Tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện Chính trị được biểu hiện trên nhiều khía cạnh, có nội dung phong phú và việc nâng cao tính tích cực học tập của đối tượng này là dạng tổng hợp của nhiều hoạt động. Theo đó, yêu cầu đặt ra trong nâng cao tính tích cực học tập của đối tượng này phải được hiểu trên nhiều phương diện “lát cắt” khác nhau.
2.1.1. Phải tạo ra được ở đối tượng có tính tự giác cao, phương pháp học tập khoa học, tạo bước chuyển biến rừ nột về kết quả học tập
Hoạt động nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện Chính trị là loại hoạt động tự giác, có kế hoạch của nhiều lực lượng, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất. Do đó nó phải được xác định mục tiờu một cỏch rừ ràng. Xuất phỏt từ mục tiờu, yờu cầu đào tạo, tỡnh hỡnh mọi mặt, đặc điểm đối tượng,… việc nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện Chính trị cần đạt tới hướng đích cơ bản sau đây:
Một là, tạo ra ở mọi học viên có tính tự giác cao, tự chủ trong mọi hình thức, mọi giai đoạn, mọi khâu, mọi bước liên quan đến việc học tập theo mô hình, chương trình đào tạo chính uỷ đã được xác định. Đây là yêu cầu rất cao, chi phối đến nhiều yêu cầu, hoạt động nâng cao tính tích cực học tập của học viên. Giải quyết, đáp ứng tốt yêu cầu này chắc chắn sẽ tạo nên được bước chuyển có tính đột phá trong nâng cao kết quả học tập của học viên nói riêng, chất lượng đào tạo của Học viện nói chung. Bởi trong bất cứ nhà trường nào, việc tạo nên được trình độ tự giác, khả năng làm chủ cao của người học thì
chính nó là động lực thúc đẩy từ bên trong của chủ thể học tập, tạo nên sự say mê, tính nhiệt huyết trong tìm kiếm tri thức ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần một thứ quản lý hành chính nào.
Thực tiễn cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong nhiều năm qua nhiều đối tượng học viên của Học viện Chính trị, trong đó có không ít học viên đào tạo chính uỷ (trước đây là đào tạo cán bộ chính trị cấp trung đoàn) chưa có tính tự giác cao trong học tập, nhất là chưa làm chủ được các khâu, các bước,… của các hình thức học tập. Tính thụ động (đồng nghĩa với thiếu tính tích cực, chủ động) trong quá trình học tập của học viên có thể nói là khá phổ biến. Kết quả nghiên cứu, toạ đàm trao đổi trực tiếp của Ban đề tài này cũng như số liệu điều tra của Ban đề tài (Viện KHXHNVQS): Khắc phục khuynh hướng thụ động trong dạy học ở Học viện Chính trị hiện nay (năm 2008) cho thấy rất rừ điều đú. Đõy là một nghịch lý so với nhiều thế hệ học viờn trước đây của Học viện ta. Trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn mà trước đây cũng tại môi trường Học viện này đã từng dấy lên và duy trì bền bỉ phong trào say sưa, tự giác học tập. Điều đó thực tế đã đưa lại việc góp phần đặc biệt quan trọng tạo nên nhiều lớp cán bộ chính trị có chất lượng cao, trong đó không ít người trở thành những nhà giáo đạt trình độ chuẩn mực của Học viện Chính trị và nhiều nhà trường khác. Bí quyết của vấn đề theo ý kiến của nhiều nhà giáo lão thành của Học viện cho biết chính là phải có động cơ học tập đúng đắn.
Tính tự giác của người học trước hết phụ thuộc vào động cơ học tập của họ. Nếu người học có động cơ học tập đúng đắn, lấy việc nâng cao trình độ kiến thức làm mục tiêu phấn đấu thì việc không ngừng học tập trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hình thức học tập, … trở thành nhu cầu “máu thịt” không gì có thể cản trở được. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cho được động cơ học tập đúng đắn của học viên đào tạo chính uỷ có vẻ như là việc làm rất dễ.
Bởi vì, chỉ cần nhìn vào các chỉ số cơ bản như học viên đào tạo chính uỷ ở học viện đã từng là cán bộ chính trị từ cấp tiểu đoàn trở lên, có quân hàm ở
bậc cán bộ trung cấp, là những đảng viên có hàng chục năm tuổi đảng, lại được sàng lọc qua nhiều cấp xét tuyển trước lúc về thi vào Học viện … thì chắc rằng họ phải có động cơ học tập đúng đắn. Nhưng thực ra vấn đề phức tạp hơn nhiều. Không ít học viên, trong đó có học viên đào tạo chính uỷ của Học viện hiện nay có khá nhiều tâm tư và biểu hiện của việc chưa có động cơ học tập đúng đắn. Đánh giá chính xác động cơ học tập của đối tượng đào tạo để từ đó có giải pháp thích hợp trong nâng cao trình độ tự giác của người học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trở thành điểm trọng yếu của vịệc nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ tại Học viện hiện nay. Cần phải tập trung mọi sự nỗ lực để làm chuyển biến tình hình, làm cho mỗi học viên coi tính tích cực học tập và việc nâng cao nó là việc làm thường xuyên, liên tục, không chỉ lúc ở trường mà là công việc của cả đời.
Hai là, tạo được phương pháp học tập khoa học. Có phương pháp học tập một cách khoa học, phù hợp với đối tượng vừa là mục tiêu phấn đấu trong nâng cao tính tích cực học tập đồng thời là đòn bẩy, công cụ để làm cho tính tích cực học tập của họ đạt kết quả mong muốn. Bởi không có phương pháp học tập một cách khoa học thì dù có tích cực “dùi mài kinh sử” bao nhiêu cũng không đem lại kết quả học tập tốt và điều đó cũng chính là một nguyên nhân căn bản dẫn tới thủ tiêu tính tích cực học tập.
Ở Học viện hiện nay, số học viên đào tạo chính uỷ có tinh thần thực sự say mê học tập, chủ động, chịu khó trong học tập tuy không phải là số đông nhưng cũng không hẳn là cá biệt. Thế nhưng ở Học viện trong những năm gần đây, việc tìm được học viên trong số đào tạo chính uỷ thực sự đạt kết quả cao, thật tiêu biểu, tạo nên những học viên “đầu đàn” có sức thuyết phục là rất hiếm, có thể nói gần như không có. Trong nhiều nguyên nhân của kết quả đó thì một khâu có ý nghĩa quyết định là phương pháp học tập của học viên chưa tốt, chưa thích hợp. Tại Đại hội đại biểu lần thứ 13 của Đảng bộ Học viện, bên cạnh đánh giá những thành tích về giáo dục đạo tạo, Nghị quyết Đại hội
đã nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém về giáo giáo dục đào tạo của Học viện, trong đó có nhiều hạn chế liên quan trực tiếp đến tính tích cực học tập của học viên: “Sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy trong khâu tự học của học viên còn ít, hoạt động phương pháp ở các đơn vị học viên chưa đều và kém hiệu quả; khâu tổ chức tự học và chất lượng tự học của học viên còn hạn chế,…
Việc giáo dục động cơ học tập, duy trì chế độ học tập, rèn luyện nhân cách học viên theo mục tiêu yêu cầu đào tạo ở một số đơn vị chưa được chú trọng đúng mức” [18; tr.7].
Đánh giá về mặt này của 6 tháng đầu năm 2008, Nghị quyết của Đảng uỷ Học viện cũng chỉ rừ: Chất lượng tự học, tự nghiờn cứu của học viờn cũn hạn chế, phương pháp học tập còn biểu hiện thụ động, ít sáng tạo, lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu học tập ở bậc đại học.
Vấn đề đặt ra hiện nay cho các chủ thể trong nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện là phải thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức đến phương pháp học tập.
Trên phương diện lý thuyết, phương pháp học tập nói chung, phương pháp học tập ở bậc đại học nói riêng đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đi đến những kết luận xác đáng. Tuy nhiên, việc áp dụng, phát triển nó trong thực tế cho từng đối tượng người học là một vấn đề lớn, không đơn giản, liên quan đến không chỉ người học mà bao gồm cả “cỗ máy” sư phạm của cơ sở đào tạo. Đó là những yếu tố cơ bản như đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, v.v.. Xây dựng phương pháp học tập thực sự khoa học của học viên đào tạo chính uỷ ở học viện hiện nay là việc làm không chỉ của chính học viên mà phải có sự thay đổi mang tính cách mạng cả hệ thống, tạo nên sự chuyến biến đồng bộ của tất cả các thành tố, các khâu, các bước liên quan đến quá trình đào tạo tại Học viện, nhất là phương pháp giảng dạy của người thầy và cơ sở vật chất đảm bảo cho giảng dạy và học tập.
Ba là, tạo chuyển biến rừ nột về kết quả học tập. Kết quả học tập của người học viên là sản phẩm tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó có sự phản ánh hiệu ứng của việc nâng cao tính tích cực học tập của học viên trong quá trình học tập tại trường. Tất nhiên, việc đánh giá kết quả nâng cao tính tích cực học tập trong mối quan hệ với kết quả học tập chung của học viên là điều không dễ dàng, rất khó tách bóc đâu là nguyên nhân đích thực của một kết quả cụ thể trong mối quan hệ với nguyên nhân của kết quả tổng thể. Yêu cầu đặt ra trong đánh giá kết quả học tập của học viên, kết quả cụ thể của một mặt, một khâu nào đó phải có cái nhìn biện chứng đồng thời phải hết sức công phu, bám sát thực tiễn quá trình học tập của từng học viên và tập thể tổ, lớp, không thể qua loa, đại khái. Mặt quan trọng khác là phải xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập, kết quả của việc nâng cao tính tích cực học tập của học viên một cách thực sự khoa học, phản ánh khách quan, đúng thực chất.
Tính tự giác cao, phương pháp học tập khoa học và kết quả học tập tốt là những nội dung có quan hệ rất chặt chẽ, hợp thành mục tiêu chung của việc nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện hiện nay. Trong hoạt động nâng cao tính tích cực học tập của học viên cần phải quán triệt và cụ thể hoá mục tiêu này một cách sát hợp với đặc điểm đối tượng trong từng khoá, năm học, từng khâu, từng bước, từng nội dung, hình thức học tập của học viên.
2.1.2. Phải quán triệt, vận dụng sát hợp quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo vào mô hình đào tạo người chính uỷ đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
Hoạt động nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện là một hoạt động nằm trong tổng thể của công tác đào tạo cán bộ của Quân đội, của Đảng. Do vậy, việc quán triệt các quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo, về xây dựng đội ngũ cán bộ vào hoạt động đào tạo, trong đó có việc nâng cao tính tích cực học tập của học viên là yêu cầu mang tính nguyên
tắc. Đó là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo cho hoạt động đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
Những nội dung quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo được trình bày trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, trong nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá từ trước đến nay tạo thành hệ thống các quan điểm giữ vị trí chỉ đạo trong hoạt động giáo dục đào tạo của cả hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta. Qua từng thời kỳ lịch sử tư tưởng, quan điểm chỉ đạo đó của Đảng không ngừng phát triển để thích hợp với từng giai đoạn cách mạng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay cần phải chú trọng nắm chắc quan điểm của Đảng về giáo dục, đào tạo được đề cập trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ X và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị trong các khoá đó. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta thể hiện trong các nghị quyết ở thời kỳ đổi mới liên quan trực tiếp đến việc nâng cao tính tích cực học tập của người học là:
- Đổi mới mạnh mẽ tư duy giáo dục, tạo được bước chuyển biến căn bản nền giáo dục nước nhà theo hướng hiện đại;
- Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới một cách đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học;
- Phát huy cao độ khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên; đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề,
- Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên có khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực của cuộc sống;
- Đẩy mạnh xã hội hoá học tâp, thực hiện cả nước là một xã hội học tập;
Quán triệt tinh thần cơ bản của các nghị quyết nêu trên cũng như thực hiện tư tưởng chỉ đạo của các nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội trong thời kỳ mới, Đảng uỷ Quân sự Trung ương đã có nhiều nghị
quyết đề cập chuyên sâu vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ của quân đội như nghị quyết số 93, 94, 86… Nội dung của các nghị quyết trên là sự cụ thể hoá quan điểm tư tưởng của Đảng về vấn đề đào tạo cán bộ vào trong quân đội, đã và đang tiếp tục phát huy tác dụng to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội.
Những tư tưởng quan trọng này của Đảng đã được các nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện cũng như nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ, Thường vụ Đảng uỷ các khoa, chỉ huy các cấp trong Học viện quán triệt trong xây dựng mô hình đào tạo chính uỷ đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.
Việc tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung các nghị quyết đó vào đổi mới giáo dục đào tạo ở Học viện, trong đó có việc bồi dưỡng, nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện là trách nhiệm của tất cả các lực lượng liên quan.
Đương nhiên, quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng còn được tiếp tục cụ thể hoá và phát triển ở nhiều nghị quyết trong thời gian tới. Do vậy, đòi hỏi các lực lượng liên quan phải thường xuyên quan tâm đến sự phát triển mới về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và kịp thời vận dụng vào thực tiễn một cách thực sự nhạy bén, linh hoạt.
2.1.3. Phải đảm bảo tính toàn diện về nội dung; chủ động sáng tạo trong vận dụng, tìm kiếm hình thức, phương pháp
Về nội dung nâng cao:
Việc đảm bảo tính toàn diện về nội dung trong nâng cao không phải do ý muốn chủ quan, mà được quy định bởi mối quan hệ gắn kết giữa các yếu tố hợp thành (biểu hiện) tính tích cực học tập của học viên. Các yếu tố, các chi tiết cấu thành tính tích cực học tập của học viên nói chung tuy có vị trí, vai trò khác nhau nhưng tất cả đều là những mắt khâu được đan kết trong một chỉnh
thể thống nhất, nếu thiếu hoặc yếu một mắt khâu nào đó thì chưa thể nói là tính tích cực học tập của họ đã được nâng cao một cách toàn diện. Điều đó có nghĩa là có bao nhiêu yếu tố hợp thành tính tích cực thì có bấy nhiêu nội dung phải nâng cao tính tích cực học tập của học viên. Nội dung trực tiếp nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện về mặt nhận thức có thể được chia thành nhiều lát cắt khác nhau.
Trước hết, đó là việc nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng về tầm quan trọng của tính tích cực học tập của học viên đối với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo tại Học viện. Các chủ thể, đối tượng phải thấy được rằng tính tích cực học tập của học viên là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả học tập của học viên và nói rộng hơn là kết quả đào tạo cán bộ của Học viện. Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tính tích cực học tập của các chủ thể, đối tượng sẽ tạo ra cho họ lòng đam mê với nhiệm vụ đặt ra. Lênin đã nói: không có sự xúc cảm của con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý. Sự “xúc cảm” của các chủ thể với nhiệm vụ là một nguồn động lực được nảy sinh từ bên trong, thôi thúc họ vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ.
Xét về góc độ thời gian, đó là sự tích cực chuẩn bị tâm thế cho việc học tập trong cả khoá, trong từng năm, từng học kỳ, từng tháng, từng ngày, từng giờ học… Ở lát cắt khác đó là việc chuẩn bị tâm thế học tập các bộ môn khoa học như triết học, kinh tế chính trị học, công tác đảng, công tác chính trị, …;
các hình thức học tập như nghe giảng, đọc tài liệu, trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch, làm bài thi, kiểm tra, tham quan, v.v.. Mỗi giai đoạn, mỗi môn học, mỗi hình thức học tập đều có những đặc điểm, yêu cầu riêng và đi cùng là đặc điểm đối tượng của từng khoá, từng lớp, tổ, mỗi người cũng có nhiều nét rất riêng. Theo đó, việc xây dựng, nâng cao tính tích cực học tập phải xuất phát từ những đòi hỏi khách quan ấy.