CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỊNH CÔNG
2.3. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, chi nhánh NHNo&PTNT Định Công còn có nhiều hoạt động khác: chuyển tiền điện tử, tham gia thanh toán liên ngân hàng… Nguồn thu từ phí sử dụng dịch vụ ngân hàng của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm là một minh chứng cho việc mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ tại chi nhánh.
Bảng 2.7: Kết quả tài chính qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
A Tổng thu 23.683 36.345 41.558
1 Thu từ lãi cho vay 19.532 34.119 28.572
2 Thu phí dịch vụ 3.152 2.031 8.672
3 Thu khác 999 195 4.314
B Tổng chi 20.169 33.883 35.129
1 Chi trả lãi tiền vay 9.763 13.721 15.351
2 Chi trả phí SD cấp trên 10.370 8.753 7.513
3 Chi tiền làm thêm giờ 25 15,352 9,257
4 Chi khác 20,158 19,293 12,255
5 Chênh lêch thu chi 3.514 2.462 6.429
6 Hệ số tiền lương 1,54 1,65 1,75
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005, 2006) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được, hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Định Công các năm đều có thu đủ bù chi và có lãi. Tổng thu tăng dần qua 3 năm. Thu từ dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, điều này khẳng định công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và sản phẩm đã được chi nhánh làm khá tốt. Số lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngày càng tăng, điều này không phải dễ đối với một chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2003.
Hệ số lương tại chi nhánh qua các năm đều tăng, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa khuyến khích cán bộ công nhân viên của chi nhánh yên tâm công tác, gắn bó với chi nhánh, mà còn thể hiện
hoạt động ngày càng hiệu quả của chi nhánh.
3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Định công 3.1. Tình hình cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua các năm
Hiện nay cho vay tiêu dùng và cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuỳ theo tình hình của từng năm và những kế hoạch được NHNo& PTNT Thăng Long giao mà trong từng thời kì chi nhánh có những chiến lược khác nhau với các loại hình cho vay trên.
Trong 3 năm 2004, 2005,2006 cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đặc biệt năm 2005 cho vay tiêu dùng chiếm tới 74,16% dư nợ. Năm 2003 chi nhánh mới đi vào hoạt động, cho vay tiêu dùng cũng đạt 105500 triệu đồng, chiếm 56,7% dư nợ. Như vậy có thể nói cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Định Công.
Bảng 2.8 : Sự biến động của hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1 CVTD 191.333 59.5 226.25
4 74.16 132.715 50
2 Tổng thu 23.671 36.345 47.548
3 Thu từ CVTD 11.8355 26.1684 19.0192
4
Tỷ trọng thu từ
CVTD/TT(%)
50 72 40
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006)
Qua bảng trên, ta có thể thấy cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng thu của chi nhánh. Nhưng cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm, nếu như năm 2005 cho vay tiêu dùng chiếm tới 74,16% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh,nhưng đến năm 2006 thì tỷ lệ này chỉ còn 50%. Điều này là do năm 2005, 2006 tỷ lệ nợ quá hạn về tín dụng tiêu dùng tăng lên, năm 2006 tỷ lệ này ở mức 0,95%. Mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao của cho vay tiêu dùng làm cho chi nhánh không muốn mở rộng hoạt động cho vay này.
Bảng 2.9: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mực đích vay vốn
Đơn vị: Triệu đồng st
t Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng(
%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1
CV sửa chữa, mua
nhà
100.105 52,320 122.335 54,07 67.313 50,72
2
CV mua đất xây dựng nhà ở
62.891 32,870 68.600 30,32 34.479 25,98
3
CV mua phương tiện đi lại:
ô tô,xe máy...
14.407 7,530 20.521 9,07 15.355 11,57
4
CV học nghề,XKL
Đ
5.529 2,890 3.439 1,52 3.424 2,58
5
CV phục vụ nhu cầu
y tế
334 0,18 1.222 0,54 1.659 1,25
6 CV phục
vụ học tập 1.875 0,98 2.014 0,89 2.030 1,53
7 CVTD
khác 6.182 3,23 8.123 3,59 8.455 6,37
8 Tổng
doanh số 191.333 100 226.254 100 132.715 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005,2006) Qua bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Định Công chưa đồng đều. Cho vay mua đất xây nhà ở và cho vay sửa chữa mua nhà chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn tiền vay. Trong khi đó các loại hình cho vay tiêu dùng khác: Cho vay phục vụ nhu cầu y tế, cho vay phục vụ nhu cầu học tập, cho vay học nghề và xuất khẩu lao động, cho vay mua phương tiện đi lại, chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Việc phân bố không đồng đều này làm cho chi nhánh không có khả năng phân tán rủi ro.
Việc cho vay mua đất xây nhà ở và cho vay sửa chữa mua nhà chiếm tỷ lệ cao nhất, xuất phát từ nhu cầu về nhà ở của người dân tăng lên nhanh chóng trong các năm qua, thêm vào đó là những món vay phục vụ nhu cầu về nhà ở luôn có giá trị lớn và phải được duy trì một thời gian dài. Cho vay sửa chữa, mua nhà luôn chiếm hơn một nửa doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Năm 2005, 2006 thị trường nhà đất đã có những biến chuyển so với những năm trước, nhưng vẫn chưa thực sự thoát khỏi tình trang đóng băng nên hoạt động cho vay để mua đất xây dựng nhà ở của chi nhánh có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân kiến các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Định Công tập trung cho vay phục vụ nhu cầu về đất đai và nhà cửa của người dân là do ngân hàng nhận định mức độ rủi ro của các khoản vay này tương đối thấp. Điều này do ngân hàng thường yêu cầu người vay thế chấp các khoản vay bàng chính tài sản hình thành từ các khoản vay này. Khi có rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng có thể thu hồi tài sản thế chấp của khách hàng để bù đắp rủi ro. Tuy nhiên nếu các ngân hàng không có sự thẩm định hồ sơ vay vốn một cách chính xác thì đây lại là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro rất cao. Vấn đề nhà ở và đất đai luôn liên quan tới những quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai, nhà ở, những giấy tờ này hiện nay ở Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng còn hết sức nam giải. Những điều này buộc các ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay liên quan đến nhà ở và đất đai cần hết sức thận trọng, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Cho vay mua các phương tiện đi lại như: ô tô, xe máy…cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và có xu hướng tăng lên qua các năm. Đời sống được cải thiện làm cho nhu cầu về các phương tiện đi lại tiện lợi và sang trọng của người dân cũng tăng lên. Nền kinh tế mở cửa và hội nhập làm các nhà sản xuất tăng lên, không chỉ có những nhà sản xuất trong nước mà có cả những nhà sản xuât nước ngoài tham gia vào cuộc cạnh
tranh. Nếu như trước đây chỉ có một số ít hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam, thì hiện nay ta có thể thấy có rất nhiều nhà sản xuất ô tô, xe máy danh tiếng có mặt tại Việt Nam. Tất cả những điều này làm cho thị trường các phương tiện đi lại trở lên hết sức sôi động. Những người có thu nhập bình thường và ốn định có nhu cầu về phương tiện đi lại là xe máy ngày càng tăng, những người có thu nhập cao lại co nhu cầu về ô tô. Vì nguồn trả nợ của các khoản cho vay tiêu dùng chính là thu nhập của người vay, nên các ngân hàng hiện nay ngày càng tăng cường hình thức cho vay tiêu dùng để mua các phương tiện đi lại.
Các khoản vay này có tỷ lệ hoàn trả khá cao làm giảm thiểu rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng.
Các hình thức cho vay tiêu dùng khác cũng đã được sự quan tâm của chi nhánh, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong các hình thức phải nói đến hình thức cho vay phục vụ nhu cầu học nghề và xuất khẩu lao động. Hiện nay có một hình thức xuất khẩu mang lai nguồn ngoại tệ khá lớn cho nước ta là xuất khẩu lao động. Nhận thức được lợi ích của việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc không chỉ ở việc thu được nguồn ngoại tệ mà còn là những kỹ năng và tác phong làm việc ma người lao động sau một thời gian làm việc tai nước ngoài sẽ thu hoạch được, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ công tác xuất khẩu lao động này. Các ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc bằng việc mở rộng các khoản vay phục vụ cho việc xuất khẩu lao động. Hiện nay cho vay cho phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động là một hình thức tài trợ không cần tài sản đảm bảo, các khoản vay có giá trị tối đa là 25 triệu đồng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung tại chi nhánh NHNo&PTNT Định Công, các hình thức cho vay tiêu dùng còn đôưn điệu và không đồng đều. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, chi nhánh cần mở rộng hơn nữa danh mục các khoản vay cũng như đa dạng hoá các hình
thức tín dụng tiêu dùng mới nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn và tối đa hoá lợi nhuận cho chi nhánh.
Bảng 2.10: Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng(%
)
Số tiền
Tỷ trọng(%
)
Số tiền
Tỷ trọng(%
) Doanh
số CVTD
191.333 100 226.254 100 132.715 100
Cho vay ngắn
hạn
67.923 35.5 69.008 30.5 32.648 24.6
Cho vay trung
hạn
123.41 64.5 157.246 69.5 100.067 75.4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiện nay ở chi nhánh NHNo&PTNT Định Công, cho vay tiêu dùng vẫn chưa có cho vay dài hạn mà vẫn chỉ tồn tại hình thức cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn. Cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cho vay trung hạn thường tài trợ cho nhu cầu mua đất, mua nhà, mua phương tiện đi lại… Đối tượng vay chính là những người có thu nhập đều đặn và khá. Cho vay ngắn hạn thường dùng tài trợ cho nhu cầu khám chữa bệnh hay các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn khác và đối tượng khách hàng chủ yếu là cán bộ trong các cơ quan nhà nước, giá trị của các khoản vay thường nhỏ và thường được trả cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Việc chi nhánh NHNo&PTNT Định Công không có hình thức cho
vay tiêu dùng dài hạn là một hạn chế. Nếu nhìn trên bảng phân doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn, có thể thấy cho vay để sửa chữa, mua nhà là hình thức cho vay tiêu dùng chủ yếu của chi nhánh, nhu cầu nay cần một lượng vốn lớn và được sử dụng trongmột thời gian dài, như vậy nếu tại chi nhánh chỉ có nguồn cho vay ngắn hạn và trung hạn sẽ hạn chế đối tượng khách hàng đông đảo muốn sử dụng nguồn dài hạn.