Lý luận chung về công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thạch phú hưng (Trang 27 - 32)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. Lý luận chung về công nghệ

Trong bài báo cáo, tôi đã chú trọng tập trung vào nghiên cứu tác động của yếu tố công nghệ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty do đó tôi xin trình bày sơ lược về yếu tố công nghệ như sau:

1.4.1. Khái niệm công nghệ

Xã hội ngày nay, công nghệ là yếu tố thiết yếu trong cả đời sống vật chất và tinh thần.Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Nhưng nếu hỏi “công nghệ” là gì thì đa số sẽ mọi người sẽ hiểu theo cách đồng nhất công nghệ với các máy móc, thiết bị. Và đây có thể được coi là một sai lầm.Vì vậy, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ “công nghệ”.

* Một số khái niệm về công nghệ - Theo ESCAP :

+ Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật để chế biến nguyên vật liệu và thông tin. Nó bao gồm các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng chúng trong sản xuất, trong chế biến thông tin, trong dịch vụ công nghiệp và trong quản lý.

- Theo Từ điển Tiếng Việt

+ Công nghệ: tổng thể nói chung là các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.

Tóm lại: Công nghệ là tập hợp một hệ thống kiến thức và kết quả của khoa học được ứng dụng nhằm mục đích biến các tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm.

Công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển, niềm hy vọng để nâng cao mức sống xã hội.

1.4.2. Đặc điểm của công nghệ

Qua các khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy, trước đây cách hiểu truyền thống về công nghệ là đồng nhất kỹ thuật với thiết bị, không lưu ý với thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản xuất. Hiện nay, thuật ngữ “công nghệ” thường được dùng thay cho thuật ngữ “kỹ thuật”. Việc hiểu nội dung công nghệ như vậy đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Khác với khoa học, các giải pháp kỹ thuật của công nghệ đóng góp trực tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của Nhà nước dưới hình thức sở hữu công nghệ và do đó nó là thứ hàng để mua bán.

1.4.3. Thành phần của công nghệ

a) Phần cứng (thành phần kỹ thuật)

Bao gồm: các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác. Đây chính là hình thái vật chất của công nghệ.Trong công nghiệp sản xuất, phần cứng được thể hiện dưới dạng dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (dây chuyền công nghệ), ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ.

Phần kỹ thuật là cốt lừi của bất kỳ cụng nghệ nào, nếu thiếu phần này thỡ khụng có công nghệ.

b) Phần mềm

* Con người: bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích lũy được trong quá trình lao động. Nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp….

* Thông tin: bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức. Phần thông tin thể hiện các trí thức được tích lũy trong công nghệ giúp trả lời câu hỏi “làm cái gì” và “làm như thế nào”. Nhờ các tri thức áp dụng trong công nghệ mà các sản phẩm của nó có các đặc trưng mà các sản phẩm cùng loại khi áp dụng công nghệ khác không thể có được. Do đó phần thông tin thường là “sức mạnh” của công nghệ.

Phần thông tin có thể được thể hiện dưới dạng:

- Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ

- Số liệu, dữ liệu, thông tin cơ bản liên quan - Sơ đồ, nguyên tắc, nguyên lý kết cấu - Bản vẽ, khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp ráp - Công thức, bí quyết

* Tổ chức: những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người chính là biểu hiện của tổ chức.

Phần tổ chức đóng vai trò điều hòa, phối hợp ba thành phần trên của công nghệ để thực hiện hoạt động một cách có hiệu quả. Nó là công cụ để quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Nó là “động lực” của công nghệ.

1.4.4. Các thuộc tính của công nghệ a) Công nghệ mang tính hệ thống

Không thể nhìn nhận và “cắt” công nghệ ra từng giải pháp riêng lẻ.Ví dụ mua được máy móc hiện đại, thiết bị toàn bộ không có nghĩa là có được công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm như mong muốn.Các giải pháp cũng không phải là một số cộng đơn giản mà là các yếu tố cấu thành của một hệ thống.

Trong bất kỳ quá trình chế biến vật chất – thông tin nào, các yếu tố công nghệ tác động qua lại lẫn nhau tạo ra “tính trội” của hệ thống. Có thể thấy mối quan hệ biện chứng của các yếu tố cấu thành công nghệ như sau:

+ Phần cứng của công nghệ do con người tạo ra, lắp đặt và vận hành + Con người cần có thông tin để có thể vận hành, sử dụng phần cứng

+ Thông tin do con người tạo ra và được con người sử dụng trong quá trình ra quyết định và vận hành phần cứng

+ Thiết chế là yếu tố liên kết, điều phối, kiểm soát ba yếu tố trên trong quá trình chế biến nhằm đạt đến mục tiêu đã xác định

Thiếu bất kỳ một yếu tố nào trong bốn yếu tố nói trên thì giải pháp không đảm bảo được tính hệ thống và nhà đầu tư chỉ nhận được một thứ công nghệ “què quặt”

không thể sử dụng có hiệu quả.

b) Công nghệ mang tính sinh thể

Công nghệ có những đặc điểm để có thể coi nó như một cơ thể sống. Như các loại hàng hóa khác là sản phẩm của con người đều chịu tác động của thị trường, công nghệ có chu kỳ sống của nó. Bất kỳ một công nghệ mới nào được hình thành đều trải qua các giai đoạn cơ bản, có quan hệ mật thiết lẫn nhau: nghiên cứu - triển khai - trình diễn - tăng trưởng - bão hòa - lỗi thời và bị thay thế bằng công nghệ khác.

Hơn nữa, qúa trình quản lý công nghệ chính là quá trình nuôi dưỡng (đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, dịch vụ phụ trợ), tạo môi trường thuận lợi (về mặt pháp

lý, chính sách, cơ chế…), xử lý các thứ do nó tạo ra (các biện pháp bảo vệ môi trường).Nếu xem công nghệ như một đối tượng tĩnh, một sản phẩm “chết” trước và sau công nghệ sẽ trở thành một gánh nặng cho người sử dụng nó.

c) Công nghệ mang tính đặc thù

* Đặc thù theo mục tiêu

Tuy khái niệm công nghệ rất rộng lớn nhưng rất cụ thể, công nghệ giải quyết một mục tiêu cụ thể. Công nghệ nào sản phẩm ấy, mỗi công nghệ cho phép đạt được một sản phẩm nhất định, với số lượng nhất định, tiêu hao vật tư và lao động nhất định.

* Đặc thù về địa điểm

Mỗi công nghệ đều được “sống” trong một môi trường cụ thể. Nhìn bề ngoài giống nhau nhưng khi đặt ở hai vị trí khác nhau, hai nước khác nhau sẽ khác nhau do chịu ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù về con người, các yếu tố đầu vào, thị trường, môi trường, các yếu tố văn hóa , xã hội…

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thạch phú hưng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w