại nhiều cái mới cho nghệ thuật tiểu thuyết, nó rút ngắn khoảng cách giữa người đọc và nhân vật trong tác phẩm, nhân vật như trực tiếp tâm sự tay đôi cùng người đọc, xoá nhoà khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và chủ thể ý thức của phát ngôn. Nhưng phải đến Sống mòn của Nam Cao, tiểu thuyết hiện thực Việt Nam mới đạt đến một chủ nghĩa hiện thực tâm lí nghiêm ngặt. Sống mòn được coi là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho ngòi bút tâm lý của Nam Cao trong sáng tác về đề tài trí thức tiểu tư sản. Trong tiểu thuyết này, nhà văn tập trung soi rọi vào đời sống bên trong nhân vật. Đó là sở trường và tài năng của Nam Cao.
Sự bức bối của môi trường xã hội đã khiến con người bị đẩy vào tình trạng phân hoá và biến chất. Những nhân vật trong Sống mòn cầm cự một cách kiên trì mệt mỏi với hoàn cảnh xã hội để bảo vệ chính phẩm chất của mình đã tạo nên biết bao trạng thái tâm lý phong phú, phức tạp. Nam Cao đã nắm bắt được đặc điểm hay “suy nghĩ” của loại hình nhân vật trí thức và tạo ra một khả năng giao lưu trong sự tương đồng, hoà điệu giữa tâm lý của nhân vật và tâm lý của nhà văn khiến tâm lý nhân vật có một chiều sâu phong phú.
Những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật vừa là phản ánh tâm lý trực tiếp vừa có ý nghĩa triết lý về cuộc đời. Nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao rất hay triết lý, chất triết lý mang nội dung xã hội mà thường gắn nhiều trạng thái tâm lý khác nhau. Nam Cao đã tạo ra một dòng tâm lý với nhiều sắc thái phong phú. Thứ - nhân vật chính của tiểu thuyết Sống mòn mang ý nghĩa tổng
hợp nhiều tâm trạng. Dòng tâm lý của nhân vật này vận động qua nhiều cảnh ngộ nhưng vẫn tù túng, quẩn quanh, không thể tìm ra lối thoát. Nó không giao lưu với hành động nên có những phát triể ở bên trong ngày càng đi sâu vào nội tâm
Tớnh cỏch nhõn vật Thứ được khắc hoạ rừ nột chủ yếu bằng sự soi sỏng bên trong hơn là miêu tả ngoại hình và hành động bên ngoài. Có miêu tả ngoại hỡnh, nhà văn cũng chỳ ý đến những nột thể hiện tõm lớ, tớnh cỏch rừ nhất. Tâm lí nhân vật không bao giờ ngưng đọng. Ngòi bút nhà văn đặc biệt sắc sảo khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Ngòi bút phân tích tâm lí ở Sống mòn là một kiểu dạng của phân tích xã hội của chủ nghĩa hiện thực, qua tâm lí có thể phản ánh sâu sắc hiện thực.
Trong Sống mòn, tác giả đã miêu tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật Thứ. Thông qua những giằng xé nội tâm, những ngờ vực, tự thú, tự lên án và tự vượt mình để hướng tới cộc sống xứng đáng cho con người thật sự là người hơn. Nhân vật tự độc thoại với bản thân, chỉ dám nghĩ chứ không dám bộc lộ ra cho người khác thấy “y chỉ nghĩ rằng: mình ở chung với những người nhỏ nhen lắm, tất có ngày cũng đến thành nhỏ nhen như họ mất thôi”.
Trong từng nhõn vật, Nam Cao đó phanh phui, búc trần mọi ngừ ngỏch sõu kín vốn có trong lòng dạ con người. Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những cảnh cắn rứt hành hạ lẫn nhau, giữa cái chật hẹp của hạnh phúc và tự làm tình làm tội mình qua một chuỗi ân hận, dằn vặt, xót xa. Thứ đã nhiều lần nghĩ xấu về Đích, khi thấy Đích bệnh nặng không qua khỏi một mặt Thứ mong cho hắn chết ngay đi, một mặt lại thấy cảm thương cho Đích. Hay khi y nghi ngờ vợ, tát vợ một cái để rồi lại tự mình đau khổ. Chính nghèo hèn đã đẩy nhân vật vào cuộc sống chạy theo cơm áo gạo tiền mà không biết mình đang bị bào mòn bởi chính cái nghiệt ngã đó. Và từ đây, con người có những hành vi ích
kỉ, hẹp hòi, nghi ngờ lẫn nhau: Thứ nghi ngờ Oanh, Đích lừa công sức bạn bè mình để kiếm tiền, nghi ngờ cả Oanh ở nhà không chung thủy.
Mặt khác ông kết hợp thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm khiến cho tâm lý nhân vật càng có chiều sâu hơn. Thể hiện đời sống bên trong phong phú, phức tạp của nhân vật, Nam Cao rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nhân vật trở thành kiểu nhân vật phân thân. Trong tiếng nói của Thứ có hai tiếng nói: tiếng nói phê phán của con người dám nhìn thẳng vào sự thật, một con người có nhân cách, giàu lòng tự trọng, và tiếng nói đầy tự ái cá nhân của một anh chàng sống che đậy bằng cái giả dối bề ngoài, đụi khi lại ụm ấp những giấc mơ lóng mạn viển vụng . Biểu hiện rừ nhất là đoạn độc thoại của Thứ ở chương IV khi thấy Tư – một cô gái tân thời- đang đi qua trước mặt, lòng Thứ rộn ràng, thoáng chút khao khát nhưng rồi Thứ tự nhủ: “ Y đã già đi, đã xấu đi nhiều. Y đã có vợ, có con. Y là một ông giáo khổ trường tư. Y mặc những bộ quần áo rẻ tiền, xộc xệch và đã bạc màu. Y không đẹp trai, không trẻ, không diện sang, không danh giá, không giàu,..”. Như vậy là Thứ rất hiểu mình. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết
“Tác phẩm Nam Cao đề nghị một cách hiểu ít nhiều có khác: nhân đạo trước tiờn phải giỳp con người hiểu rừ mỡnh, trạng thỏi nhõn thế mà mỡnh đang lõm vào, cũng tức là cũng chỉ rừ cỏi tỡnh cảnh biến dạng cả mày mặt lẫn tõm linh mà sự khốn cùng đã để lại trên con người mình. Không thiên về vuốt ve, an ủi, nhằm đánh vào tình thương nơi người đọc- chủ nghĩa nhân đạo ở đây tìm cách hướng vào toàn bộ đời sống tinh thần của những người đọc ấy, thức tỉnh suy nghĩ để rồi tự mỗi người tự xác định lấy thái độ tình cảm của mình”.
Do bị hút sâu vào việc khai thác thế giới nội tâm với những quy luật riêng của tâm lý nên Nam Cao ít miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên chỉ có tác dụng làm nền cho các nhân vật tự bộc lộ tâm trạng của mình. Tâm lý nhân vật trong Sống mòn cũng mang tính thụ động, vận động quẩn quanh và không có
hướng giải thoát, ít gắn liền với hành động. Con người bị mất dần tính chủ động với hoàn cảnh, bị biến thành nạn nhân của xã hội. Nam Cao đã khéo léo nắm bắt và miêu tả những nét tiêu biểu nhất của hoàn cảnh, những điều nhạy cảm nhất trong tâm hồn để thể hiện quá trình chuyển hoá tâm lý của nhân vật.
Như vậy với tiểu thuyết Sống mòn Nam Cao đã đạt đến trình độ điêu luyện trong nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật.