IV. Một số chỉtiêu khác
4.3. Nguyên nhân nghèo đói tại địa bàn nghiên cứu
Theo nguồn thống kê hộ nghèo tại báo cáo của ban XĐGN của UBND xã thống kê đến tháng 11 năm 2015 và từ nguồn thông tin thu thập được từ điều tra thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra đói nghèo nhưng tổng hợp lại gồm có các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nghèo đói cho người dân bao gồm.
Bảng 4.18: Các nguyên nhân nghèo đói tại xã Lăng Can Năm 2015
TT Nguyên nhân nghèo Lựa chọn
nguyên nhân
Không lựa chọn nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ% Số hộ Tỷ lệ%
1 Thiếu vốn trong sản xuất 55 91,67 5 8,33
2 Kiến thức và tư duy trong cách
làm nông nghiệp hạn chế 45 75 15 25
3 Thiếu phương tiện sản xuất 35 58,33 25 41,67
4 Thiếu lao động 23 38,33 37 61,67
5 Thiếu đất sản xuất 38 63,33 22 36,67
6 Đông người ăn theo 41 68,33 19 31,67
7 Sản xuất còn mang nặng tính
truyền thống 27 45 33 55
8 Chính sách hỗ trợ cho người
dân chưa nhiều 29 48,33 31 51,67
9 Thiếu việc làm 36 60 24 40
10 Rủi ro về thiên tai 28 46,67 32 53,33
11 Do đau ốm bệnh tật 21 35 39 65
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015) 4.3.1.Do thiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả
Vốn là yếu tố hàng đầu để sản xuất kinh doanh, có mở rộng sản xuất kinh doanh thì kinh tế gia đình mới được cải thiện và tăng lên. Qua điều tra khảo sát, hầu hết các hộ nghèo đều thiếu vốn trầm trọng. Hỏi họ sao không làm như người ta thì hộ nói rằng: “không có tiền để làm”. Có đến 91,67 % số hộ được hỏi là thiếu vốn sản xuất, và đặc biệt là những hộ này vay vốn ngân hàng rất khó, lý do là thủ tục vay vốn còn rườm rà hoặc đây là loại hình cho vay chịu rủi ro cao, người dân nghèo
không có tài sản thế chấp cho nên rất ít các tổ chức muốn cho hộ nghèo vay vốn.
nhiều khi họ được Nhà nước hỗ trợ vay vốn nhưng sử dụng đầu tư không hiệu quả.
Một tồn tại thường thấy ở hộ nghèo là nhiều nhân khẩu nhưng lười lao động, muốn làm nhưng lại sợ rủi ro, đó là nguyên nhân làm cho kinh tế không khá lên được.
4.3.2. Do thiếu kiến và tư duy trong cách làm nông nghiệp hạn chế
Thiếu kiến thức về KH - KT là nguyên nhân phổ biến của các hộ nghèo của xã nói riêng và của các hộ nghèo trong các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Lăng Can là một xã 135 trong những năm gần đây xã luôn được Nhà nước rất chú trọng quan tâm đầu tư cho công cuộc giáo dục nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho người dân trong xã nhưng người dân chưa thực sự tiếp cận với các thông tin KH - KT, việc nắm bắt các thông tin này còn hạn chế, mặc dù hầu hết các hộ trong xã đều có các phương tiện nghe nhìn như đài, tivi, loa phát thanh công cộng..., nhưng do ý thức của người dân họ chưa thực sự quan tâm đến các chương trình hướng dẫn, giới thiệu các phương pháp áp dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất.
Do vậy mà có đến 75 % người dân cho rằng họ thiếu kiến thức về KH - KT trong sản xuất. Rừ ràng họ coi lợi ớch trước mắt hơn là lợi ớch lõu dài, trong xó cũng cú những buổi tập huấn về nông nghiệp cho người dân nhưng người dân chưa triển khai và áp dụng vào thực tiễn.
4.3.3. Do thiếu phương tiện sản xuất
Sản xuất hiệu quả cũng cần có phương tiện phục vụ cho quá trình này, qua quá trình điều tra thấy, nguyên nhân của đói nghèo do thiếu phương tiện sản xuất ( PTSX ) cũng không nhỏ. Có đến 58,33 % các hộ được phỏng vấn cho rằng thiếu phương tiện sản xuất. Thực tế cho thấy đa số các hộ nghèo thiếu PTSX như máy tuốt lúa, máy kéo, máy cày..., chính vì vậy làm cho thu nhập của các hộ này giảm đi đáng kể do phải chi phí cho việc thuê máy..., thiếu PTSX cho thấy người dân luôn thiếu vốn hoặc sử dụng đồng vốn không hợp lý.
4.3.4. Do thiếu lao động
Lao động trong các hộ nghèo là rất thấp bởi đa số ở địa phương các hộ gia đình nghèo là những hộ người sống độc thân và những hộ gia đình vừa tách hộ do vậy mà lực lượng phục vụ cho lao động sản xuất đi làm tăng thu nhập cho vùng là thấp, đa số họ phải làm để nuôi cho các thành viên trong gia đình hoặc ở một mình
tuổi cao sức yếu dựa vào nguồn trợ cấp từ con cái và người thân. Qua điều tra ta có 38,33 % các hộ điều tra là trong tình trạng thiếu lao động trong sản xuất.
4.3.5. Do thiếu đất sản xuất
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đối với các hộ nghèo miền niềm núi, vùng sâu, vùng xa, sự thiếu đất đai trong sản xuất, đặc biệt là thiếu đất trồng trồng lúa là một hạn chế khó khắc phục nhất. Qua điều tra khảo sát đối với các nông hộ của xã cho thấy về vấn đề đất nông nghiệp, có tới 63,33% ý kiến cho rằng đất nông nghiệp không đủ cho cuộc sống của gia đình và gia đình nào cũng cần thêm đất sử dụng, trong khi đó một số hộ có rất nhiều đất nông nghiệp, chủ yếu đất đồi dốc khó canh tác, đất bạc màu, năng suất không cao. Như vậy thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến túng thiếu và nghèo đói của người dân trong vùng.
4.3.6. Do đông người ăn theo
Nguyên nhân này chiếm 68,33 % trong tổng số những hộ điều tra. Các hộ nghèo thường đông con, số người ăn theo lớn. Hậu quả của đông con chính là bình quân thu nhập đầu người của hộ nghèo thấp và sự thiếu đất đai canh tác. Đói nghèo do đông người ăn theo là một nguyên nhân không nhỏ của các nhóm, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nghèo đói. Hậu quả của đông con chính là bình quân thu nhập đầu người của hộ nghèo. Đông con, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, bệnh tật xảy ra làm giảm khả năng lao động.
4.3.7. Do sản xuất còn mang nặng tính truyền thống
Lối tư duy và sản xuất còn mang nặng lối sản xuất truyền thống. 42%% dân số trong xã là người dân tộc Dao, bên cạnh đó là do trình độ học vấn thấp, khả năng cập nhật kiến thức và thông tin còn nhiều hạn chế nên hầu như các hộ gia đình nghèo đều có tư tưởng sản xuất theo hướng truyền thống hầu như họ không muốn có sự chuyển đổi trong phương thức canh tác sản xuất. Mặc dù họ có trồng các giống lúa mới nhưng họ lại không sử dụng nhiều các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất vì cho rằng như vậy là tốn kém, là sản phẩm không ngon, là do không có kỹ thuật
chăm sóc. Hay có chăng cũng chỉ là sử dụng để sản xuất nhỏ lẻ phục vụ gia đình chứ không nhiều người nghĩ tới chuyện sản xuất làm hàng hóa.
4.3.8. Chính sách hỗ trợ sản xuất người dân chưa nhiều
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo tại xã có tới 48,33 % số hộ được phỏng vấn. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân chưa nhiều nên việc phát triển kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ mong muốn được vay vốn để thoát nghèo nhưng họ không có gì thế chấp dẫn đến không vay được vốn để sản xuất. Chính vì vậy chính sách hỗ trợ sản xuất cần được đáp ứng nhiều hơn nưa để người dân được hưởng lợi và nhanh chóng thoát nghèo.
4.3.9. Do thiếu việc làm
Nguyên nhân này chiếm tới 60 % số hộ được phỏng vấn. Người dân trình độ lao động còn thấp, không có tay nghề nên vấn đề tìm việc làm với họ rất khó khăn.
việc làm liên quan đến nhiều vấn đề khác như: thu nhập của hộ, mức sống của hộ….Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo của xã.
4.3.10. Do thiên tai
Đây là một nguyên nhân do thiên nhiên mang lại như lũ lụt, hạn hán …, biện pháp khắc phục cũng rất khó khăn, cũng có tới 44,67 % số hộ được hỏi nói cũng là do nguyên nhân gây nên đói nghèo, xét một cách thực tế thì đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo. Người nông dân chủ yếu làm nông nghiệp mà nông nghiệp lại phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, vì được mùa hay mất mùa cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết, nên nó cũng là nguyên nhân không thể thiếu gây nên tình trạng đói nghèo của xã.
4.3.11. Do ốm đau, bệnh tật, tệ nạn xã hội
Nguyên nhân này chiếm tới 35 % số hộ được phỏng vấn. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc liên quan một cách logic với nhau. Do khó khăn về kinh tế, sức khoẻ kém dẫn đến người nghèo thường hay bị mắc nhiều căn bệnh, khi mắc bệnh lại không được chữa trị kịp thời do không có tiền, đã không có tiền lại phải bỏ tiền đi chữa bệnh lại càng làm cho kinh tế hộ đã nghèo nay còn nghèo hơn.