Thực trạng nghèo tại xã Lăng Can 1. Cơ sở phân định nghèo của xã

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ LĂNG CAN – HUYỆN LÂM BÌNH – TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 40 - 51)

IV. Một số chỉtiêu khác

4.2. Thực trạng nghèo tại xã Lăng Can 1. Cơ sở phân định nghèo của xã

Cơ sở phân định hộ nghèo của xã đang thực hiện hiện nay là căn cứ theo Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg, ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010.

Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 4.7. Tiêu chí phân loại hộ của xã Lăng can năm 2015 STT Các

nhóm hộ Tiêu chí phân loại

Nhà cửa

Tài sản, phương tiện

đi lại

Có đủ thức ăn

Số gia súc, gia

cầm

Đất sản xuất 1. Nhóm hộ

khá

- Nhà cửa được xây dựng kiên cố 1–2 tầng. có đủ đồ dùng sinh hoạt

- Xe máy (từ 12-20 triệu đồng), xe đạp.

- Ti vi, Tủ lạnh - Có các loại tài sản có giá trị

- Cơ bản có đầy đủ lương thực thực phẩm

Từ 10- dưới 20 triệu đồng

Đất sản xuất nhiều (>4 sào / khẩu)

2. Nhóm hộ cận nghèo

- Nhà cửa được xây dựng bán kiên cố, nhà tạm

- Xe máy (giá trị thấp), xe đạp.

- Có ít tài sản có giá trị

- Có đủ lương thực, thực phẩm tiêu dùng thường ngày

Từ 5 - dưới 10 triệu đồng

Đất sản xuất ít (2-4 sào / khẩu) 3. Nhóm hộ

nghèo

- Nhà cửa chủ yếu tạm bợ, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày còn thiếu

-Xe máy (giá trị thấp), xe đạp hoặc không có phương tiện.

- Không có tài sản có giá trị

- Lương thực đôi khi còn thiếu đa số là loại chất lượng trung bình

Từ 1- dưới 5 triệu đồng

Đất sản xuất ít, không có đất sản xuất (Nguồn: UBND xã Lăng Can)

4.2.2. Thực trạng nghèo của xã trong 3 năm từ 2013 - 2015

Nghèo đói luôn là một vấn đề lớn của xã hội nói chung và của xã Lăng Can nói riêng trong những năm qua nghèo đói là vấn đề khó giải quyết và tồn đọng sâu rộng trong cộng đồng nhân dân xã Lăng Can. Mặc dù trong những năm qua được sự đầu tư cố gắng khắc phục và đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án từ các nguồn viện trợ của chính phủ và các chương trình nước ngoài song hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn con cao và còn nhiều vấn đề xoay quanh nó chưa được tháo gỡ.

Bảng 4.8. Tình hình nghèo tại xã Lăng Can giai đoạn 2013 – 2015

TT Thôn 2013 2014 2015

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

1 Phai tre b 144 75 65,79 115 68 59,13 117 65 56,00

2 Phai tre A 68 58 55,88 68 32 47,03 68 28 41,00

3 Bản kè A 73 40 54,79 73 35 47,94 75 30 41,09

4 Bản kè B 60 35 58,33 64 25 39,06 64 21 32,81

5 Nà khà 133 40 30,08 142 37 26,06 150 52 34,6

6 Làng chùa 86 46 53,48 91 35 43,21 96 30 31,25

7 Đon bả 128 83 64,84 128 74 57,84 130 66 51,00

8 Bản khiển 106 45 42,45 112 43 38,39 119 37 31,09

9 Nà mèn 83 50 60,24 89 40 44,94 89 40 44,94

10 Nặm đíp 142 60 42,25 151 53 35,09 154 48 31,17

11 Nặm chá 124 60 48,39 154 56 45,16 125 51 41,00

12 Khau

Quang 69 63 91,3 70 61 87,14 71 60 85,00

Tổng

cộng 1186 661 55,73 1226 559 45,60 1258 511 40,62

(Nguồn: UBND xã Lăng Can)

Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ hộ nghèo của xã là ở mức độ cao so với tỷ lệ nghèo của cả nước năm 2014 tỷ lệ nghèo của cả nước là 5,97%, cuối năm 2015 là dưới 4,5%. Tỷ lệ nghèo của huyện Lâm Bình năm 2013 là 53,91%, năm 2014 là 52,81%, năm 2015 là 37,6%. Tỷ lệ nghèo cũa xã năm 2013 là 55,73%, năm 2014 là 45,60%, năm 2015 là 40,62% rừ ràng tỷ lệ nghốo của xó là rất cao.

Nhìn về sự biến động về nghèo qua các năm ta thấy từ năm 2013 – 2015 tỷ lệ hộ nghèo luôn giảm đi là do địa phương đã làm tốt công tác giảm nghèo, tuyên truyền vận động có chính sách hỗ trợ người nghèo hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.9: Cơ cấu các nhóm hộ xã Lăng can năm 2015 STT Đơn vị

hành chính Tổng

số Phân loại ( hộ ) Tỷ lệ (%) Nghèo Cận

nghèo Khá,

giàu Nghèo Cận

nghèo Khá, Giàu

1 Phai tre A 68 28 30 10 41 44,12 14,88

2 Phai tre B 117 65 35 17 56 29,91 14,09

3 Bản kè A 75 30 27 18 41,09 36 22,91

4 Bản kè B 64 21 30 13 32,81 46,87 20,32

5 Nà khà 150 52 30 68 34,6 20,00 45,33

6 Làng chùa 96 30 29 37 31,25 30,21 38,54

7 Đon bả 130 66 35 29 51 26,9 22,31

8 Bản khiển 119 37 47 35 31,09 39,49 29,42

9 Nà mèn 89 40 27 22 44,94 30,34 19,72

10 Nặm đíp 154 48 42 64 31,17 27,27 46,56

11 Nặm chá 125 51 31 43 41 24,8 34,2

12 Khau quang 71 60 9 2 84,51 12,67 2,82

Tổng 1258 511 362 385 42,4325 30,1592 27,4258

(Nguồn: UBND xã Lăng Can)

Hình 4.1. Cơ cấu các nhóm hộ xã Lăng can năm 2015

Cơ cấu nhóm hộ cho ta thấy tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã vẫn chiếm tỷ lệ cao chiếm hơn 72% cơ cấu. Do vậy cần tập chung vào giải quyết vấn đề nghèo đói phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân là rất cần thiết.

4.2.3. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 4.2.3.1. Thực trạng về các yếu tố sản xuất.

Việc đầu tư phương tiện sản xuất của các hộ điều tra cũng thể hiện trình độ phát triển của địa phương thông qua quá trình công nghiệp hóa bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới.

Qua số liệu điều tra thực tế trong tổng số 60 hộ điều tra thì số lượng máy móc trong thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt phần lớn thuộc nhóm hộ khá chiếm 44,68% trong tổng số 47 máy. Điều đó cho thấy các hộ gia đình có tiềm lực kinh tế có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn. Còn những hộ cận nghèo, nghèo thì ngoài sự viện trợ của nhà nước thì khó có thể đầu tư máy móc vào sản xuất. Họ lao động sản xuất chủ yếu chủ yếu dựa vào các công cụ thô sơ như quốc, xẻng cày và một số phương tiện do họ tự làm.

Bảng 4.10 Phương tiện sản xuất của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu

Hộ khá

(14 hộ) Hộ cận nghèo

(12 hộ) Hộ nghèo (34 hộ) Số lượng

(máy)

Tỷ lệ

%

Số lượng (máy)

Tỷ lệ

%

Số lượng (máy)

Tỷ lệ

%

1 Ô tô, máy kéo 4 28,57 0 0 0 0

2 Máy bơm nước 1 7,14 0 0 0 00

3 Máy tuốt lúa 3 31,43 1 8,33 0 0

4 Máy khác 6 42,86 3 25,00 7 20,58

5 Xe trâu, xe bò,

xe ngựa 7 50,00 5 41,66 10 29,41

Tổng 21 44,68 9 19,15 17 36,17

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Do quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, việc đầu tư PTSX không được các hộ chú trọng. Tỷ lệ các hộ có máy say sát nhỏ chủ yếu là hộ khá, còn hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 4.11. Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra STT Chỉ tiêu

Hộ khá

( 14 hộ ) Hộ cận nghèo

( 12 hộ ) Hộ nghèo ( 34 hộ ) Số lượng

( cái ) Tỷ lệ

% Số lượng

( cái ) Tỷ lệ

% Số lượng

( cái ) Tỷ lệ

%

1 Nhà kiên cố 14 100 5 41,66 4 11,76

2 Nhà bán kiên cố 0 0 4 33,33 19 55,88

3 Nhà tạm 0 0 3 25,00 11 32,35

4 Ti vi 14 100 12 100 32 90,12

5 Tủ lạnh 14 100 3 25,00 1 2,94

6 Xe máy 16 114,28 8 66,66 26 76,47

7 Xe đạp 6 42,86 10 83,33 25 73,53

8 Máy giặt 8 57,14 0 0 0 0

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, đời sống của người dân trong xã vẫn còn thấp kém và có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ:

Nhóm hộ khá: 100% nhà ở là kiên cố không có nhà bán kiên cố và nhà tạm.

PTSH của nhóm hộ này tương đối đầy đủ: ti vi có 14 trong tổng số 14 hộ điều tra, tủ lạnh có 14 cái/14 hộ (chiếm 100%), xe máy chiếm 114,28%.... Tuy vậy máy giặt chỉ có 8 cái/14 hộ chiếm 57,14%.

Nhóm hộ cận nghèo và nhòm hộ nghèo: tỷ lệ nhà kiên cố ít phần lớn là nhà bán kiên cố và nhà tạm. PTSH cao nhất của 2 nhóm hộ này là ti vi và thấp nhất là máy giặt 0%

4.2.3.2 Điều kiện sản xuất của các hộ gia đình

Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất.

Đặc biệt đối với vùng chuyên nông thì đất đai còn có ý nghĩa quan trọng hơn. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Nếu người dân biết cách sử dụng đất đai một cách hợp lý thì có ý nghĩa rất lớn đến phát triển kinh tế gia đình.

Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Các loại đất

Khá (n=14)

Cận nghèo (n=12)

Nghèo (n=34) Số

lượng (ha)

Bình quân/

hộ (ha/hộ)

Số lượng

(ha)

Bình quân/

hộ (ha/hộ)

Số lượng (ha)

Bình quân/

hộ(ha/hộ)

Đất trồng lúa 4,33 0,31 3,76 0,31 8,62 0,25

Đất cây hàng năm 0,58 0,04 1,15 0,09 2,29 0,07

Đất cây lâu năm 5,5 0,39 7,8 0,65 8,5 0,25

Đất lâm nghiệp 8,5 0,61 7,8 0,65 17 0,5

Ao cá 0,21 0,02 0,37 0,03 0,52 0,02

Tổng 19,12 1,37 20,88 1,74 36,93 1,09

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Qua bảng 4.12 ta thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ của các nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn, ở nhóm hộ khá là 0,31 ha/hộ thì ở nhóm hộ nghèo là 0,25 ha/hộ. không chỉ riêng đất nông nghiệp mà cả ở đất trồng cây hàng năm và cây

lâu năm đều có sự chênh lệc cao. Tại sao hộ nghèo lại có ít đất sản xuất như vậy, có thể lý giải điều này qua điều tra thực tế đó là một phần ở các hộ nghèo tuy đã ở riêng với cha mẹ, nhưng cha mẹ lại chưa cho con cái được quản lý đất mà cha mẹ giao, đất đai vẫn thuộc sổ của cha mẹ. Như vậy có thể nói lên rằng thiếu đất sản xuất là nguyên nhân quan trọng dẫn tới nghèo đói của người dân.

Bảng 4.13. Số khẩu trung bình của một hộ điều tra ĐVT: Khẩu

STT Tên thôn Quy mô hộ (khẩu)

Hộ khá (14hộ)

Hộ cận nghèo (12hộ)

Hộ nghèo (34hộ)

1 Nà khà 3,78 5,5 4,00

2 Khau Quang 4,00 5,00 5,23

3 Đon Bả 4,00 3,67 4,50

Trung bình 3,86 4,5 4,76

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Nhìn vào bảng trên ta thấy bình quân nhân khẩu của hộ nghèo nhiều hơn so với các hộ còn lại, nhưng hộ nghèo là những hộ có nhân khẩu lớn, hộ nghèo có số nhân khẩu lớn nhất trong các thôn điều tra là thôn Khau Quang là 5,23 nhân khẩu/hộ. Qua đó ta thấy yếu tố dân số và kế hoạch hóa gia đình ảnh hưởng phần nào đến vấn đề đói nghèo trên địa bàn xã. Bên cạnh đó người nghèo không có kiến thức cũng như điều kiện trong việc tiếp cận các biện pháp về sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình. Mức hiểu biết về mối quan hệ giữa đói nghèo và tăng dân số còn hạn chế dẫn đến việc đẻ nhiều. Vì vậy đông con cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Bảng 4.14. Tỷ lệ người sống phụ thuộc tại các hộ điều tra

Tên bản

Hộ khá ( 14 hộ )

Hộ cận nghèo ( 12 hộ )

Hộ nghèo ( 34 hộ )

Tổng số người

sống phụ thuộc Số

nhân khẩu

Số khẩu

ăn theo

Tỷlệ (%)

Số nhân khẩu

Số khẩu

ăn theo

Tỷlệ (%)

Số nhân khẩu

Số khẩu

ăn theo

Tỷlệ (%)

Nà khà 34 13 38,24 22 10 45,45 28 16 57,14 39

Khau Quang 4 2 50,00 10 6 60,00 89 56 62,92 64

Đon Bả 16 7 43,75 22 13 59,09 45 27 60,00 47

Tổng 54 22 40,74 54 29 53,70 162 99 61,11 150

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Người sống phụ thuộc có thể hiểu là những người không có khả năng lao động, không tạo ra của cải, vật chất bằng sức lao động của mình mà phải kiếm sống dựa vào sự nuôi dưỡng, cấp dưỡng từ nguồn khác. Trong đó bao gồm những thành phần sau: Người già, trẻ em, học sinh, sinh viên, người mất sức lao động, người tàn tật, người bệnh tật không còn khả năng lao động…

Qua kết quả điều tra cho thấy, trong các bản điều tra tỷ lệ người sống phụ thuộc ở những hộ nghèo và cận nghèo, thường cao hơn so với hộ khá, ở các hộ nghèo tỷ lệ người sống phụ thuộc cao 61,11%, họ không có khả năng tạo ra của cải, vật chất cho gia đình mà sử dụng của cải vật chất từ gia đình, trong khi đó tỷ lệ người sống phụ thuộc của nhóm gia đình khá chỉ 40,74 %. Trong đó thôn điều tra có số người sống phụ thuộc nhiều nhất của các hộ nghèo là thôm Khau Quang với 62,92% số nhân khẩu sống phụ thuộc. Như vậy, đông người ăn theo là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình.

4.2.3.3 Trình độ học vấn

Bảng 4.15. Trình độ học vấn của các nhóm hộ điều tại xã Đèo Gia năm 2014

TT

Chỉ tiêu nhóm hộ Trình độ

Hộ nghèo

( n=34 ) Hộ cận nghèo

( n=12 ) Hộ khá ( n=14 ) Số chủ

hộ Tỷ lệ

(%) Số chủ

hộ Tỷ lệ

(%) Số chủ

hộ Tỷ lệ (%)

1 Cấp 1 19 55,88 4 33,33 0 0

2 Cấp 2 11 32,35 6 50,00 5 35,71

3 Cấp 3 4 11,76 2 16,67 7 42,86

4 Cao đẳng, đại học 0 0 0 0 2 14,28

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015

Hình 4.2.Trình độ học vấn của các chủ hộ trong nhóm hộ nghèo.

Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng trình độ học vấn có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ.

Nhóm hộ khá: Có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên và không có cấp 1. Trong đó trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 42,86%, trình độ cấp 2 chiếm 35,71%

và trình độ cao đẳng đại học có tỷ lệ thấp chiếm 14,28%.

Nhóm hộ cận nghèo: Trình độ học vấn bao gồm cấp 1, cấp 2, cấp 3. Nhưng trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 50% trong tổng số 12 hộ.

Nhóm hộ nghèo: Chủ yếu là cấp 1 chiếm tới 55,68%, trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 11,76%

Do sự chênh lệch trình độ học vấn nên việc tiếp cận và áp dụng KH - KT trong sản xuất không hiệu quả đặc biệt là nhóm hộ nghèo, dẫn đến năng suất lao động thấp kém, đời sống nghèo khó. Như vậy có thể nói, nghèo đói và trình độ học vấn thấp là người bạn song hành và thất học cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.

4.2.3.4 Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ điều tra năm 2015

Vốn có thể là tiền hay hiện vật dùng để đầu tư các nguồn lực trong sản xuất. Vốn ở đây là vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Xã lăng Can là địa bàn thuộc vùng 135 của Nhà nước. Ngoài sữ hỗ trợ về nhiều mặt khác nhằm phát triển kinh tế cho người dân, Nhà nước còn tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản suất với lãi suất ưu đãi chủ yếu thông qua NHCSXH và NHNN & PTNT. Trong năm 2015, tình hình vay vốn của các hộ điều tra như sau:

Bảng 4.16. Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

STT Nhóm hộ Tổng số hộ

Số hộ vay

Số vốn vay

Bình quân/

hộ

Nguồn vay

1 Khá 14 11 730 52,14 NHCSXH, NHNN & PTNT

2 Cận nghèo 12 8 215 17,92 NHCSXH, NHNN & PTNT

3 Nghèo 34 21 417 12,26 NHCSXH, NHNN & PTNT

Tổng 60 40 1362 34,04

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nhóm hộ nghèo có số vốn vay thấp hơn nhóm hộ khá. Có 21 hộ nghèo vay với số vốn vay là 417 triệu đồng, nhưng chỉ có 11 hộ khá vay với số vốn vay là 730 triệu đồng. Sở dĩ như vậy là do những hộ nghèo có trình độ dân trí cũng như trình độ lao động chưa cao, hoặc do người dân còn sợ sự rủi ra nên không dám mạnh dạn vay vốn hoặc chỉ vay với số vốn ít ỏi khoảng 10 đến 15 triệu

đông. Những hộ khá thì vay nhiều hơn nhưng vẫn còn hạn chế và sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Do đó thiếu vốn sản xuất và sử dụng vốn không hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

4.2.3.5 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2015

Bảng 4.17. Bình quân thu nhập của hộ điều tra

STT Chỉ tiêu

Hộ khá ( 14 hộ )

Hộ cận nghèo ( 12 hộ )

Hộ nghèo ( 34 hộ ) Giá trị

(1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (1000đ)

Cơ cấu (%) I Tổng thu nhập/hộ/năm 105797,64 100 25668,9 100 19420,77 100

1 Trồng trọt 10202,15 9,64 10846,95 42,26 9172,44 47,23

2 Chăn nuôi 59485,38 56,23 6931,47 27,00 5478,60 28,21

3 Lâm nghiệp 5379,63 5,08 3210,84 12,51 2165,41 11,15

4 Nguồn thu khác 30730,48 29,05 4679,64 18,23 2604,32 13,41

II TNBQ / khẩu / Tháng 2395,78 - 475,35 - 340 -

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, thu nhập giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau rất lớn. Bình quân thu nhập / hộ / năm của nhóm hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với các nhóm hộ cận nghèo và khá, kết quả là nhóm hộ nghèo có bình quân thu nhập / khẩu / tháng là 340 nghìn đồng, trong khi đó nhóm hộ khá là 2395,78 đồng.

Nguồn thu chủ yếu của các hộ gia đình ở đây chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Do có nhiều ruộng đất nhưng trình độ quy hoạch sử dụng cũng như canh tác chưa hợp lý nên năng suất chưa cao ở các nhóm hộ nghèo. Trong khi đó thu nhập chủ yếu của nhóm hộ cận nghèo và khá cũng từ trồng trọt và chăn nuôi, nhưng họ có đầu tư và biết tính toán làm ăn sao cho hiệu quả kinh tế cao, một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn kết hợp với các ngành nghề phụ khác, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, đồng thời có sự kết hợp phát triển với các ngành nghề phụ khác có vai trò tương đối quan trọng, là hướng đi đúng đắn trong tương lai mà các cấp chính quyền cần phải đặc biệt quan tâm để khuyến khích mở rộng hơn nữa góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ ở vùng nghèo, vùng khó khăn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ LĂNG CAN – HUYỆN LÂM BÌNH – TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w