Những giải pháp chủ yếu nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính ủy ở Học viện Chính trị hiện nay

Một phần của tài liệu Nang cao tình hoc tap (Trang 57 - 87)

2.2.1. Nâng cao nhận thức của học viên đào tạo chính uỷ về mục tiêu yêu cầu đào tạo

Đây là một giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao tính tích cực của học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện hiện nay. Bởi vì nhận thức bao giờ cũng giữ vị trí, vai trò quan trọng, định hướng và chỉ đạo hành động thực tiễn của con người. Trong đào tạo chính uỷ, tính tích cực học tập của học viên có được và phát huy trong thực tiễn quá trình đào tạo trước hết phải xuất phát từ vấn đề nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, từ đó mà có thái độ, đông cơ, trách nhiệm đúng đắn trong học tập, rèn luyện theo mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Thực tiễn quá trình đào tạo chính uỷ ở Học viện Chính trị cho thấy, do nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ về mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo cho nên tuyệt đại đa số học viên đã phát huy được tinh thần thi đua phấn đấu hăng say học tập, rèn luyện. Nhờ đó, kết quả đào tạo chính uỷ ở Học viện những

năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tính tích cực học tập của một bộ phận học viên chưa cao, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của các khoá, các hệ và cả Học viện mà nguyên nhân trước hết là do nhận thức về mục tiờu, yờu cầu đào tạo chưa đầy đủ, chưa rừ ràng và sõu sắc.

Nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính uỷ là cơ sở để xây dựng quyết tâm, thái độ, trách nhiệm và ý chí phấn đấu của người học viên.

Đồng thời là điều kiện để luôn luôn giữ vững và phát huy tinh thần phấn đấu, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện, từng bước hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách của người chính uỷ. Việc nâng cao nhận thức cho học viên về mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính uỷ cần phải bám sát đối tượng đào tạo của từng hệ, khoá, lớp, từng người học viên và phải có chủ trương, kế hoạch, biện pháp đồng bộ, nội dung toàn diện cho từng cá nhân, từng tổ chức. Quá trình tổ chức thực hiện phải đồng bộ, liên tục tạo sự chuyển biến tích cực, vững chắc, mọi học viên phải hiểu đầy đủ, rừ ràng về mục tiờu, yờu cầu và chương trỡnh đào tạo chớnh uỷ ở Học viện Chính trị. Nâng cao nhận thức về mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo phải thể hiện ở kết quả thực tế thật sự tích cực trong quá trình đào tạo, kết quả học tập, rèn luyện của học viên trong từng khoá, lớp ở các hệ.

Nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đào tạo cho học viên đào tạo chính uỷ ở Học viện Chính trị hiện nay cần tập trung vào các nội dung sau:

- Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của chính uỷ cấp trung đoàn, sư đoàn. Đây là một nội dung cơ bản, quan trọng nhằm bảo đảm cho người học viờn thấy rừ cương vị, chức trỏch phải đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp để xỏc định nhiệm vụ học tập, rèn luyện, tạo niềm tin và quyết tâm phấn đấu cho họ ngay từ khi bắt đầu khoá học.

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính uỷ, người học viên trước hết phải biết rừ vị trớ, vai trũ, chức trỏch của chớnh uỷ. Do vậy, mọi học viờn

phải nắm và hiểu rừ đường lối, chủ trương, chớnh sỏch của Đảng, Nhà nước, các Nghị quyết về hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Tất nhiên khi chưa về Học viện học tập, học viên cũng đã được quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng, về chức trách, nhiệm vụ của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị. Nhưng vấn đề đặt ra đối với học viên hiện nay sẽ trực tiếp và sâu sắc hơn. Cho nên ngay từ đầu khoá học, Học viện phải làm cho mọi học viên đào tạo chính uỷ nắm được quy định về vị trí, vai trò của người chính uỷ cấp trung đoàn và sư đoàn. Người chính uỷ trung đoàn và sư đoàn giữ vị trí chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở trung đoàn, sư đoàn, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng uỷ, cơ quan chính trị, chính uỷ cấp trên và sự lãnh đạo của đảng uỷ trung đoàn. Chính uỷ trung đoàn, sư đoàn có vai trò quan trọng thể hiện: trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, tiến hành công tác xây dựng đảng bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và trực tiếp tiến hành và chỉ đạo công tác chính trị; chính uỷ còn có vai trò của người bí thư đảng uỷ, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và Điều lệ Đảng. Những vấn đề này người học viên phải được học tập, quán triệt sâu sắc ngay từ đầu khoá học.

- Nhận thức đầy đủ mục tiêu, yêu cầu đào tạo thông qua nắm vững, hiểu sâu sắc về mô hình nhân cách hay hệ thống những phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của người chính uỷ.

Mục tiêu, yêu cầu đào tạo là những gì mà người học cần đạt tới, phải có, phải làm được sau quá trình đào tạo. Đó chính là mô hình cần đạt được với những tiêu chí xác định về phẩm chất, năng lực của người chính uỷ. Mục tiêu đào tạo là phương hướng và cái đích cần đạt tới cho người học viên và đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia vào quá trình đào tạo chính uỷ. Xét về hình thức, mục tiêu đào tạo chính uỷ ở Học viện thể hiện nguyện vọng và ý

chí chủ quan của chủ thể đào tạo, sử dụng, nhưng xét về nội dung, mục tiêu đào tạo phản ánh đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo chính uỷ và xây dựng đội ngũ chính uỷ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Mục tiêu đào tạo chính uỷ có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khác của quá trình đào tạo và nó có ý nghĩa quyết định việc xây dụng đề án, xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình, nội dung, sử dụng phương pháp và đặc biệt là việc huy động các lực lượng và mọi nguồn lực cho quá trình đào tạo.

Việc xác định mục tiêu, yêu cầu đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với đào tạo, tác động trực tiếp đến tính tự giác của quá trình đào tạo. Đồng thời xác định đúng mực tiêu, yêu cầu đào tạo làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo, tìm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Như vậy, nó có tác động lớn và trực tiếp đến học viên mà trước hết là tình cảm, thái độ, trách nhiệm của học viên trong học tập.

Nội dung của mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính uỷ mà người học phải nắm vững để chủ động, tích cực phấn đấu chính là hệ thống phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác. Cho nên cần phải làm cho học viên nắm đầy đủ các phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của người chính uỷ trung đoàn, sư đoàn. Đây là mục tiêu phấn đấu hoàn thiện nhưng là yêu cầu phẩm chất, năng lực được hoàn thiện trong quá trình đào tạo góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực của học viên và đi liền với nó mà trước hết là phẩm chất chính trị đạo đức là yếu tố cơ bản trước tiên tạo nên sự chuyển biến về nhận thức, tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ học tập để có động cơ phấn đấu một cách tích cực nhất.

- Mỗi học viên phải nắm đầy đủ quá trình đào tạo là quá trình phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện từng bước hoàn thiện nhân cách, đạt được mục tiêu, yêu cầu đào tạo để xỏc định rừ thỏi độ, trỏch nhiệm, quyết tõm phấn đấu. Nghĩa là mỗi học viờn thấy trước, thấy rừ để lường được sức mỡnh mà chủ động phấn

đấu. Vấn đề đặt ra cho cỏc cấp, cỏc ngành là phải làm cho học viờn thấy rừ chương trình, nội dung đào tạo giúp cho học viên nắm chắc nhiệm vụ cụ thể của họ, những thuận lợi, khó khăn để chủ động xác định kế hoạch học tập, rèn luyện, hạ quyết tâm phấn đấu. Thực tiễn cho thấy, nếu học viên chưa nắm chắc, hiểu chưa rừ nội dung, chương trỡnh đào tạo thỡ họ sẽ bị động, đối phú, chủ quan và chất lượng học tập không đều, không cao.

Nâng cao nhận thức của học viên đào tạo chính uỷ về mục tiêu, yêu cầu đào tạo cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Một là, tuyờn truyền, giỏo dục làm cho học viờn hiểu rừ mục tiờu, yờu cầu đào tạo ngay từ khi mới nhập học và trong quá trình đào tạo ở ở Học viện Chính trị . Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm tính chủ động, tạo cơ sở cho sự hình thành động cơ, thái độ, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập cho học viên ngay từ đầu cũng như suốt quá trình học tập. Do vậy, ngay từ khi nhập học, học viên phải được quán triệt đầy đủ nhiệm vụ và mục tiêu yêu cầu đào tạo chính uỷ. Trong quá trình học tập, việc tuyên truyền, giáo dục về mục tiêu, yêu cầu đào tạo cũng phải được tiến hành thường xuyên. Tăng cường giáo dục cho học viên về mục tiêu, yêu cầu đào tạo phải trên cơ sở bám sát đối tượng đào tạo, nhiệm vụ của khoá học và tình hình cụ thể của từng hệ, từng lớp, trên cơ sở kế hoạch, nội dung công tác giáo dục đào tạo của đầu khoá cũng như suốt quá trình đào tạo. Đề cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp, phát huy vai trò của cơ quan chức năng như Phòng Chính trị và chính trị viên các hệ; Phòng Đào tạo. Mỗi cấp, mỗi ngành cần làm tốt việc quán triệt nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu của khoá học. Nội dung tập trung vào phổ biến nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung, chương trình và kế hoạch chung của toàn khoá học; kết hợp với quán triệt đường lối, quan điểm, nghị quyết, mục tiêu chiến lược về giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước, của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng; về nhiệm vụ xây dựng,

sẵn sàng chiến đấu của Quân đội, nhiệm vụ giáo dục đào tạo và truyền thống xây dựng và phát triển của Học viện.

Hai là, giáo dục mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính uỷ thông qua thực tiễn hoạt động giáo dục đào tạo của Học viện. Đây là một biện pháp nhưng cũng là một nội dung quan trọng để tiến hành giáo dục mục tiêu, yêu cầu đào tạo , nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học viên, đồng thời để đánh giá nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, thái độ, trách nhiệm của học viên đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Nội dung giáo dục cần bám sát kế hoạch đào tạo, nội dung học tập môn công tác đảng, công tác chính trị. Từ lý luận và thực tiễn được giảng giải trên lớp, trong thảo luận, tập bài để người học viên nhận thức rừ về vị trớ, vai trũ, chức trỏch, nhiệm vụ của người chớnh uỷ, liờn hệ với mụ hình mục tiêu, yêu cầu đào tạo và với chính mình, qua đó xác định mục tiêu phấn đấu trong quá trình học tập ở trường để có thể hoàn thành nhiệm vụ khi tốt nghiệp ra công tác đảm nhận cương vị người chính uỷ. Đây cũng là cách tốt nhất để người học kết hợp học với rèn, lý luận liên hệ với thực tế, nâng cao kiến thức với chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm.

Ba là, nâng cao nhận thức cho học viên về mục tiêu, yêu cầu đào tạo còn phải thông qua các mặt hoạt động như: học tập nghị quyết, quán triệt nhiệm vụ, sinh hoạt đảng, sinh hoạt tổ, lớp, hệ và các hoạt động khác của Học viện. Thông qua các hoạt động này để phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học viên đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng quân đội về chính trị, nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị; nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của người chính uỷ trong Quân đội nhân dân Việt nam. Để phát huy tốt vai trò các tổ chức, ý nghĩa của các hoạt động ở Học viện đối với nâng cao nhận thức về nhiệm vụ học tập, nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi các cấp uỷ, tổ chức

đảng, chỉ huy các hệ, lớp phải có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể trong từng nội dung nhất định của các hoạt động và sinh hoạt ở Học viện, hệ, lớp. Tuỳ theo nhiệm vụ , quyền hạn của các tổ chức để vừa tuyên truyền, giáo dục, động viên mọi người tích cực học tập, xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và đấu tranh khắc phục những hạn chế, lệch lạc trong nhận thức và hành động. Các cấp uỷ, tổ chức đảng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, thực hiện nhiệm vụ học tập và kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Thông qua công tác kiểm tra làm cho mọi học viên nhận thức đúng đắn mục tiêu, yêu cầu đào tạo, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ học tập, xây dựng tổ chức đảng, lớp, hệ và Học viện. Do vậy, Đảng uỷ Học viện, cấp uỷ các cơ quan chức năng, khoa, hệ và cấp uỷ, chi bộ các lớp phải nêu cao vai trò, trách nhiệm, thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá về công tác giáo dục đào tạo, kết quả học tập, rèn luyện của các khoá, lớp, đánh giá đúng động cơ, thái độ trách nhiệm của học viên đối với nhiệm vụ học tập. Trong quá trình kiểm tra phải kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, có kết quả học tập cao;

phát hiện, phê bình, chấn chỉnh những tập thể, cá nhân chưa hoàn thành chỉ tiêu, kết quả học tập thấp và các biểu hiện khác như hạ thấp chỉ tiêu, buông lỏng quản lý; biểu hiện thiếu tích cực trong học tập, rèn luyện và những khuyết điểm, hạn chế khác. Đối với các biểu hiện lười học tập, rèn luyện, trung bình chủ nghĩa và tiêu cực trong thi, kiểm tra, bệnh thành tích trong giáo dục đào tạo cần phải phát hiện sớm và khắc phục triệt để. Công tác kiểm tra phải nhằm làm cho mỗi tập thể lớp, hệ ngày càng vững mạnh, phải duy trì thường xuyên các phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, rèn luyện, xây dựng đơn vị. Đây là cơ sở, điều kiện môi trường thuận lợi để

phát huy tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ trong quá trình đào tạo ở Học viện Chính trị.

2.2.2. Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện các hình thức dạy học sau bài giảng nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học viên đào tạo chính uỷ.

Chương trình, nội dung, hình thức phương pháp dạy học là những nhân tố cơ bản, có tính chất nền tảng của quá trình dạy học, đồng thời cũng là những nhân tố có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao tính tích cực học tập của người học. Những năm qua, mặc dù Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện và các lực lượng có liên quan đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện việc đổi mới các nhân tố này, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đổi mới.

Một là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, khắc phục những hạn chế bất cập sau ba năm triển khai chương trình đào tạo chính uỷ mới.

Vấn đề quan trọng và cấp bách nhất hiện nay là phải khắc phục cho được sự trùng lặp về nội dung, chương trình giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung, các môn lý luận cơ bản nói riêng. Dạy môn gì, nội dung gì ở đối tượng đào tạo chính uỷ trong tình hình hiện nay? Câu hỏi tưởng chừng quỏ đơn giản và rừ ràng nhưng hiện tại vẫn cũn nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng, đã là sĩ quan chính trị, đào tạo để trở thành chính uỷ nên phải học tất cả các môn lý luận cơ bản (Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh), với phương châm “học, học nữa, học mãi”, trước học rồi nay học lại càng chắc; môn nào cũng đề cao vị trí, tầm quan trọng của mình. Ngược lại, có quan điểm cho rằng, cái gì đã học ở bậc dưới rồi thì nay không học nữa, nội dung gì đã giảng môn này rồi thì môn kia không giảng nữa… Thực tế, từ

Một phần của tài liệu Nang cao tình hoc tap (Trang 57 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w