Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TRIỂN KHAI THƯƠNG mại điện tử CHO DOANH NGHIỆP tư NHÂN NGUYÊN KÍNH dựa TRÊN mã NGUỒN mở WORDPRESS (Trang 24 - 30)

1.2. Tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới 1. Tình hình phát triển TMĐT trong nước

1.2.3. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam

• Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam

Ngày 11 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014-2020 với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiêp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước2.

Hội thảo Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vừa tổ chức đã đưa ra dự báo năm 2015-2016 là một năm bùng nổ của thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam, và đến năm 2016, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Và để hiểu hơn tiềm năng thương mại điện tử Việt Nam chúng ta nghiên cứu kĩ hơn những số liệu thị trường sau:

• Quy mô thị trường

Đối với thương mại điện tử, số lượng người có khả năng kết nối Internet liên hệ sống còn đến sự phát triển. Với hơn 43 triệu người sử dụng Internet, Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển nhanh cả về chất và lượng trong thời gian gần đây. Kết quả khảo sát của cục TMĐT và CNTT với người dân năm 2014 cho thấy, cứ hơn 900 người sử dụng Internet thì có 36% số người tham gia sử dụng Internet từ 3-5 giờ mỗi ngày và chỉ có 10% sử dụng dưới 3 giờ. Điều này có thể thấy mức độ truy cập Internet ở Việt Nam tương đối lớn.

• Tỉ trọng TMĐT (eCommerce Penetration)

Đây là một chỉ số quan trọng trong TMĐT, nó được đo bằng tỉ trọng của TMĐT so với thị trường thương mại truyền thống. Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến (số liệu này không bao gồm mảng dịch vụ).

2 Vecita, Bộ Công thương, Cục TMĐT và CNTT Việt Nam.

Biểu đồ 1.2: Tỉ trọng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2011

Nguồn: EuroMonitor

Biểu đồ 1.3: Tỉ trọng TMĐT Việt Nam dự báo năm 2016

Nguồn: EuroMonitor Nếu chỉ tính riêng số liệu của Việt Nam, năm 2011, tỉ trọng TMĐT chiếm 0.25% thị trường, đạt 154 triệu USD. Đến cuối 2016, dự kiến tỉ trọng này tăng gần gấp 3 lần, đạt 0.71% với giá trị vốn hoá tăng gấp 6 lần đạt trên 900 triệu USD (tương đương 18,000 tỷ VNĐ).

Con số này hoàn toàn trùng khớp với sự phát triển của xu thế bán lẻ trực tuyến khi Nguyễn Kim đặt kế hoạch doanh số eCommerce năm 2014 là trên 200 tỷ, thegioididong.com là trên 1000 tỷ, FPT Retail là trên 500 tỷ… Bên cạnh đó, sàn TMĐT Sendo.vn vừa tuyên bố sẽ chiếm lĩnh vị trí số 1 trong mảng C2C, hiện tại giao dịch quahệ thống của họ (nếu giữ ở mức hiện tại) trên dưới 500 tỷ trong năm 2014.

Chưa kể đến 123mua.vn của VNG đang chuyển mình rất mạnh mẽ với xu hướng vận hành mới và một Project LANA gọn gàng, nhiều sức sống hơn.

• Kinh doanh loại, ngành hàng phù hợp

Rừ là tiềm năng rồi, nhưng nếu kinh doanh thỡ kinh doanh cỏi gỡ? Để trả lời cõu hỏi này chúng ta điểm qua số liệu các sản phẩm trên các sàn TMĐT để có lựa chọn phù hợp.

Biểu đồ 1.4: Sản phẩm trên các sàn TMĐT

Nguồn: Vecita Như vậy dựa trên số lượng sản phẩm trên các sàn TMĐT và số lượng giao dịch ta thấy hai loại mặt hàng phổ biến nhất vẫn là: Thời trang (Fashion) và Công nghệ (bao gồmđiện thoai, điện tử và đồ gia dụng). Hai loại mặt hàng này chiếm trên 80% tỉ trọng listing và dĩ nhiên, trên 50% doanh số.

Số liệu của Euromonitor dự đoán đến cuối 2016, doanh số của ba nhóm ngành hàng chính này tăng trưởng gần như gấp đôi.

• Xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam

Làn sóng mới về thương mại điện tử trên nền tảng di động đang thu hút các doanh nghiệp tham gia, nhất là khi ngày càng nhiều người dùng tìm hiểu, sẵn sàng trả tiền để mua ứng dụng.

Với 39% dân số sử dụng Internet và 34% sử dụng Internet qua nền tảng di động, Việt Nam có tiềm năng lớn về thương mại điện tử trên nền tảng di động. Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, đang có 5 xu hướng chính của thị trường thương mại điện tử trên nền tảng di động Việt Nam:

• Dịch vụ thương mại trên di động

Đối với hoạt động bán hàng B2C (từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng), trong tổng số truy cập đến website doanh nghiệp, có 28% đến từ các thiết bị di động. Tuy nhiên người dùng di động để mua hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn (13%) so với việc mua hàng qua các thiết bị khác.

Sàn giao dịch thương mại điện tử trên nền tảng di động cho phép khách hàng xem, liên hệ và mua bán ngay trên thiết bị cầm tay.

Theo đánh giá của VECITA, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang dần thâm nhập lĩnh vực bán lẻ. Các thiết bị như smartphone, máy tính bảng từ chỗ là phương tiện để khách hàng xem thông tin và liên lạc, chuyển sang vai trò tương tác giữa nhà bán lẻ và người dùng. Vấn đề đối với các nhà bán lẻ là giải quyết bài toán cụng nghệ và dịch vụ thương mại cốt lừi.

• Dịch vụ ngân hàng – thanh toán trên di động

Thanh toán trực tuyến trên nền tảng di động tại Việt Nam có tiềm năng phát triển, do có 45% người dùng có nhu cầu chuyển tiền theo khảo sát của Ericsson năm 2014. Ngoài ra, ngày càng nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu các tiện ích thanh toán qua di động. Tiềm năng của lĩnh vực này lớn.

Trước làn sóng ngân hàng điện tử toàn cầu, dịch vụ ngân hàng trên di động cũng hứa hẹn sẽ phát triển nhanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Tính đến năm 2014, có 31 ngân hàng Việt Nam triển khai dịch vụ này, theo khảo sát của Asean Bank Forum.

• Dịch vụ tương tác trên di động

Một trong số những dịch vụ tương tác trên di động đang phát triển nhanh ở Việt Nam là đặt chỗ taxi qua di động.

Ngoài ra, một dịch vụ tương tác khác trên di động đang dần nở rộ là ứng dụng mobile cung cấp voucher, coupon, thẻ thành viên cho người tiêu dùng. Khảo sát của VECITA cho thấy 62% số người được hiểu cho biết họ quan tâm đến ứng dụng dạng này. Bên cạnh những công ty mua theo nhóm đã quen mặt với thị trường voucher, các

nhà sản xuất thiết bị di động nhảy vào cuộc chơi như Samsung, Microsoft tung ứng dụng mã giảm giá trên các dòng điện thoại của họ tại Việt Nam.

• Dịch vụ nội dung số trên thiết bị di động

Dịch vụ nội dung số trên di động tại Việt Nam được triển khai theo hai mô hình chính là trả phí trực tiếp cho từng nội dung và đăng ký thuê bao để sử dụng. Hình thức thứ nhất đã phổ biến từ lâu như tải nhạc chuông, nhạc chờ, hoặc tải trực tiếp từ Internet. Khảo sát của VECITA cho thấy phần đông người tiêu dùng không có tâm lý sẵn sàng trả tiền mua các ứng dụng trả tiền để sử dụng, mà thay vào đó sử dụng phần mềm sẵn có hoặc bất hợp pháp.

• Ứng dụng, trò chơi trên di động

Doanh nghiệp phát triển ứng dụng tại Việt Nam đang chú trọng đến phát triển mảng trò chơi nhiều hơn thay vì các ứng dụng thông thường. Số lượng trò chơi trên các chợ ứng dụng tại Việt Nam hiện ở trên con số 10.000, trong khi số lượng ứng dụng khác khoảng 2.000. Trò chơi di động cũng là ứng dụng đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho các doanh nghiệp, với doanh thu chiếm 60% trên tổng doanh thu từ ứng dụng di động.

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ tăng trưởng của thị trường trò chơi di động

Nguồn: APPOTA.

Theo khảo sát của APPOTA, năm 2014 thị trường trò chơi di động tại Việt Nam đạt doanh thu 210 triệu USD, tăng 75% so với 2013. Tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ chậm dần và đạt mức 410 triệu USD vào năm 2017.

TMĐT là xu thế chung, có được sự tham gia sâu rộng của mọi tầng lớp người dân, người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ.

Trong thời đại công nghệ thay đổi từng ngày như hiện nay, TMĐT trên nền tảng di động chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong TMĐT nói riêng và trong phát triển thương mại, dịch vụ nói chung.

Một phần của tài liệu TRIỂN KHAI THƯƠNG mại điện tử CHO DOANH NGHIỆP tư NHÂN NGUYÊN KÍNH dựa TRÊN mã NGUỒN mở WORDPRESS (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w