Vai trò của người dân được thể hiện trong quá trình xây dựng NTM 1. Người dân đóng góp tiền và công lao động

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã hoàn trạch – huyện bố trạch – tỉnh quảng bình (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4. Thu nhập tăng ( tháng ) so với trước khi chưa

2.2.2. Vai trò của người dân được thể hiện trong quá trình xây dựng NTM 1. Người dân đóng góp tiền và công lao động

Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM được coi như là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ.

Đóng góp các khoản tài chính cho hoạt động xây dựng CSHT mang tính chất cộng đồng, tập thể là một vấn đề khá nhạy cảm. Bởi các khoản đóng góp không được thể hiện rừ ràng, minh bạch rất dễ đi đến những hiểu nhầm trong tầm nhận thức của một số người dân. Đặc biệt hơn nữa là đối với người dân vùng nông thôn khi cuộc sống của họ thực sự phát triển chưa được hoàn toàn đầy đủ về mọi điều kiện cơ sở vật chất, trong khi đó họ còn phải tham gia đóng góp cho các hoạt động chung cho tập thể, xây dựng địa phương. Thời gian thực hiện chương trình NTM không phải ngày một ngày hai mà là cả một chặng đường dài vì vậy nguồn lực đóng góp từ phía người dân rất cần thiết cho cả chặng đường đó, công tác dân vận, tuyên truyền ý thức cho cộng đồng dõn cư là việc làm tinh tế, nhiệt huyết để nhõn dõn thực sự hiểu rừ và nhận thức được vai trò, nguồn lực chủ chốt của mình. Để những khoản tiền đóng góp thực sự tự nguyện, đúng với nội dung thực hiện của chương trình.

Nghiên cứu tình hình kinh tế hiện tại trong giai đoạn I cả nước đang chung tay xây dựng NTM 2010 – 2015 chính quyền địa phương xã Hoàn Trạch đã tiến hành lên kế hoạch xây dựng đề án, thiết kế, bố trí công tác. Với chủ trương chung dựa vào

nguồn lực là nhân dân thì ngay đầu tiên phát triển xây dựng dự án từng thành viên BCĐ, BQL đã trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thông qua hội nghị tại các thôn. Nội dung được thông báo mà hầu hết người dân được bàn bạc nhiều nhất là vấn đề đóng góp xây dựng. Với tình hình chung về điều kiện kinh tế xã hội tổng giá trị phải đóng góp từ nhân dân cho hoạt động tu sửa các công trình trước đây đã bị hư hỏng, làm mới, quy hoạch các vùng sản xuất, khu dân cư, đường giao thông… rất lớn. Cụ thể nguồn kinh phí đóng góp được cho ở bảng 2.7:

Bảng 2.7: Nguồn đóng góp xây dựng NTM

TT Nội dung Số lượng ( Tr.đ) %

1 Ngân sách trung ương 1.800 2,2

2 Ngân sách tỉnh, huyện 15.793 19,1

3 Vốn các dự án lồng ghép 16.400 19,9

4 Ngân sách xã 8.763 10,6

5 Nhân dân đóng góp 31.410 38,1

6 Vốn đã đầu tư chưa xác định được nguồn

8.321 10,1

Tổn

g Tổng kinh phí thực hiện 82.492 100

( Theo số liệu thống kê của UBND xã Hoàn Trạch ) Qua bảng số liệu thấy rằng nhân dân đóng góp chiếm tỷ lệ lớn nhất 38,1%

+ Nếu tính tổng giá trị cho cả xã rồi chia ra đầu khẩu để đóng góp là quá lớn đối với các hộ mà đặc biệt là hộ gia đình có số lượng khẩu trên 4 người và sẽ khó khăn khi những hộ mới tách hộ ra ở riêng nền kinh tế chưa vững, những hộ có con đang theo học ( theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học càng khó khăn hơn…)

+ Nếu tính theo đầu hộ thì sẽ giảm bớt khoản đóng góp cho người dân, hầu hết các hộ được tính chung một mức, mặc dù tính theo đầu hộ cũng gặp một vài vấn đề trong suy nghĩ của người dân là vô lý cho những gia đình ít người, để giải quyết vấn đề đó thì địa phương cũng như BPT thôn đã xem xét kỹ điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để điều chỉnh khoản đóng góp cho phù hợp. Nhưng quá trình xây dựng, giám sát, bảo vệ theo từng đơn vị - thôn nên khoản đóng góp được tính dựa trên tổng giá trị mà thôn đó cần phải thực hiện rồi chia ra theo đầu hộ.

Người dân đóng góp ngày công lao động

Do những công trình mang tính chất kỹ thuật, đảm bảo quá trình sử dụng lâu dài nên hầu hết các công trình xây dựng CSHT làm mới hoặc tu bổ có tính chất khó thực hiện đều được thầu xây dựng. Do vậy công lao động mà người dân tham gia đóng góp được tính chung giống như góp tiền để thực hiện. Bên cạnh đó cộng đồng dân cư ủng hộ, đóng góp ngày công khai thông, tu bổ hệ thống rãnh theo trục đường được giải tỏa, các kênh mương nội đồng đã xuống cấp. Không phải vì đang trong giai đoạn NTM mà những hoạt động này trước đây cứ một năm một lần, người dân lại ra quân tu bổ, xây dựng lại để chuẩn bị cho vụ mùa sản xuất mới thường là vào đầu tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm.

Số công lao động =

1 công lao động = 200.000 ( đồng ) Số tiền đóng góp =

Ngoài ra, nhân dân cùng đoàn thể cán bộ, tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ… đã tham gia góp công thu dọn những hàng rào được hộ gia đình đồng tình dỡ bỏ để mở rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, kênh mương. Cùng chặt cây, phát quang những chỗ cây bụi rậm để giải tỏa mặt đường…

2.2.2.2. Người dân hiến đất, cây cối và các tài sản có giá trị khác.

Ngoài các nguồn vốn đầu tư, nguồn đóng góp của nhân dân chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy nội lực cộng đồng nên trong thời gian tiến hành quy hoạch người dân đã hiến đất, tài sản trên đất có giá trị để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Theo ước tính của BQL, BCĐ chương trình thì số tài sản được hiến của người dân trên 3,6 tỷ đồng, cả xã đã có tới 700 hộ tự nguyện hiến đất, tường rào xây gạch, công trình phụ, chuồng trại chăn nuôi, cây vườn nhà…nội dung thực hiện chủ yếu ở đây là giải phóng mặt bằng để làm đường GTNT, tu sửa, mở rộng, đào rãnh đường GTNT. Do bề mặt đường bê tông rộng từ 3,5 – 5,5 m so với thực tế trước đây là 3 – 4, 5 m nên nhiều hộ hiến đất vườn vào khoảng 0,3 – 0,6 m.

2.2.2.3. Người dân tham gia giám sát, quản lý, bảo vệ và là người hưởng lợi từ chương trình

Để thuận lợi cho công việc giám sát, quản lý công trình xây dựng chính quyền địa phương xã trước khi lên kế hoạch tiến hành xây dựng thì đã phân giới, cắm móc tại các giao điểm của các thôn với nhau. Đây là việc làm đảm bảo tính công bằng, chủ sở hữu của các nhóm cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn – xã.

Việc giám sát của người dân là giám sát hoạt động, tiến độ thi công của các chủ đầu tư có kịp thời, đảm bảo chất lượng hay không, ngoài ra người dân còn xem xét cách bố trí thực hiện công việc của BQL, BCĐ chương trình có đúng quy định, cam kết như đã nói. Bà Hoàng Thị Tình nói rằng “ Tôi rất vui và đợi đến ngày thi công đổ đá xây dựng hệ thống đường giao thông liên thôn, bởi vì trước đây đi đường đất quen rồi, đường bê tông chỉ có một vài gia đình làm thôi chứ bây giờ sắp có đường lớn đi rồi nên bà thấy vui hơn ” .

Trong quá trình cả xã, thôn tiến hành xây dựng NTM người dân cũng không quên nhiệm vụ chính của mình là tiếp tục hoạt động sản xuất, ổn định cuộc sống bên cạnh đó tích cực ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình Ban phát triển thôn thực hiện quản lý, bảo vệ công trình. Họ sắp xếp thời gian làm việc gia đình, công việc ngoài xã hội để cùng bàn bạc, thảo luận đưa ra những giải pháp hợp lý để xây dựng công trình.

Lắp mới hệ thống điện đường là một bước nhìn mới đối với người dân nông thôn, khi hệ thống điện đường được lắp đặt trên toàn xã, mỗi một thôn sẽ được lắp một đến hai công tắc điện, tùy theo diện tích và số hộ ở địa bàn thôn để bố trí cho phù hợp, có thể ba bốn chục hộ sẽ dùng chung nhưng công việc bật công tắc không thể cử mỗi gia đình mỗi ngày bật một lần vì vậy người dân đã cử gia đình nào có công tắc gần nhà đó đảm nhiệm bật đèn thắp sáng ở khu vực đó, thời gian thắp đèn từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, tùy theo điều kiện thời tiết để điều chỉnh thời giam bật và tắt điện. Mặc dù bận công việc đi công tác ở công ty sáng đi tối về nhưng ông Nguyễn Văn Quang vẫn cảm thấy vui khi làm công việc đó. Sau ba năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM bộ mặt nông thôn xã hoàn toàn đã được đổi mới và có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày một nâng cao cả về chất lẫn về lượng. Người dân đã , đang được hưởng lợi từ kết quả đóng hóp, xây dựng và bảo vệ nguồn tài sản chung của cộng đồng dân cư nơi mình đang sống, với tổng chiều dài 46,8 km xã đã nhựa và bê tông hóa được 36,8 km trong đó GTNT nhựa và bê tông hóa mặt đường rộng từ 3,5 –

5,5 m được 26,122/ 34,231 km và cứng hóa trục chính giao thông nội đồng 5,5/ 7,4 km tạo điều kiện đi lại thuận lợi, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, đảm bảo sức khỏe cho người dân bởi trước đây đường đất khói bụi nhiều, trời mưa lầy lội quá trình di chuyển không đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi lại. Ngoài ra hệ thống trục đường giao thông với sự quy hoạch phù hợp số hộ đều tiếp giáp với mặt đường chính nên quá trình di chuyển nhanh, rút ngắn khoảng cách đi lại. Bên cạnh đó, điều kiện thắp sáng khá đầy đủ đảm bảo cho sinh hoạt đời sống tinh thần cũng như tình hình an ninh trật tự tại các thôn, giúp các hộ gia đình tự chủ, tự quản tốt hơn. Việc hưởng lợi thiết thực từ chương trình đang đem lại động lực cho bà con càng hăng say trong quá trình tham gia sản xuất. Hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo cho việc tưới tiêu, lấy nước và thoát nước.

2.2.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội

- Tăng thu nhập: là một hoạt động được cho là khó thực hiện cùng một lúc với hoàn thành 19 tiêu chí. Bởi mặt bằng chung toàn xã kinh tế hộ chưa thực sự phát triển đồng đều.

Trước đây, những hộ gia đình định cư, sinh sống trên địa bàn lâu có diện tích đất canh tác nhiều họ có nhiều hoạt động sản xuất hơn như: chăn nuôi, NTTS mà đây là hai hoạt động chính từ trước tới nay cho thu nhập cao và về sau này việc tìm kiếm, chuyển đổi hình thức sản xuất đẩy mạnh giúp những hộ đó phát triển, giàu hơn nhưng chỉ chiếm 36,2% so với cả xã, còn lại là những hộ có các hoạt động sản xuất vừa và nhỏ chỉ mang tính chất bám trụ để đảm bảo cuộc sống gia đình trong lâu dài. Lúc này hình thức phi nông nghiệp còn ít.

Nhưng về sau này khi người dân dần ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống, nhu cầu sinh hoạt cao hơn và họ đã tìm kiếm cho mình cách thức, phương thức sản xuất phù hợp cùng với sự hỗ trợ truyền đạt kiến thức làm giàu, giúp hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống thì kinh tế gia đình dần dần có những chuyển biến tích cực.

Tại các thôn, cụm điểm dân cư nhỏ đã tiến hành trao đổi bày cho nhau cách trồng cây, chọn con nuôi hoặc trao đổi con giống. Đặc biệt hình thành các tổ tiết kiệm từ 5 – 10 người một tháng tiết kiệm khoảng 15 – 20 ngàn đồng/ người, điều này càng thúc đẩy tinh thần tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong người dân, quan trọng hơn khi tiến hành tuyên truyền, vận động xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia

NTM thì người dân sẽ không cảm thấy băn khoăn.

- Phát triển sản xuất, ngành nghề nâng cao thu nhập được tiến hành một cách cụ thể:

+ Duy trì nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, ổn định sản xuất hai vụ lúa đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác mới cho năng suất và hiệu quả khá ổn định, những giống lúa có năng suất cao như B6… được người dân tự sản xuất lấy giống cho vụ mùa sau nên vụ sau tiền giống không tốn nữa. Trong quá trình trồng thì người dân cũng tự đúc rút kinh nghiệm riêng cho mình cùng kết hợp với cán bộ khuyến nông để đưa ra những kế hoạch chăm sóc cây trồng hợp lý cho hoạt động sản xuất ở địa phương, nhận thấy nhu cầu về máy móc phục vụ cho mùa màng, lúc thu hoạch nhiều gia đình đã đầu tư hơn vào việc mua sắm máy móc, thiết bị. Họ vừa tham gia sản xuất cho gia đình vừa tự nâng cao năng lực áp dụng kiến thức KH – KT vào việc sử dụng công cụ kỹ thuật để nâng cao thu nhập cho gia đinh. Bên cạnh đó người dân thu hoạch, sản xuất nhanh hơn đảm bảo tính mùa vụ không ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Tình hình tham gia hoạt động sản xuất năm 2012 – 2014 được cho ở bảng 2.7:

Bảng 2.8: Tình hình sản xuất trên địa bàn xã Hoàn Trạch

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Một phần của tài liệu Vai trò của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã hoàn trạch – huyện bố trạch – tỉnh quảng bình (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w