CHƯƠNG II: BÀI SOẠN THỰC NGHIỆM I.Mễ TẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA THỰC NGHIỆM
Cõu 12: Dũng nào sau đõy nờu đỳng và rừ nhất thành cụng của Nguyễn Tuõn về khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
C. Cổ kính, hoang sơ, đậm chất Đường thi
D. Gần gũi, thân thuộc, phảng phất cảnh sông nước quê hương Đáp án C
Câu 28: Bản dịch bài thơ Mộ (Chiều tối) trong SGK Ngữ văn 11 dịch chưa sát từ nào của nguyên tác?
A. Quyện điểu
B. Thiên không.
C. Quy lâm.
D. Cô vân Đáp án D
Câu 29: Từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Mong (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”) B. Nhớ (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”) C. Bệnh (trong câu “Nắng mưa là bệnh của giời”)
D. Bệnh (trong câu “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”) Đáp án C
Câu 30: Trong bài thơ Từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi sử dụng hai hình ảnh “Nắng hạ”, “Mặt trời chân lí”?
A. Ẩn dụ C. Nhân hóa
B. So sánh D. Hoán dụ.
Đáp án A
Câu 31: Câu thơ nào dưới đây không thể hiện cảm nhận về sự mất mát chia lìa?
A. “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”
B. “Con gió xinh thì thào trong lá biếc”.
C. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”
D. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”
Đáp án B
Câu 32: Nhận định nào dưới đây, diễn tả chính xác sự chuyển hóa sắc thái của cảnh vật và cảm xúc qua từng khổ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
A. Ảo-thực-vừa thực vừa ảo
B. Vừa thực vừa ảo-thực-ảo.
C. Thực - vừa thực vừa ảo- ảo
D. Vừa thực vừa ảo- ảo-thực Đáp án C
Câu 33: Câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày” được ngắt nhịp theo cách nào sau đây?
A. Ngày qua / ngày lại / qua ngày
B. Ngày qua ngày lại / qua ngày
C. Ngày qua / ngày lại qua ngày.
Đáp án A
Câu 34: Dấu chấm giữa dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
nhằm diễn tả:
A. Trong niềm vui, luôn thảng thốt một nỗi buồn lo B. Tâm trạng vội vàng làm gián đoạn niềm vui sướng.
C. Tâm trạng vội vàng lấn lướt niềm vui sướng D. Niềm sung sướng vội vàng
Đáp án A
Lưu ý: các câu hỏi sẽ được trộn đều và chia thành các gói câu hỏi, HS các đội chơi sẽ được lựa chọn gói câu hỏi cho đội của mình để trả lời.
2.2. Giải mã bí ẩn
Một bức tranh chứa đựng chủ đề sẽ được giải mã thông qua các câu hỏi có liên quan. Chủ đề của phần này là ngợi ca tấm lòng thơm thảo của thị Nở - giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo qua chi tiết bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo. Từ đó gửi gắm thông điệp: cần có một tấm lòng trong cuộc sống với những mảnh đời bất hạnh. Tình thương sẽ nâng đỡ con người. Tình người thân thiện, bao dung sẽ sưởi ấm, làm hồi sinh một hồn người băng hoại.
Các câu hỏi gợi ý để tìm hiểu bí ẩn chủ đề:
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm: Một tác phẩm văn học chân chính, đích thực luôn song song tồn tại giá trị hiện thực và ….
Đáp án: giá trị nhân đạo
Câu 2: Một chương trình được phát sóng thường xuyên trên VTV1 vào trước chương trình Thời sự mỗi ngày để lan tỏa cách sống đẹp đến cộng đồng là gì?
Đáp án: Việc tử tế
Câu 3: Bệnh phong ngày nay được gọi là bệnh gì theo quan niệm của người xưa ? Đáp án: Bệnh hủi
Câu 4: Khi chê ai đó xấu người ta thường dùng thành ngữ nào?
Đáp án: Ma chê quỷ hờn
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm: Nói về thời gian hưởng thụ thành quả trồng trọt, có câu: trẻ trồng na, già trồng…?
Đáp án: Chuối
Câu 6: Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm trong câu thơ sau:
… vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song Đáp án: Vầng trăng
Câu 7: Quá lứa lỡ thì mà chưa kết hôn thì gọi là gì?
Đáp án: Ế chồng
2.3.Trò chơi đuổi hình bắt chữ - dành cho khán giả:
Hình thức đố vui Văn học là một hình thức ngoại khoá rất phổ biến. Ngoài việc chuẩn bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát được chương trình ôn tập, vừa mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực văn chương, thì hình thức đố vui cũng là vấn đề quan trọng để buổi ngoại khoá thành công. Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học, của công nghệ thông tin, chúng ta có thể vận dụng nhiều cách để tổ chức đố vui như: viết câu đố trên giấy rôki, dán kín những phần trả lời, học sinh đoán đến đâu, bóc tách đến đó; đưa nội dung lên chương trình Powerpoint,
nội dung câu hỏi, còn kèm theo nhạc nền, tranh ảnh minh hoạ, các câu hỏi hiện lên theo từng phần hiệu ứng, rất có hiệu quả. HS tham dự luôn có cảm giác mình được tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức tổ chức, câu hỏi, quà tặng đều bất ngờ, lí thú.
Hình 1: Hình ảnh sau nhắc em nhớ đến nhân vật nào (đây là ai)?
Đáp án: Bá Kiến
Hình 2: Đây là tác giả nào?
Đáp án: Thạch Lam
Hình 3 : Tên một truyện ngắn của Nam Cao viết về cái đói?
Đáp án: truyện ngắn Một truyện Xúvơnia
Hình 4 : Đây là trích đoạn tác phẩm nào?
Đáp án: Hạnh phúc của một tang gia Hình 5 :
Đáp án:Chữ người tử tù
Hình 6 :
Đáp án: nhà văn Nguyễn Tuân với chủ nghĩa xê dịch để tìm chất vàng mười của cuộc đời, con người – một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Hình 7: Đây là tác giả nào?
Đáp án: Tác giả Nam Cao
Hình 8: Tên một tác phẩm của tác giả Nam Cao?
Đáp án: Đôi móng giò của Nam Cao
Hình 9: Tên một phóng sự của Vũ Trọng Phụng?
Đáp án: Cơm thầy cơm cô
Hình 10: Tên nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
Đáp án: Lang Rận
Trò chơi này phát huy khả năng liên tưởng, liên hệ phong phú của HS, rèn cho các em thói quen tư duy chính xác. Đoán được đúng, được nhiều thì có vốn từ phong phú, có khả năng trực cảm cao về tín hiệu ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. HS được nâng cao năng lực tu duy, nhạy bén với các tín hiệu có vấn đề.
Lưu ý: trong quá trình diễn ra trò chơi, máy chiếu chỉ trình chiếu hình ảnh để HS tích cực nhận diện những chỉ dẫn trên hình ảnh, tự nhạy bén nhận ra được bức tranh nói đến ai (tác giả hay nhân vật), đến cái gì (tác phẩm). Trường hợp HS lúng túng, GV có thể hướng dẫn gợi ý. Những chỉ dẫn phần trên chỉ là trong kịch bản.
2.4. Cảm thụ văn chương
HS lựa chọn một chi tiết hoặc GV có thể lựa chọn một chi tiết và yêu cầu HS cảm nhận, bình giải (cần linh hoạt)
2.5. Chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản diễn xuất
Văn học và hiện thực vốn có mối quan hệ khăng khít. Đời sống là môi trường sản sinh ý tưởng, tác phẩm là kết quả phản ánh hiện thực. Thời thế có nhiều biến động thì quan niệm văn học với hiện thực càng trở nên sâu sắc. Mỗi sáng tác văn chương luôn có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, xã hội và thời đại. Đến giai đoạn lịch sử đầu XX, bên cạnh những quan niệm tiếp nối truyền thống, xuất hiện những quan niệm mới mẻ về văn học với hiện thực có tầm cao và chiều sâu lí luận hơn trước – do những thay đổi về bối cảnh lịch sử xã hội, nhận thức của nhà văn cũng như đòi hỏi càng cao của độc giả tiếp nhận. Trong quá trình phản ánh hiện thực, hoạt động sáng tạo của nhà văn không tách rời nhận thức của công chúng. Nhà văn là trung gian giữa hiện thực khách quan và độc giả. Tính chân thật được xem như phẩm chất thẩm mĩ của văn chương. Hiện thực càng sinh động thì phản ánh văn chương càng đa dạng. Vì vậy qua hình thức của hoạt động ngoại khúa sẽ giỳp HS hiểu rừ hơn khi chớnh bản thõn mỡnh được trải nghiệm thực tế qua việc biên tập một kịch bản chuyển thể từ văn bản, rồi lại tự bản thân mình diễn sao cho thể hiện được tư tưởng của tác phẩm, diễn được cái hồn của nhân vật mà mình thủ vai.
3. Kết thúc
GV chúc mừng HS đã hoàn thành các phần thi, đặc biệt là phần diễn xuất.
Nhấn mạnh, khẳng định lần nữa sự thú vị của buổi hoạt động ngoại khóa cũng như những lợi ích của nó đối với việc dạy và học môn Ngữ văn.
Nhận xét, rút kinh nghiệm buổi hoạt động ngoại khóa: những mục tiêu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
Tuyên bố kết thúc buổi ngoại khóa. Cám ơn đại biểu đã đến dự.