CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hoạt động sản xuất
2.2.2.5. Văn hóa – giáo dục
Việc nâng cao, phát triển văn hóa là một trong những động lực để giải phóng sức lao động, giải phóng sức tư duy sáng tạo trong việc đẩy mạnh sản xuất cho chính
bản thân họ và cộng đồng dân cư. Giải phóng tư duy, trí tuệ được xem là sức mạnh nội sinh của cộng đồng dân cư nông thôn trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và xây dựng NTM nói riêng. Người dân có nền kinh tế gia đình ổn định, có trình độ văn hóa khoa học cao, có cách sống văn minh hiện đại là mẫu người dân mới trong nông thôn đổi mới.
Những vấn đề đó được khắc sâu từ rất lâu, bất kỳ một chương trình xây dựng, đầu tư cho nông thôn Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc “ Hội nhập phát triển chứ không hòa nhập trong quá trình CNH – HĐH ”. Nắm bắt được chủ trương đó, chính quyền các cấp, ban, ngành đã kêu gọi, vận động nhân dân xây dựng đời sống bộ mặt nông thôn theo chiều hướng tích cực nhưng không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của những làng quê yên bình.
Đối với xã Hoàn Trạch khi được tỉnh ủy, huyện ủy chọn làm điểm xây dựng NTM thì địa phương đã nắm bắt được tinh thần của nghị quyết với lực lượng quân dân ở địa phương chỉ rừ đõy là điều kiện cần và đủ để khơi dậy truyền thống của quờ hương trong nhiệm vụ xây dựng NTM xứng tầm với lịch sử của một địa phương anh hùng.
- Phong trào văn hóa thể dục, thể thao: những ngày lễ như 8 – 3, 20 – 10 …ngày hội đầu xuân cứ 2 năm một lần xã lại tổ chức hoạt động giao lưu, thi đấu bóng đá giữa các thôn với nhau, xen kẽ giữa các hoạt động đó là thi đấu bóng chuyền, kéo co…thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp thanh niên, phụ nữ, các chi hội. Mỗi lần có những hoạt động như vậy thì sự đóng góp ủng hộ của nhân dân hết sức quan trọng thúc đẩy tinh thần cho các vận động viên thi đấu. Ông Hoàng Xuân Vũ thôn trưởng thôn 2 nói rằng
“ Mỗi lần thôn có tham gia các hoạt động lễ hội do xã tổ chức thì Ban phát triển thôn lại nhận được rất nhiều sự đóng góp từ người dân, họ đi xem hoặc trực tiếp đến ủng hộ tùy lòng hảo tâm của mọi người có người ủng hộ thêm 10 ngàn đồng, 20 ngàn đồng, 30 ngàn đồng hoặc ủng hộ trang phục tham gia thi đấu cho đội ”.
- Xây dựng thôn văn hóa:giai đoạn để xã được công nhận là NTM thì trước hết xã phải có từ 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa theo quy định của Bộ VH – TT – DL. Phối hợp với UBMTTQ xã tổ chức cam kết và đăng ký xây dựng thôn đạt chuẩn Làng văn hóa, hộ GĐVH, GĐTT gắn liền với cuộc vận động “ Toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Để thực hiện tốt và xây dựng đúng quy định đã
cam kết Ban phát triển thôn cùng cán bộ xã đã vận động nhân dân cam kết với các tổ chức đoàn thể đến từng hội viên, đoàn viên cam kết liên ngành với Ban Công an xã “ Gia đình hội viên không có người vi phạm pháp luật ”, trong thời gian 3 năm liền người dân đã tham gia xây dựng cuộc sống lành mạnh, phát triển hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập, rèn luyện tinh thần thể thao. Kết quả là số GĐVH, GĐTT tăng lên từ năm 2012 – 2014, cụ thể:
Năm 2012: có 638 hộ gia đình đạt chuẩn GĐVH, chiếm 72,6%; 3 thôn được UBND huyện công nhận danh hiệu Làng văn hóa.
Năm 2013: có 704 hộ gia đình đạt chuẩn GĐVH, chiếm 74,4%; 5 thôn được UBND huyện công nhận danh hiệu Làng văn hóa.
Năm 2014: 711 hộ gia đình đạt chuẩn GĐVH, chiếm 76,1%; 8 thôn đều được đạt chuẩn và công nhận Làng văn hóa.
Tổng kết 3 năm phong trào xây dựng GĐVH đã có 552 hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH 3 năm liên tục , chiếm 59,3% tổng số hộ và chiếm 74,6% trên bình quân số hộ đạt danh hiệu GĐVH hằng năm.
Quá trình xây dựng GĐVH của hầu hết người dân đã là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện một trong những tiêu chí về văn hóa. Theo lời kể của người dân thì “ Để xây dựng NTM chúng tôi tham gia ủng hộ, đóng góp nhiều khoản như để tu bổ xây dựng CSHT, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng… nhưng khi chúng tôi thấy cuộc sống có nhiều thay đổi thì những khoản đóng góp đó rất có ý nghĩa và giá trị hơn ” có thể có những người họ vẫn không đồng tình tiến hành xây dựng chương trình nhưng sau này mọi suy nghĩ dần dần đã thay đổi. Để đón nhận danh hiệu Làng văn hóa đối với một thôn – chi bộ nhỏ cần một khoản đóng góp khá lớn, theo lời ông Hoàng Xuân Vũ thôn trưởng thôn 2 “ Cả thôn có 70 hộ mà công việc chuẩn bị cho đón Làng văn hóa cực kì khó khăn, bởi khoản đóng góp cho hoạt động xây dựng NTM chung bình quân một hộ là 5,5 triệu đồng nên bây giờ để vận động người dân quyên góp để đón nhận thôn văn hóa sẽ có một số người không đồng ý quan điểm làm ảnh hưởng đến ý thức cộng đồng của nhiều người”, khoản đóng góp dự tính là 1,5 triệu đồng/ hộ mà thời điểm gấp rút chỉ trong vòng một tháng. Đúng như lời kể của trưởng thôn thì có một vài hộ không đồng tình quan điểm , không nhận thức
đỳng nờn đó tiến hành họp dõn tới 2 lần để núi rừ cho dõn hiểu đỳng hơn về vấn đề.
Cuối cùng cũng nhận được sự đồng tình của 100% người dân. Ông Nguyễn Văn Trung, Phó chủ tịch xã đã nói rằng “ Chúng tôi cảm thấy vui và phấn khởi vì công tác tuyờn truyền, vận động của Ban phỏt triển thụn đó làm cho người dõn hiểu rừ được nội dung, chủ trương của chính quyền địa phương, giúp người dân nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm nhằm bảo vệ, xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng ”.
- Hoạt động GD: bằng sự học hỏi, nhận thấy thực tế cuộc sống của mình khó khăn, vất vả trước đây, đã có rất nhiều hộ gia đình đã tạo điều kiện cho con em theo học đầy đủ.
Người dân đã nâng cao nhận thức của ngày hội “ Đem con em đến trường ”, tham gia phong trào vận động gia đình hội viên không có con em bỏ học và tiếp tục học nghề sau bậc THCS, THPT. Tạo điều kiện để có con được đi thi học tại các trường CĐ, ĐH…
Xét đến nay xã đã tổ chức 11 lớp học nghề ngắn hạn tại địa phương, gia đình có con em không tham gia các kỳ thi ĐH, CĐ được tiếp tục chuyển sang học Trung cấp, Cao đẳng nghề phù hợp để có cơ hội tìm kiếm việc làm. Ngoài ra người dân cũng ý thức được việc tìm hiểu học hỏi kiến thức xây dựng cuộc sống, hoạt động sản xuất chăn nuôi…từ các chương trình khuyến nông do xã tổ chức một năm 2 lần về tư vấn cây trồng, con giống…