Giải pháp mới cải tiến: tổ chức hoạt động ngoại khóa Mục đích

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học văn qua hoạt động ngoại khóa (Trang 20 - 24)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Giải pháp cũ thường làm

2. Giải pháp mới cải tiến: tổ chức hoạt động ngoại khóa Mục đích

- Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

- Lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình sang hoạt động đối thoại, giao tiếp với học sinh.

Để có được một hoạt động ngoại khóa như mục đích mong muốn đặt ra cần có sự chuẩn bị kĩ về dự kiến, cách thức tổ chức, giao nhiệm vụ cho học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động. Căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn tại trường giảng dạy, căn cứ và mức độ nhận thức của học sinh của khối lớp đảm nhiệm giảng dạy tôi đề xuất hình thức tổ chức hoạt động giờ học ngoại khóa môn văn với chủ đề Theo dòng vãn học với phạm vi nghiên cứu là Văn học Việt Nam hiện đại nửa đầu XX như sau:

Theo cấu trúc chương trình Ngữ văn 11 THPT hiện nay, mảng văn học hiện đại Việt Nam đầu XX, HS được học các văn bản thơ và văn xuôi: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử từ (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Vội vàng (Xuân Diệu), Từ ấy (Tố Hữu),

Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) và một số bài đọc thêm.

Ngoài ra, GV có thể giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả trên để HS về nhà tự tìm đọc, có cái nhìn thấu đáo hơn về văn học giai đoạn này cũng như phong cách, đặc điểm sáng tác của các tác giả. Việc đó giúp ích cho việc biên soạn câu hỏi trong hoạt động ngoại khóa phong phú hơn, sâu sắc hơn và HS cũng nắm được lượng kiến thức đa dạng hơn.

-Dự kiến thời gian: hai tuần cuối học kì I, sau khi đã học xong toàn bộ các tác phẩm văn xuôi giai đoạn nửa đầu XX trong SGK ngữ văn 11 tập một, học kì I.

Giờ học ngoại khóa kéo dài khoảng 3 tiếng – tương đương với 3,5 tiết học chính khóa

-Hình thức tổ chức: 5 phần

+ P hần 1 : Hiểu biết: tái hiện kiến thức về các tác phẩm đã học (nhận diện tác phẩm, nhận diện chi tiết, phát hiện chi tiết)

+ P hần 2 : Giải mã bí mật: trò chơi tìm kiếm chủ đề dưới hình thức trả lời các câu hỏi gợi mở (liên quan đến chủ đề đang bị ẩn giấu)

+ P hần 3 : Đuổi hình bắt chữ: nhận diện tên nhân vật, tác giả, tác phẩm thông qua những gợi dẫn về hình ảnh dí dỏm, hài hước.

+ Phần 4: Cảm thụ thẩm mĩ văn chương: HS lựa chọn một chi tiết đặc sắc mà bản thân thấy tâm đắc nhất trong một tác phẩm đã học. (Phần này, HS trình bày trực tiếp, rèn kĩ năng nói, tạo lập văn bản trong quá trình giao tiếp)

+ P hần 5 : Tập làm nghệ sĩ.: quá trình HS chuyển thể một sự việc, một phân đoạn trong tác phẩm dưới dạng tiểu phẩm (Hs được lựa chọn theo hứng thú) – cho phép có sự sáng tạo, hư cấu nhưng phải đảm bảo được tinh thần của văn bản, mang giá trị giáo dục tiến bộ, lành mạnh.

-Chuẩn bị của HS:

+ Tích lũy kiến thức bằng cách tìm đọc các tác phẩm sáng tác cùng thời với các tác phẩm đã học, có thể là của cùng tác giả hoặc khác tác giả. (GV có thể giới thiệu, hướng dẫn)

+ Ghi nhớ được những kiến thức đã học về các tác phẩm

+ Chuyển thể tác phẩm sang dạng kịch và tiến hành tập luyện

+ Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho buổi học ngoại khóa -Chuẩn bị của GV:

+ Dự định lớp thực hiện hoặc hai lớp dạy cùng khối để có kế hoạch tổ chức cụ thể.

+ Báo cáo cấp lãnh đạo; bàn bạc trao đổi, xin ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn để cùng góp ý trao đổi nội dung các câu hỏi và cùng đến dự để rút kinh nghiệm.

+ Hướng dẫn HS cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa; chia thành các đội và chọn đội trưởng cho mỗi đội. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội (có thời hạn hoàn thành cụ thể), giới hạn phạm vi kiến thức, giới thiệu các kiến thức cần mở rộng.) + Soạn câu hỏi bám sát các tác phẩm đã học, khơi được kiến thức khái quát và cụ thể về tác giả, tác phẩm, đặc điểm giai đoạn văn học đang nghiên cứu.

+ Soạn phần mềm trình chiếu với ứng dụng linh hoạt, sinh động.

+ Duyệt và chỉnh sửa kịch bản chuyển thể cho HS cho phù hợp với lứa tuổi và môi trường học tập.

+ Dự kiến thời gian, địa điểm chính thức tổ chức hoạt động.

Trong mỗi phần, GV phải có hướng dẫn về hình thức tổ chức – thể lệ từng phần để học sinh nắm được.

SƠ ĐỒ MÔ TẢ TÍNH CHẤT ƯU VIỆT

CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC NGOẠI KHểA SO VỚI TIẾT HỌC CHÍNH KHểA TRấN LỚP

* Dạy học chính khóa theo phương pháp phổ biến hiện nay:

- T ruyền đạt Tiếp thu

Giải thích sơ đồ: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là quan hệ một chiều, học sinh tiếp thu bài thụ động. Hiệu quả giáo dục thấp.

* Phương pháp tổ chức dạy học ngoại khóa

-

-

- -

- - - -

Giải thích sơ đồ: Học sinh là trung tâm của hoạt độngdạy. Giáo viên có vai trò hướng dẫn chỉ đạo

Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân học sinh trong nhà trường phổ thông, tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh phát triển tư duy, hình thành nhân cách đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Việc nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các cấp quản lí dành sự đầu tư thích đáng để chỉ đạo hoạt động này ở trường, giúp đội ngũ giáo viên có thái độ tích cực và sáng tạo khi tham tổ chức các hoạt động, tạo ra sự chuyển biến về chất trong các

Học sinh

Thụ động, không sáng tạo

Giáo viên Trung tâm, chủ đạo

Văn bản văn học

Giáo viên

Củng cố được kiến thức;

hình thành nhiều năng lực; sáng tạo, chủ động, tích cực với hoạt động học tập

Môn Ngữ văn:

Các văn bản văn học và mở rộng ngoài SGK

HỌC SINH

Hiệu quả giáo dục:

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh

- Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

- Nâng cao tư duy khoa học, tư duy hình tượng, tư duy logic.

- Hình thành và phát triển kĩ năng sống.

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong học tập và trong cuộc sống

hoạt động ngoài giờ nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông.

CHƯƠNG II: BÀI SOẠN THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học văn qua hoạt động ngoại khóa (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w