Thực trạng hoạt động dạy giải bài tập vật lí ở một số trường Trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn hệ thống bài tập chương dao động cơ (Trang 29 - 35)

1.9.1. Đối tượng và phương pháp điều tra.

• Đối tượng.

125

Điều tra, khảo sát thực tế tại một số trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện….: THPT TLT, THPT T3 để tìm hiểu về một số thông tin.

- Tình hình dạy giải bài tập chương Dao động cơ.

- Tình hình hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ.

- Tìm hiểu những khó khăn và sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải bài tập chương Dao động cơ, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân đẫn đến những sai lầm đó của học sinh.

Từ đó, chúng tôi đề xuất phương hướng khắc phục.

• Phương pháp điều tra

- Điều tra giáo viên: sử dụng phiếu điều tra (số lượng giáo viên được điều tra là 18) trao đổi trực tiếp, dự giờ giảng, xem giáo án.

- Điều tra học sinh: sử dụng phiếu điều tra (số lượng học sinh được điều tra là 70), quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, kiểm tra khảo sát, phân tích kết quả.

1.9.2 Kết quả điều tra

1.9.2.1 Tình hình dạy giải bài tập

Thông qua việc trao đổi cùng giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí tại hai trường THPT…., THPT …. tại tỉnh …. và một số đồng nghiệp khác, sơ bộ chúng tôi rút ra được một số nhận định.

- Số tiết học dành cho việc sửa bài tập còn ít mà yêu cầu rèn kĩ năng lại nhiều, chính vì thế giáo viên rất khó bố trí thực hiện cho đầy đủ.

- Trình độ học sinh không đồng đều vì thế bài chọn để sửa rất khó phù hợp: bài khó thì học sinh trung bình không hiểu nổi, bài dễ lại làm cho các em khá giỏi chán.

- Các bài tập trong chương Dao động cơ có nhiều dạng, nhiều kiến thức mới, đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức toán học..., đồng thời có nhiều bài tập tổng hợp, khó.

- Khó đưa ra một hệ thống các bài tập vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lại vừa đảm bảo yêu cầu mục tiêu của chương trình.

- Mỗi một giáo viên thường chọn riêng cho mình một phương pháp giải và đưa ra cho học sinh luyện tập, nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập trong môn vật lí của học sinh trong cả khối.

1.9.2.2 Tình hình hoạt động giải bài tập của học sinh

+ Đa số học sinh nhớ máy móc, chưa hiểu hết bản chất hiện tượng vật lí đề cập trong bài tập nên rất khó khăn trong việc giải các bài tập chương Dao động cơ.

+ Trong các giờ bài tập còn một số học sinh thụ động, lười suy nghĩ, chỉ có một số học sinh tích cực tham gia hoạt động giải bài tập.

+ Học sinh cảm thấy ngại các bài tập phần này vì ngoài kiến thức mới, học sinh thường phải vận dụng kiến thức toán nhưng khi học kiến thức toán đó ở môn toán lại không có dược những ví dụ vật lí vận dụng kiến thức toán đó hoặc phải vận dụng khá nhiều kiến thức đã học.

+ Học sinh chưa có ý thức phân loại và xây dựng phương pháp giải cho mỗi loại bài tập.

1.9.2.3. Những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải bài tập chương Dao động cơ.

Những khó khăn chủ yếu của học sinh:

+ Kiến thức chương Dao động cơ, vật lí 12 nâng cao có phần lớn kiến thức mới về chuyển động , sử dụng kiến thức toán chấp nhận nghiệm của phương trình vi phân..

+ Khó khăn trong việc sử dụng các công thức vận tốc, năng lượng cho phù hợp về con lắc đơn: khi nào sử dụng công thức gần đúng, khi nào áp dụng công thức đã học ở lớp 10. Có trường hợp có thể làm tròn số đáng kể, có trường hợp không được làm tròn nhiều và có thể cần quy đổi đơn vị.

+ Hạn chế kiến thức toán học trong quá trình học về dao động điều hòa , dao động tắt dần , tổng hợp dao động.

+Khả năng phân biệt dao động điều hòa, tự do, duy trì, cưỡng bức.

Những quan niệm sai lầm chủ yếu của học sinh.

+Coi gia tốc trong dao động điều hòa là hằng số( nhầm với chuyển động biến đổi đều ở lớp 10).

127

+Coi quãng đường đi được trong thời gian 4

T luôn bằng A (không thể lớn hơn hay nhỏ hơn A) mà không cần biết vị trí ban đầu của vật dao động điều hòa.

Coi quãng đường đi được trong thời gian 8

T bằng 2 A

+ Đồng nhất lực kéo về với lực đàn hồi.

+Coi quãng đường đi được trong một chu kì bằng khoảng cách giữa hai biên.

+Coi chu kì là thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí ban đầu thay vì trạng thái ban đầu.

+Không đổi đơn vị chiều dài, khối lượng về đơn vị chuẩn theo hệ SI khi tính năng lượng, lực.

+Coi hình chiếu của mọi chất điểm chuyển động tròn thay vì tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quĩ đạo là dao động điều hòa.

+Coi giá trị vận tốc luôn dương thay vì đại số.

+Lầm lẫn giữa công thức chu kì con lắc lò xo đứng theo độ biến dạng tại vị trí cân bằng với chu kì con lắc đơn.

+Không đổi đơn vị về đơn vị chuẩn, phù hợp ở một số trường hợp.

+Coi động năng, thế năng biến thiên điều hòa ( theo chương trình cũ ).

1.9.2.4. Nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải bài tập chương Dao động cơ và phương hướng khắc phục.

• Nguyên nhân

- Giáo viên chưa lựa chọn được hệ thống bài tập và phương pháp hướng dẫn giải bài tập đầy đủ và phù hợp với học sinh.

- Học sinh quên nhiều kiến thức toán học liên quan, khả năng vận dụng những kiến thức toán vào môn lí còn hạn chế.

- Học sinh chưa có phương pháp giải bài tập chương Dao động cơ phù hợp.

-Nội dung kiến thức trong chương nhiều, tương đối khó đối với học sinh.

• Đề xuất phương hướng khắc phục.

- Lựa chọn được hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập phù hợp hơn.

- Thường xuyên ôn tập kiến thức cho học sinh qua hoạt động giải bài tập.

- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng vận dụng toán học vào hoạt động giải bài tập vật lí đồng thời hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức đã học liên quan đến chương này.

129

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi trình bày một số cơ sở lý luận:

• Khái niệm bài tập vật lí, vai trò, tác dụng của bài tập vật lí trong quá trình dạy học vật lí THPT

• Tìm hiểu các cách phân loại bài tập vật lí và các phương pháp giải bài tập vật lí, đề xuất phương pháp giải bài tập vật lí chương Dao động cơ vật lí 12 nói chung.

• Tư duy trong giải bài tập vật lí

• Hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí

• Phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí.

Ngoài ra, chúng tôi còn trình bày kết quả điều tra tình hình dạy giải bài tập vật lí ở một số trường Trung học phổ thông hiện nay. Những luận điểm lí luận và thực tiễn trình bày ở chương này là cơ sở của việc soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ vật lí 12 mà chúng tôi trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI

Một phần của tài liệu luận văn hệ thống bài tập chương dao động cơ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w