CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3. Tình hình triển khai xây dựng NTM ở xã Hoàn Trạch
Sau khi được Tỉnh ủy và Huyện ủy chọn làm điểm xây dựng NTM, địa phương đã khẩn trương thành lập BCĐ và BQL chương trình, đồng thời triển khai ngay công tác rà soát thực trạng nông thôn tại thời điểm tháng 10/2010. Đối chiếu với các văn bản cấp trên, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã nhận thấy được điều kiện cần và đầy đủ để tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Đầu tiên là những căn cứ triển khai thực hiện từ các QĐ, NQ gồm:
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.
Thông tư số 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Công văn số 434/SNNPTNT ngày 18/4/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình về hướng dẫn lập Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã.
Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 của UBND huyện Bố Trạch về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Hoàn Trạch.
Để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới ” Ban thường vụ đảng ủy, BCĐ và BQL chương trình đã tuyên truyền nhân dân chấp hành luật pháp trong cộng đồng dân cư, đến giao nhiệm vụ cho các tổ chức, ban ngành đoàn thể tổ chức các Hội nghị phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Cụ thể Mặt trận xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã
hội tổ chức được 6 Hội nghị cốt cán với 320 người tham gia; 48 Hội nghị tại các thôn, khu dân cư với 3645 lượt người dân tham dự, xã tiếp sóng để truyền thanh các chương trình liên quan đến công tác xây dựng NTM nên trong quá trình thực hiện đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp tham gia của nhân dân rất nhiệt tình có kết quả tốt. Ngoài ra địa phương còn tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng cốt cán và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng dẫn của BCĐ Chương trình của huyện với 6 lớp cho đội ngũ cốt cán trên 300 lượt người tham gia; 4 lớp cho cán bộ thôn, tổ chức chi hội, Ban phát triển và Tổ chức giám sát cộng đồng các thôn với 420 lượt người tham gia, tổ chức họp dân tại các thôn với 32 lần trên 2250 lượt người tham gia.
Công tác chỉ đạo điều hành đã đem lại kết quả cao, nhiệm vụ xây dựng cơ sở, hạ tầng phục vụ dân sinh kinh tế; quy hoạch, phát triển sản xuất nhằm không ngừng nâng cao mức sống nhân dân, các mô hình trong sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…Đặc biệt hơn đẩy mạnh quỏ trỡnh tuyờn truyền để quần chỳng hiểu rừ trỏch nhiệm và quyền lợi của mình trong đóng góp nhân lực, tiềm lực cho Chương trình xây dựng NTM.
Kết quả của quá trình tham gia cùng nhân dân xây dựng NTM được cụ thể:
Thứ nhất, về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ dân sinh kinh tế: trong 3 năm địa phương đã xây dựng hoàn thiện trên 127/127 cống qua các trục đường giao thông. Toàn xã có 38 trục đường GTNT và GTNĐ, với tổng chiều dài 46,8 km, đã nhựa và bê tông hóa và cứng hóa được 36,8 km. Xây mới nhà Hội trường kiêm chức năng nhà Văn hóa và phòng làm việc của Đảng, Chính quyền xã; nhà phòng học và chức năng trường mầm non; nâng cấp tu sửa một số hạng mục công trình tại trường Tiểu học, THCS và trạm Y tế; thực hiện giai đoạn I Dự án lồng ghép tiểu vùng nuôi trồng thủy sản, Dự án đường ngập lụt…
Hình ảnh 1: Hệ thống điện thắp sáng và đường liên thôn bê tông hóa
Hình ảnh 2: Trường Tiểu học, mầm non và THCS
Thứ hai, về thủy lợi: tổng số chiều dài kênh mương nội đồng do xã quản lý 7,2 km, trong thời gian thực hiện kiên cố hóa được 6,3 km đạt tỷ lệ 87,5% . Tạo điều kiện thuận lợi 100% tưới nước chủ động cho diện tích trồng lúa dựa trên 2 công trình thủy lợi là Vực Nồi và đập dâng Bến táng.
Thứ ba, về môi trường: với khối lượng rác thải lớn nên BCH Đảng ủy đã có nghị quyết chuyên đề hướng dẫn phân loại và xử lý rác thải tại vườn nhà, rác hữu cơ
chôn lấp để làm phân bón, rác vô cơ tập kết về địa điểm tập kết theo quy định. Hàng tuần chọn ngày thứ 7 làm ngày “ Môi trường xanh ”, toàn dân thu gom, xử lý rác thải, chủ trì là Hội phụ nữ, Hội nông dân phối hợp với Đoàn thanh niên và Hội cựu chiến binh theo địa bàn từng thôn. Đến nay, đem đi xử lý đã trở thành một nề nếp hàng tuần và được nhân dân đồng thuận, thực hiện hiệu quả khá tốt.
Thứ tư, về phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao mức sống cho nhân dân:
với 647 triệu đồng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình từ năm 2011 – 2014 đã đầu tư cho Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản thực hiện mô hình nuôi tôm Sú, kết hợp Cá nước ngọt với Tôm, Cua; hộ dân thực hiện mô hình sản xuất rau sạch vụ Hè Thu trong vườn nhà; mô hình chăn nuôi lợn sinh sản có gốc máu ngoại tại hộ gia đình; đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước, điện lưới quốc gia để tạo điều kiện cho hộ gia đình nuôi theo hình thức thâm canh; lựa chọn con nuôi đa dạng mang tính chất thời vụ trên diện tích 158,7 ha vùng nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định: xuất phát điểm về kinh tế của địa phương thấp, thu nhập của người lao động còn bất cập, chưa đồng đều. Huy động vốn trong một thời gian ngắn rất khó khăn đối với địa phương. Trong cơ cấu tỷ lệ nguồn vốn phần đóng góp từ các doanh nghiệp hầu như bằng khụng, vốn vay chưa xỏc định rừ chủ thể nờn tỷ lệ huy động từ người dõn thực sự quá nặng so với mặt bằng thu nhập của hộ gia đình ở địa bàn nông thôn. Bên cạnh đó một số ban, ngành đoàn thể chưa xác định đúng vai trò trong nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nên còn hiện tượng một bộ phận nhỏ hội viên còn chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Từ đó còn gây trở ngại đến phong trào chung của địa phương.