Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đông á chi nhánh nha trang (Trang 32 - 97)

Đây là những nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của ngân hàng, ngân hàng chỉ có thể khắc phục và thích nghi.

Từ phía doanh nghiệp

Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định. Do đó trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của ngân hàng phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin…đặc biệt với các doanh

nghiệp Việt Nam, khả năng quản lí cũng như tiềm lực tài chính rất hạn chế rủi ro dự án tạo hoạt động không hiệu quả như dự kiến càng lớn với ngân hàng – người cho vay phần lớn vốn đầu tư vào dự án.

Mặt khác tính trung thực của thông tin do chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng về: tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện có, những thông số trong dự án cũng như mọi vấn đề.

Môi trường kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường , những thông tin về dự báo nền kinh tế…Đồng thời các định hướng , chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.

Môi trường pháp lí

Những khiếm khuyết trong tính hợp lí đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lí của nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định (cũng như kết quả hoạt động của dự án). Ví dụ sự mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản, dưới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục những văn bản về quy chế quản lí tài chính, tính không hiệu lực của pháp lệnh kế toán thống kê làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong thu nhập những thông tin chính xác (ví dụ như một doanh nghiệp có nhiều loại báo cáo cáo tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau).

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH NHA TRANG 2.1 . Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á

 Ngân hàng Đông Á (DongABank) là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước và nhân dân được thực hiện các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo quy định của pháp luật vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

 Ngân hàng thành lập ngày 1/7/1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngân hàng luôn tự hào vì có 1 chặng đường gần 20 năm hoạt động ổn định và phát triển vững chắc. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, DongABank đã chọn cho mình một hướng đi phù hợp với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.

 Đến nay, trải qua chặng đường 19 năm hoạt động, DongABank đã lập được “chiến tích” là trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ. Những thành tựu vượt bậc của DongABank được thể hiện qua những con số ấn tượng sau:

 Vốn điều lệ tăng 225 lần, từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng.  Tổng tài sản đến cuối năm 2011 là 65.548 tỷ đồng.

 Từ 3 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.

 Nhân sự tăng 7.800%, từ 56 người lên 4.368 người.  Sở hữu gần 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

 Đặc biệt mạng lưới của Ngân hàng đã có mặt ở các vùng sâu vùng xa– nơi mà trước đây chỉ có Ngân hàng Quốc doanh xuất hiện.

 Bên cạnh đó, DongABank đã mở rộng hệ thống của mạng lưới ATM với hơn 1.500 máy ATM trên toàn quốc. Việc mở rộng hệ thống là thể hiện cụ

thể nhất mong muốn đưa sản phẩm – dịch vụ đến gần hơn với mọi người dân, phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng hiệu quả.

2.1.1. Sự ra đời Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á chi nhánh Nha Trang

 Việc mở rộng mạng lưới hoạt động phủ khắp cả nước đang là xu hướng hoạt động của ngân hàng. Do đó, NHTM Cổ phần Đông Á chi nhánh Nha Trang được ra đời vào 7/6/2006 đặt trụ sở đầu tiên 49 Lý Thánh Tôn – TP Nha Trang – Khánh Hòa. Sau đó đến đầu năm 2010 chuyển về số 55 đường 2/4–TP Nha Trang – Khánh Hòa.

 Điểm đặc biệt, chi nhánh tại Nha Trang được xây dựng theo quy mô hình tòa nhà hội sở chính, góp phần nâng cao hình ảnh, thương hiệu DongABank uy tín và hiện đại trong lòng khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức quản lý của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang.

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý tại DongABank 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Ban lãnh đạo

Gồm : Giám đốc: Cô Lê Mai Thủy

Phó giám đốc: Chú Nguyễn Việt Dũng Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo

 Ban lãnh đạo là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Giám Đốc DongABank, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình.

 Quyền hạn của giám đốc chi nhánh: có quyền chủ động phân công nhiệm vụ cho cấp phó, cho các tổ trưởng và các nhân viên trong chi nhánh trên cơ sở nhiệm vụ chung của bộ phận. Được quyền đề xuất với tổng giám đốc về việc bổ nhiệm cấp phó và các tổ trưởng hoặc điều chỉnh bổ sung nhân sự cho phù hợp. Được tham gia các buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự cho bộ phận mình.

Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc:

 Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc chi nhánh phân công. Thay mặt cho giám đốc chi nhánh giải quyết các công việc phát sinh tại chi nhánh khi giám đốc vắng mặt trong phạm vi được ủy quyền. Thực hiện công tác đối ngoại theo đề xuất của giám đốc và được lãnh đạo cấp trên phê duyệt. Đề xuất với giám đốc chi nhánh các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Phòng dịch vụ khách hàng

Gồm 8 người: 1 kiểm soát, 1 kế toán tiền gửi công ty, 3 kế toán thẻ, chuyển tiền nhanh, 2 kế toán tiền gửi tiết kiệm, 1 kế toán nội bộ.

Chức năng niệm vụ chính của phòng.

 Trực tiếp quản lý tài sản và giao dịch với khách hàng

 Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền).

 Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và thực hiện các giao dịch với khách hàng (mở tài khoản tiền gửi và xử lí giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế trong hạn mức được giao, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, trao đổi, mua bán ngoại tệ, đối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay…) và các dịch vụ khác.

 Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đã được phê duyệt thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của phòng tín dụng.

 Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ: tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, xử lý tác nghiệp. xử lý các báo cáo theo quy định.

 Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng (có thể có hoặc không có tài khoản ở Ngân hàng), thông báo và in chứng từ cho khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, chuyển tiền quốc tế từ khách hàng hoặc từ các phòng có liên quan.

 Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch để phản ánh với lãnh đạo.

 Tiếp thu cải tiến phong cách phục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng và nhu cầu khách hàng.

 Đối với phòng ban này phải chịu trách nhiệm:

 Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.  Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng.

 Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.

Ngoài ra còn phải có trách nhiệm:

 Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân tích, xử lý và cung cấp) thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định.

 Tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, thay đổi các thông tin trong tài khoản).  Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của nhà nước và của DongABank trong hoạt động tác nghiệp của phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.

 Đề xuất với giám đốc về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ khách hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.

Phòng tín dụng

Gồm 6 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 4 nhân viên.  Chức năng:

 Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy trình, quy định của DongABank.

 Tiếp nhận, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, bảo lãnh, hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan.

 Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay (tạo hồ sơ, cài đặt hạn mức, gia hạn, tài sản đảm bảo, lãi suất…) từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lí và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định.

 Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định.

 Hồ sơ giải ngân, cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân, cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký.

 Lập tờ trình giải ngân, cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giải ngân, cấp bảo lãnh và chuyển các chứng từ theo quy định cho phòng dịch vụ khách hàng để thực hiện thanh toán theo yêu cầu chỉ dẫn của khách hàng trong hồ sơ giải ngân.

 Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn.

 Thực hiện giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay.

 Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng, đề xuất ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro.

 Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ theo đúng các quy định của ngân hàng.

 Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy định kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện, giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hoạt động tín dụng.

Các nhiệm vụ khác:

 Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ, tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại cáo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.

 Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng.  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc.  Phòng ngân quỹ

Gồm 5 người: 1 trưởng phòng, 1 kế toán ngân quỹ ATM, 3 nhân viên.  Chức năng của phòng:

 Trực tiếp thực hiện vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ.

 Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm đồ, chứng từ có giá, vàng bạc, đá quý…) của Ngân hàng và khách hàng.

 Quản lý quỹ (thu/chi/nhập/xuất) phối hợp chặt chẽ với các phòng kế toán, phòng tín dụng thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng. Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định.

 Chịu trách nhiệm về các vấn đề sau:

 Đề xuất, tham mưu với giám đốc về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy định quản lí kho, quỹ, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng và khách hàng.

Các nhiệm vụ khác:

 Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.  Tham gia, ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ, kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ bộ phận kế toán trong việc tư vấn các dịch vụ, kiểu phí.

Phòng tư vấn tài chính

Gồm 3 người: 1 trưởng phòng, 2 nhân viên.  Chức năng:

 Về công tác tiếp thị và phát triển khách hàng

 Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân.  Triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ, phát hành thẻ…) phù hợp với quy định.

 Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư, khách hàng , đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm – dịch vụ bán lẻ của ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng và phù hợp với điều kiện thực tế của phòng giao dịch.

 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ, tiện ích của ngân hàng.

 Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng của DongABank.

 Về công tác bán sản phẩm và dịch vụ bán lẻ.

 Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng là cá nhân, xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng (danh mục sản phẩm triển khai, thị phần, doanh thu…) xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng từng tháng /quý/năm.

 Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.

 Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.

 Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần tối ưu hóa

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đông á chi nhánh nha trang (Trang 32 - 97)