B. Một số mô hình bảo lãnh thường gặp trong thực tế
III. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
3. Các nhân tố tác động tới nghiệp vụ bảo lãnh của một ngân hàng
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ NỘI
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu bảo lãnh Giống như hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh cũng chứa đựng những rủi ro nhất định. Nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì món bảo lãnh đó sẽ trở thành một món vay bắt buộc, khi đó nó sẽ có nguy cơ không thu hồi được nợ. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro xẩy ra, ngân hàng cần phải hết sức chú trọng tới công tác thẩm định trước khi ra quyết định. Muốn vậy các cán bộ tín dụng cần đảm bảo tuân thủ quy trình và nội dung thẩm định phương án thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký giữa hai bên. Tuy nhiên, quá trình này nhiều khi không được chặt chẽ và chính xác do các yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy trong việc thẩm định nhu cầu bảo lãnh, ngân hàng cần chú trọng hơn đến các vấn đề sau:
- Tư cách pháp nhân: Điều này là cần thiết đối với các khách hàng mới, đặc biệt là công ty cổ phần, công ty TNHH. Bởi vì, khi có tranh chấp xẩy ra, mọi việc đều được đưa ra trước pháp luật. Do đó, ngân hàng cần quan tâm tới tư cách pháp lý của khách hàng để nhằm tránh những bất lợi cho ngân hàng sau này.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Các cán bộ tín dụng cần đặc biệt chú trọng tới việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên các báo cáo tài chính, hay công suất sử dụng máy móc, số lượng công nhân viên. Việc thu thập thông tin có thể trực tiếp qua khách hàng hoặc qua bạn hàng, báo chí và đặc biệt là trực tiếp đến tìm hiểu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng phải chú ý tới việc phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp từ đó đưa ra ý kiến xem liệu doanh nghiệp có khả năng hoàn thành được hợp đồng hay không.
- Khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp: Đây là một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các cán bộ tín dụng cần phải đánh giá kỹ càng khả năng điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp thông qua năng lực tổ chức (bố trí, sắp xếp lao động...), năng lực chuyên môn và uy tín của họ. Có thể thu thập thông tin qua các nhân viên, qua bạn hàng hoặc tiếp xúc trực tiếp. Kết hợp với kinh nghiệm từ trước, các cán bộ tín dụng sẽ đưa ra đánh giá chính xác hơn.
- Khả năng tài chính: Một trong những điều kiện để ra quyết định bảo lãnh đó là doanh nghiệp phải có khả năng tài chính lành mạnh, có khả năng trả được nợ. Ngân hàng sẽ xem xét đánh giá tình hình công nợ hiện có của doanh nghiệp, thu chi hàng năm của doanh nghiệp để ra quyết định.
- Định giá tài sản thế chấp: Đây là một trong những vướng mắc rất lớn không chỉ đối với chi nhánh mà còn đối với rất nhiều ngân hàng khác.
Trong thực tế, nhóm khách hàng truyền thống thường là các DNNN, tài sản thế chấp của họ chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước do đó cơ chế thanh lý, phát mãi rất phức tạp. Do đó trước khi tiếp nhận tài sản thế chấp, cỏn bộ tớn dụng cần nắm rừ cỏc quy định hiện thời của cỏc cơ quan chức năng về tài sản thế chấp đó để có phương hướng giải quyết phù hợp.
Một vấn đề gặp phải nữa đó là việc định giá tài sản thế chấp, đặc biệt tài sản đó là nhà cửa, máy móc, trang thiết bị. Việc định giá tài sản này gặp phải khó khăn do chúng có tính hao mòn. cả hữu hình và vô hình.
Cán bộ tín dụng phải tính toán được chính xác mức độ hao mòn của tài sản dựa trên phương pháp tính hao mòn tại doanh nghiệp đó, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần tính đến cả hao mòn vô hình bằng cách đánh giá tình hình thị trường về loại tài sản đó, mức độ lên xuống của giá cả. Nếu tổng giá trị tài sản thế chấp không bằng 70% giá trị bảo lãnh thì phải yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo thêm tài sản hoặc thực hiện thêm hình thức đảm bảo khác như ký quỹ.
3.2.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý khách hàng về mặt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh cũng như với ngân hàng
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên đôn đốc khách hàng thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng. Nếu khách hàng gặp khó khăn, cán bộ sẽ cùng họ tham gia tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp tháo gỡ, khắc phục. Thường xuyên phối hợp với các phòng ban như phòng kế toỏn để theo dừi số dư tiền gửi tại ngõn hàng đồng thời theo dừi tỡnh hỡnh công nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng khác. Nếu khách hàng có dấu hiệu vi phạm thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.2.3. Chính sách phí bảo lãnh và mức ký quỹ * Chính sách phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh cũng là một nhân tố quyết định tới nhu cầu bảo lãnh của khách hàng. Ngân hàng nên đưa ra một chính sách phí linh hoạt có tính cạnh tranh cao để thu hút khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo bù đắp
được chi phí cho ngân hàng. Ngân hàng nên có một biểu phí chi tiết hơn hiện nay, quy định cụ thể đối với từng loại đối tượng khách hàng, loại hình bảo lãnh, mức độ rủi ro đối với từng loại.
* Mức ký quỹ:
Tuỳ từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng nên có mức ký quỹ cho hợp lý. Bởi vì mức ký quỹ là 100% tỏ ra không hợp lý vì nó gây khó khăn cho khách hàng do bị đông vốn lưu động. Chi nhánh nên yêu cầu khách hàng ký quỹ theo môt tỷ lệ nhất định đồng thời kết hợp linh hoạt với các hình thức đảm bảo khác như đảm bảo bằng số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài sản thế chấp. Điều này rất có ý nghĩa đối với khách hàng khi giá trị bảo lãnh lớn. Tuỳ từng đối tượng mà cán bộ tín dụng sẽ đưa ra mức ký quỹ và hình thức đảm bảo khác cho phù hợp.
3.2.2.4. Tiếp tục hoàn thiện quy trình bảo lãnh Quy trình bảo lãnh có thể hoàn thiện theo hướng
- Tăng cường công tác thẩm định khách hàng về mặt pháp lý, tài chính nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng bảo lãnh.
- Đơn giản hoá các thủ tục, giảm bớt thời gian xét duyệt nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, đầy đủ theo quy định. Giải quyết các vướng mắc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên kịp thời tránh để khách hàng chờ đợi quá lâu.
- Nõng cao chất lượng theo dừi, giỏm sỏt và quản lý chặt chẽ khỏch hàng được bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Chú trọng việc đánh giá, tổng kết, đúc rút ra kinh nghiệm sau khi tất toán một món bảo lãnh từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện cho các món bảo lãnh tiếp theo.
3.2.2.5. Giải pháp để giải quyết các hạn chế liên quan đến mẫu biểu Hiện nay, trong khi NHĐT&PT Việt Nam chưa đưa ra các mẫu biểu bằng tiếng Anh, ngân hàng sẽ thực hiện việc hoàn thiện các mẫu biểu đã có sẵn. Các cán bộ tín dụng có khả năng về Tiếng Anh sẽ tiến hành thảo ra những mẫu biểu bằng Tiếng Anh trên cơ sở các mẫu biểu đã có sẵn.
Hoặc là ngân hàng sẽ phải nhờ đến những chuyên gia về luật và tài chính
giúp đỡ bởi vì điều này sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng không gặp khó khăn khi phát hành thư bảo lãnh cũng như không gặp khó khăn nếu có xẩy ra vi phạm, vì thế mà đỡ mất thời gian cho khách hàng.
Về vấn đề thời gian thực hiện một món bảo lãnh bị kéo dài do gặp khó khăn về mẫu thư bảo lãnh, ngân hàng có thể giải quyết như sau: Đối với những khách hàng đã có quan hệ giao dịch về bảo lãnh với ngân hàng, các cán bộ tín dụng sẽ đưa cho họ những mẫu thư có sẵn để họ tham khảo. Với những món bảo lãnh đơn giản, số tiền bảo lãnh nhỏ thì ngân hàng cho phép các khách hàng có thể tự thảo thư bảo lãnh trên cơ sở mẫu thư có sẵn có sự kiểm tra của cán bộ tín dụng. Đối với những khách hàng lần đầu tiên giao dịch hoặc với những món bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn, các điều khoản phức tạp thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải để các cán bộ tín dụng soạn thư bảo lãnh.
3.2.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện các món bảo lãnh
Trong nhiều trường hợp do các cán bộ tín dụng sau khi thực hiện một món bảo lãnh quên không chuyển thông tin xuống phòng kế toán nên không nhập ngoại bảng, ảnh hưởng tới việc thu phí. Do đó cần tăng cường các biện pháp kiểm tra đối với quá trình thực hiện bảo lãnh. Sau khi thực hiện xong một món bảo lãnh, yêu cầu tất cả các cán bộ tín dụng buộc phải vào sổ theo dừi. Để đến cuối tuần so sỏnh với phũng kế toỏn.
Đồng thời phải hoàn thiện chương trình điện toán trong đó yêu cầu các cán bộ tín dụng khi thực hiện xong một món bảo lãnh phải nhập thông tin ngay.
3.2.2.7. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và tổ chức bố trí cán bộ hợp lý
Con người là một trong những yếu tố quyết định tới kết quả của công tác bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Do đó cần phải quan tâm tới công tác đào tạo, tổ chức cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lãnh, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển.
Ngân hàng cần phải chú ý thực hiện các hoạt động sau nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cả về lý luận và thực tế cho các cán bộ tín dụng:
- Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo dài hạn trong và ngoài nước, kết hợp với đào tạo tại chỗ.
- Ngân hàng cần chú trọng tới việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho các cán bộ tín dụng. Bởi vì với những món bảo lãnh mà có liên quan tới phía nước ngoài như bảo lãnh vay vốn nước ngoaì, bảo lãnh thanh toỏn… thỡ việc am hiểu và nắm rừ cỏc điều khoản ghi bằng ngoại ngữ trên hợp đồng là rất quan trọng. Để từ đó đưa ra các điều khoản khi ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh phải chính xác. Nếu không việc tranh chấp là khó tránh khỏi khi có vi phạm xẩy ra. Bên cạnh đú, một vấn đề nữa đặt ra với cỏc cỏn bộ tớn dụng là phải nắm rừ và thường xuyên cập nhật các thông tin về luật, quy tắc và thông lệ trong giao dịch bảo lãnh.
- Bồi dưỡng, nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của toàn thể các cán bộ ngân hàng. Luôn phải coi hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Cần phải có thái độ niềm nở, phục vụ tận tình, chu đáo để tạo ra hình ảnh tốt về ngân hàng.
- Khuyến khích các cán bộ tự nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ. Khuyến khích các cán bộ học cao hơn, đặc biệt là nâng cao số cán bộ có trình độ đại học và sau đại học. Thường xuyên tổ chức các hội thi, phong trào tìm hiểu về các nghiệp vụ tại đơn vị giúp các cán bộ bổ sung kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, tạo không khí đoàn kết trong ngân hàng.
- Tổ chức sắp xếp lao động phải hợp lý, đảm bảo phù hợp về trình độ, năng lực, tính cách, nguyện vọng. sở thích của mỗi người.
- Ngân hàng nên có một phòng Marketing riêng với các cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này để có các chiến lược toàn diện và tổng thể.
Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có được những chiến lược Marketing một cách toàn diện trên cơ sở những nghiên cứu có tính khoa học hơn.
Đồng thời cũng giúp cho Phòng thẩm định kinh tế-kỹ thuật chuyên sâu hơn về chuyên môn của họ. Trong phòng Marketing sẽ có không chỉ các
cán bộ chuyên về Marketing mà còn có những cán bộ học chuyên về ngân hàng-tài chính để trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau khi lập chiến lược.
- Để có được đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, bên cạnh những cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm cần có các cán bộ trẻ có tính sáng tạo, năng động. Do đó cần có các chính sách thu hút, tuyển dụng các cán bộ có trình độ và năng lực cao từ các nơi khác. Đồng thời thu hút các cán bộ trẻ có tài năng, có khả năng tìm tòi, sáng tạo, năng động.