Giải pháp hoàn thiện công tác CĐTD tại NHQĐ chi nhánh HK

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng NHTMCP quân đội (MB) chi nhánh hoàn kiếm (Trang 77 - 81)

3.2.1. Đa dạng hoá các nguồn thu thập thông tin.

Thông tin là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong công tác chấm điểm tín dụng, thông tin trung thực, kịp thời và chính xác sẽ đem lại một kết quả chấm điểm đáng tin cậy và là cơ sở cho phán quyết tín dụng đúng đắn. Thực tế là hiện nay thông tin cho cán bộ tín dụng còn thiếu và chưa chính xác. Do đó, đa dạng hóa các nguồn thông tin được xem là một giải pháp hiệu quả để tăng độ tin cậy của cỏc kết quả chấm điểm. Rừ ràng thụng tin càng đầy đủ thỡ càng cú nhiều khả năng đánh giá chính xác năng lực của doanh nghiệp, từ đó xếp hạng doanh nghiệp và ra quyết định cho vay. Các nguồn thông tin cơ bản mà ngân hàng quân đội có thể khai thác như sau:

- Tăng cường nguồn thông tin từ phía khách hàng: Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng do có rất nhiều chỉ tiêu được sử dụng để làm căn cứ chấm điểm lấy từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Trong đó thông tin được sử dụng nhiều nhất là từ báo cáo tài chính doanh nghiệp. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ 4 báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cán bộ tín dụng có thể dựa vào thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để kiểm tra tính logic trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán và ngược lại. Mặt khác các thông tin trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính cũng rất quan trọng vì nó cung cấp các lý giải và chỉ dẫn không được thể hiện trên báo cáo tài chính như các phương pháp, chế độ hạch toán kế toán mà DN đang sử dụng…Đồng thời ngân hàng cũng nên yêu cầu khách hàng nộp những báo cáo đã được kiểm toán để tăng tính trung thực, đầy đủ… Cán bộ tín dụng mở rộng nguồn thông tin của mình bằng cách

tăng cường tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng và những người xung quanh họ, hợp tác với các cơ quan chức năng để trao đổi thông tin hai chiều…

- Thông tin nội bộ ngân hàng: Thông tin lưu trong kho dữ liệu của ngân hàng về những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Thông tin cần phải được lưu trữ, cập nhật thường xuyên và công tác lưu trữ phải được thực hiện cẩn thận, chính xác nhằm giảm bớt các chi phí do thu thập thông tin và tạo điều kiện đánh giá toàn diện hơn về khách hàng.

- Các ngân hàng cần mở rộng trao đổi, chia sẻ thông tin khách hàng với nhau để cùng nhau nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng cần phải xỏc định rừ rằng hoạt động ngõn hàng mang tớnh rủi ro hệ thống cao, một ngân hàng bị phá sản cũng sẽ kéo theo các ngân hàng khác do đó cần phải có sự tương trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Các ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thông tin với nhau, chia sẻ nguồn thông tin chung…

- Tăng cường hoạt động của CIC: Nguồn dữ liệu tín dụng chung này cần phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và có tính chính xác cao, tạo thói quen cho các cán bộ tín dụng sử dụng thường xuyên nguồn thông tin này và giảm dần chi phí sử dụng.

- Các nguồn thông tin khác: Các kênh thông tin với các đối tác của doanh nghiệp như chủ nợ, cơ quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp, nhà phân phối, các đại lý để khai thác các thông tin một cách hiệu quả. Đối với các nguồn thông tin này cán bộ tín dụng cần thu thập các thông tin về sự thay đổi của nền kinh tế có tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, thông tin về xu hướng phát triển ngành nghề, lĩnh vực, hệ thống giá cả trong và ngoài nước…Các thông tin có được từ các nguồn trên có thể được sử dụng trong việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính như triển vọng ngành, thương hiệu sản phẩm, vị thế cạnh tranh…

3.2.2. Hoàn thiện nội dung CĐTD.

- Các chỉ tiêu phi tài chính là các chỉ tiêu định tính, rất khó để chấm điểm chính xác, dễ bị chấm điểm theo chủ quan của cán bộ tín dụng. Do đó, các chỉ tiêu phi tài chính cần phải cụ thể hóa, lượng hóa nhiều hơn nữa… Ví dụ như chỉ tiêu “Sự phân tách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo doanh nghiệp”

thì có thể lượng hóa thêm như: Quyền hạn của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc…để cán bộ tín dụng dễ xác định hơn.

- Bổ sung chỉ tiêu tài chính: Ngân hàng quân đội có thể đưa thêm chỉ tiêu hệ số chi trả nợ gốc và lãi vay vào để nội dung đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp được chính xác hơn:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số chi trả nợ gốc và lãi vay =

Chi phí lãi vay + Nợ gốc (1- thuế suất) Hệ số này sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để trả số nợ được ước tính theo nghĩa vụ tài chính hằng năm (Có tính cả nợ gốc). Điều này có cơ sở là nếu một doanh nghiệp không có khả năng trả nợ gốc khi đáo hạn thì hậu quả cũng sẽ giống như việc không trả được các khoản lãi vay. Khi đó doanh nghiệp đã bội tín và các chủ nợ có thể buộc công ty phải thực hiện các thủ tục phá sản.

Thực tế cho thấy gánh nặng tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu do việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ lệ giữa số nợ so với tài sản hay nợ so với vốn chủ sở hữu mà phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra dòng tiền mặt để trả nợ theo yêu cầu hàng năm.Vì vậy bổ sung thêm chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng quân đội đánh giá chính xác, toàn diện hơn về gánh nặng nợ hàng năm lên dòng tiền dùng để trang trải cho các khoản nợ.

3.2.3. Ứng dụng CNTT hiện đại nhằm cải tiến phương pháp chấm điểm tín dụng:

Công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc thu thập, xử lý thông tin cũng như theo dừi cỏc khoản tớn dụng của ngõn hàng từ đú tạo thuận lợi cho quỏ

trình chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp bởi vì hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp bao gồm khối lượng lớn chỉ tiêu cần chấm điểm (Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính).

Quy trình chấm điểm tín dụng rất phức tạp, nó đòi hỏi yếu tố công nghệ cao. Ứng dụng CNTT hiện đại làm tăng tính hiệu quả của công tác chấm điểm, tránh các lỗi phần mềm làm gián đoạn, sai lệch kết quả chấm điểm. Sự trợ giúp của công nghệ còn đảm bảo cho việc lưu trữ, truy cập, tổng hợp thông tin khách hàng nhanh hơn rất nhiều, rút ngắn hơn nữa thời gian cấp tín dụng cho khách hàng, tăng cường công tác quản lý tín dụng…

Điều này đòi hỏi một sự đầu tư khá lớn của ngân hàng cũng như đội ngũ nhân viên thông tin ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt và thường xuyên update thông tin thị trường.

3.2.4. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng:

Tuy hệ thống sử dụng nhiều máy móc, công nghệ nhưng con người vẫn là vị trí chủ đạo. Hơn nữa chấm điểm tín dụng là một phương pháp mới nên nhiều cán bộ tín dụng còn bỡ ngỡ và chưa hiểu biết sâu sắc về nó. Do đó cần nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng:

- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ tín dụng về công tác chấm điểm, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức, khả năng phân tích đánh giá khách hàng.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng trong đánh giá chấm điểm: Yêu cầu cán bộ tín dụng phải am hiểu thật sự chứ không chỉ tiến hành một cách máy móc, hiểu được ý nghĩa của từng chỉ tiêu, lý giải được kết quả của chỉ tiêu, so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng DN và đưa ra được kết luận chung.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giỏm sỏt cỏn bộ tớn dụng: Theo dừi mức độ tuân thủ các quy chế tín dụng và hạn chế rủi ro phát sinh từ phía cán bộ tín

dụng, việc này có thể thực hiện định kỳ hoặc bất ngờ tùy vào tình huống riêng.

Từ đó có quy chế thưởng phạt nghiêm minh để tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng để xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng NHTMCP quân đội (MB) chi nhánh hoàn kiếm (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w