B. Một số mô hình bảo lãnh thường gặp trong thực tế
III. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
3. Các nhân tố tác động tới nghiệp vụ bảo lãnh của một ngân hàng
2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội trong những năm gần đây
Trải qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh. Với những bước thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng đã phải trải qua không ít những thời kỳ khó khăn. Năm 1995, việc chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp trả về Tổng cục Đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài chính, theo thống kê khoảng 900 tỷ, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cùng lúc đó, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động. Tuy nhiên, với sự thay đổi phương thức hoạt động cùng sự nỗ lực cố gắng của toàn thể các cán bộ, ngân hàng đã vượt qua được những khó khăn trước mắt. Thời điểm này có thể được coi là một cái mốc đánh dấu sự chuyển mình không chỉ của chi nhánh mà còn của toàn hệ thống NHĐT&PT Việt Nam. Với sự thay đổi phương thức hoạt động, từ việc hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh doanh đa năng tổng hợp, Ngân hàng đã thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại quốc doanh.
Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, ngân hàng đã vươn lên trở thành đơn vị xuất sắc toàn hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam với các kết quả kinh doanh đạt được như sau: Trong 7 năm 1995-2001, chi nhánh đã thực hiện thẩm định và duyệt cho vay 686 dự án với tổng số tiền trên 2000 tỷ đồng, doanh số thanh toán năm 2001 đạt 12.000 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 1995. Đến thời điểm 31/12/2002, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.730 tỷ đồng. Về công tác tín dụng, tổng dư nợ đến 31/12/2002 là 3.395 tỷ đồng, chiếm 6,6% thị phần tín dụng trên địa bàn. Qua đó, có thể thấy rằng, Chi nhánh thật xứng đáng là đơn vị đứng đầu hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam. Sau đây là tình hình của một số hoạt động kinh doanh cơ bản tại Chi nhánh.
2.1.3.1. Về công tác quản lý và điều hành vốn Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động huy động vốn của NHĐT&PT Hà Nội.
Đơn vị: triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Số tiền Số tiền +/-% Số tiền +/-
% Tổng nguồn huy
động
2.503.502 3.526.264 40,8 4.730.461 34,1 a) Đồng Việt Nam 1.687.813 2.475.021 46,6 3.577.340 44,5 - TG tổ chức kinh tế 997.966 1.605.086 60,8 2.099.939 30,8 - TG dân cư 689.847 869.935 26,1 1.477.401 69,9 - Các nguồn khác
b) Ngoại tệ: 815.689 1.051.243 28,9 1.153.121 9,7 - TG tổ chức kinh tế 102.138 96.939 -5,1 160.215 65,3
- TG dân cư 713.551 954.304 33,7 992.906 4,1
- Các nguồn khác
(Nguồn: Báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh)
Như vậy, qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn, ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động trong năm 2002 vừa qua đạt 4.730.461 triệu đồng, tăng 1204197 triệu đồng so với năm 2001, tức là khoảng 34%.
Trong đó riêng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế bằng VNĐ tăng khoảng 30,8%, còn tiền gửi của dân cư tăng khoảng 69,9% so với năm 2001. Như vậy Ngân hàng đã coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển, khẳng định và giữ vị thế của Ngân hàng trên địa bàn thủ đô.
Về nguồn huy động từ đồng ngoại tệ, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng ngoại tệ tăng 63.276 triệu đồng, tương ứng khoảng 65,3%.
Còn tiền gửi của dân cư tăng 38.602 triệu đồng, tăng khoảng 4% so với năm 2001. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài đã rất tin tưởng khi chọn Ngân hàng. Có được vậy là do bản thân Ngân hàng đã nỗ lực rất nhiều trong tất cả các hoạt động từ việc thực hiện kế hoạch Marketing để thu hút vốn cho đến thái độ phục vụ khách hàng.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hiện nay, ngân hàng có 2 loại đối tượng khách hàng, đó là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thành phần kinh tế quốc doanh. Tập trung vào 2 hình thức cho vay: cho vay Ngắn hạn và cho vay Trung và Dài hạn.
Hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng, việc quyết định cho vay theo hình thức nào phụ thuộc rất lớn vào loại khách hàng, tức là khách hàng xin vay là khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu năm hay không.
Hoạt động cho vay trung và dài hạn thường cho vay các chủ đầu tư, như là cho vay để mua máy móc trang thiết bị, phương tiện. Khách hàng thường là khách hàng truyền thống và các nguồn thu phải được chuyển về ngân hàng, điều này nhằm đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng đối với ngân hàng.
Ta sẽ phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại NHĐT&PT Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2000
Số tiền
Năm 2001 Số tiền
Năm 2002 Số tiền Tổng dư nợ cho vay
a) Đồng Việt Nam:
-Tổng dư nợ cho vay +Dư nợ ngắn hạn
+Dư nợ vốn trung&dhạn b) Ngoại tệ:
-Tổng dư nợ cho vay +Dư nợ ngắn hạn +Dư nợ vốn trung&d hạn
+Góp vốn đồng tài trợ
1.791.408 1.310.397 977.489 303.321 481.011 213.732 254.561 12.718
2.557.695 2.079.427 1.577.048 457.791 478.268 186.538 225.475 66.255
3.395.603 2.721.623 1.914.404 774.293 673.980 342.530 244.586 68.819 (Nguồn: Báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh)
Như vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã mở rộng hơn so với những năm trước đó. Cụ thể tổng dư nợ cho vay năm 2001 là 2.557.695
triệu đồng, đến năm 2002 tăng lên là 3.395.603 triệu đồng. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tăng 316.502 triệu đồng, tưong ứng 20%
so với năm 2001. Dư nợ cho vay vốn trung và dài hạn năm 2002 tăng 195.712 triệu đồng, tăng khoảng 42.7% so với năm 2001. Tổng dư nợ cho vay bằng đồng Ngoại tệ năm 2001 giảm so với năm 2000, sang năm 2002 thì tăng lên nhiều. Nguyên nhân là do hoạt động cho vay vốn ngắn hạn tăng 155.992 triệu đồng, khoảng 69.2%. Hoạt động đồng tài trợ của Ngân hàng cũng được chú trọng nên năm 2002 tăng lên khoảng 441% so với năm 2000. Tóm lại, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động nổi bật nhất, là thế mạnh của ngân hàng khi so sánh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Đây là hoạt động truyền thống của Ngân hàng từ nhiều năm qua.
2.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh
Khác với các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh là một nghiệp vụ mới của chi nhánh, được triển khai thực hiện từ năm 1995 và mở rộng trong các năm tiếp theo với các loại hình bảo lãnh đa dạng như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh chất lượng hàng hoá.
Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu, tỷ lệ trúng thầu của các đơn vị được Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội tham gia bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiều công trình có vốn đầu tư lớn. Tính đến nay trong hàng ngàn thư bảo lãnh các loại của Ngân hàng chưa để xảy ra một tranh chấp nào.
Điều này càng khẳng định uy tín của Ngân hàng Hà Nội. Tính đến tháng 5/2002, tổng doanh số bảo lãnh của Ngân hàng đạt 2.340 tỷ đồng, riêng năm 2001 đạt 848 tỷ, gấp 9,5 lần so với năm 1990.
2.1.3.4. Hoạt động thanh toán quốc tế
Trước đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội hầu như không phát triển. Nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế, nên hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đã được quan tâm thích đáng.
Hiện nay, Ngân hàng đang thực hiện các hình thức thanh toán quốc tế bao gồm:
+ Thanh toán nhờ thu.
+ Thanh toán thư tín dụng.
+ Thanh toán theo phương thức chuyển tiền.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Hà Nội.
Đơn vị: triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
D/s hoạt động TTQT 115.872.334 167.833.503 216.474.584
Phí dịch vụ từ TTQT 116.240 216.920 255.323
D/s L/C xuất khẩu 310.297 1.033.799 5.354.614
D/s L/C nhập khẩu 56.079.534 85.625.714 1 00.533.812
(Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán Quốc tế) 2.1.3.5. Kinh doanh dịch vụ
Trước khi chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, hoạt động dịch vụ của Chi nhánh chưa thực sự phát triển. Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng được mở rộng với các loại hình như: Dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh các loại, dịch vụ mua bán ngoại tệ.
Hiện nay tốc độ tăng trưởng dịch vụ trung bình là 30%/năm, đứng đầu trong các chi nhánh. Ngân hàng đang phấn đấu tăng tỉ trọng thu
nhập từ hoạt động dịch vụ so với thu nhập từ hoạt động tín dụng là 50/50.
2.1.3.6. Công tác kinh doanh ngoại tệ
Nếu như trước đây NH ĐT&PT Hà Nội chỉ đơn thuần với các nghiệp vụ trong nước thì từ năm 1993, Ngân hàng đã triển khai thêm hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế thị trường và góp phần nâng cao uy tín của khách hàng.
Hiện nay Ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng các nghiệp vụ:
giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ. Việc mua ngoại tệ chủ yếu là nhằm thực hiện quy định về quản lý ngoại hối của nhà nước. Năm 2001 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt mức 184 triệu USD, tăng 16% so với năm 2000, đến năm 2002, doanh số đạt khoảng 300 triệu USD. Trạng thái ngoại hối luôn duy trì ở mức 2 triệu USD.
2.1.3.7. Nghiệp vụ ngân quỹ
Phù hợp với cơ chế kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động tiền tệ kho quỹ được đổi mới, doanh số thu chi ngày càng tăng. Từ một đơn vị chuyên chi đã dần khơi tăng nguồn thu từ hoạt động huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu của chi nhánh và khách hàng. Cơ sở vật chất (như kho tiền, thiết bị chuyên dùng cho công tác kho quỹ) cũng được sửa chữa và trang bị đầy đủ. Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin vào giao dịch, đội ngũ cán bộ kho quỹ cũng luôn luôn được chú trọng tăng cường, củng cố đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có đức tính thật thà trung thực. Thu chi tiền mặt hàng năm tăng bình quân là 30%.
2.1.3.8. Công tác thanh toán
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng trong xu thế hội nhập, công tác thanh toán trong nước đã có nhiều thay đổi đáng kể, từng bước được cải tiến theo công nghệ hiện đại, rút ngắn thời gian thanh toán.
Từ 1990-1993 thanh toán giữa các đơn vị khác địa bàn tỉnh, thành phố thực hiện phương thức thanh toán liên hàng qua đường bưu điện
bằng thư nên thời gian thanh toán chậm, phải mất từ 5-7 ngày.đối với một món chuyển tiền
Từ năm 1997 đến nay công tác thanh toán được thực hiện trong ngày thậm chí chỉ trong vài tiếng mà vẫn đảm bảo an toàn, khối lượng thanh toán lớn. Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, trong năm 2002 Chi nhánh đã mở thêm dịch vụ thanh toán thẻ làm nền tảng để mở rộng thêm dịch vụ thanh toán cho những năm tiếp theo.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH