PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG đầu tư PHÁT TRIỂN tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VĨNH LONG (Trang 37 - 43)

5.134 Để đánh giá thực trạng hoạt động và rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư phát triển, nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp do Phòng Tín dụng của Chi nhánh cung cấp. Một cách cụ thể, các số liệu được thu thập bao gồm: doanh số cho vay, tình hình thu nợ, tình hình dư nợ cho vay, tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn. Các số liệu này được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.

5.135 Ngoài ra, để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng trong cho vay tín dụng ĐTPT, nghiên cứu này còn sử dụng số liệu được thu thập thông qua việc lấy thông tin của 148 khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh từ Phòng tín dụng cung cấp.

5.136 Bên cạnh đó, đề tài còn được thu thập từ tạp chí hỗ trợ phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam và các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước.

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu

5.137 Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình phân và do số quan sát không lớn nên luận văn không sử dụng mẫu nghiên cứu mà sử dụng tổng thể gồm 148 khách hàng có quan hệ vay vốn TDĐT tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long.

5.138 Một số thông tin được tác giả chọn lọc để thu thập bao gồm: (1) Kinh nghiệm của khách hàng đi vay; (2) Khả năng tài chính của khách hàng vay; (3) Tài sản đảm bảo; (4) Sử dụng vốn vay; (5) Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; (6) Nguồn thu nhập trả nợ;

(7) Kiểm tra, giám sát khoản vay.

5.139 Ngoài ra, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các cán bộ tín dụng, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng như: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, trưởng phó phòng TD.

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

5.140 Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như sau:

2.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

5.141 Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics) là phương pháp nghiên cứu tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai, tần suất, tỷ lệ, .. .Mục đích là để mô tả tập dữ liệu đó.

5.142 Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm : Hệ số thu nợ; Vòng quay vốn tín dụng; Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động;

Tổng dư nợ trên tổng tài sản; Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ và Hệ số rủi ro tín dụng.

2.3.3.2 Phương pháp hồi quy Probit

5.143 Hồi quy Probit (mô hình probit), được sử dụng để ước lượng mô hình có biến phụ thuộc dạng nhị phân. Trong hồi quy probit, nghịch đảo của hàm phân phối xác suất chuẩn chuẩn hóa là sự kết hợp tuyến tính của các biến giải thích.

5.144 Mô hình Probit được giới thiệu lần đầu tiên bởi Chester Bliss vào năm 1935.

Giả sử theo phân tích đơn vị xác suất là có một phương trình phản ứng có dạng

5.145 Yt* = a + òXt + ut với Xt là biến cú thể quan sỏt được nhưng Yt* là biến khụng thể quan sát được. ut/ơ có phân phối chuẩn hóa. Những gì chúng ta quan sát được trong thực thế là Yt’ nó mang giá trị 1 nếu Yt*>0 và bằng 0 nếu các giá trị khác. Do đó, chúng ta có Yt

= 1 nếu a + òXt + ut >0, Yt = 0 nếu a + òXt + ut <0.

5.146 Tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau:

5.147 Y= a0 + òlXl + ò2X2 + ò3X3 + ò4%4 + ò5X5 + ò6%6 + ò7X7 + s 5.148 Trong đó:

5.149 Y là mức độ rủi ro của các khoản vay được đo lường bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Đề tài xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ xấu (nhóm 3,4, 5) và những khoản vay không có rủi ro thuộc nhóm 1 và 2. Các khoản nợ được phân nhóm phù hợp theo công văn số 4212/NHPT-XLN ngày 31/12/2014 của Ngân hàng phát triển Việt nam về việc hướng dẫn phân loại tài sản có và

cam kết ngoại bảng, Quyết định số 2619/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quyết định số 69/QĐ-HĐQL ngày 04/09/2014 của Hội đồng quản lý về ban hành Quy chế hướng dẫn thực hiện đề án xử lý nợ xấu tại NHPT VN

5.150 - X1 X2, X3, X4 X5, X6 và X7 là các biến độc lập. Các biến này được định nghĩa và diễn giải một cách chi tiết ở Bảng 2. l.

5.151 Biến thứ nhất, Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1), Qua các nghiên cứu cho thấy năng lực quản trị và kinh nghiệm làm trong lĩnh vực ngành hàng kinh doanh của người vay là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án, phương án kinh doanh. Bám sát thông tin về chính sách, thường xuyên cập nhật thông báo từ phía các ngân hàng, trực tiếp làm việc với cán bộ tín dụng để nghe tư vấn, hoàn chỉnh hồ sơ sớm, tìm cơ hội ở tất cả các ngân hàng triển khai...Biến này được đo lường bằng số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay. Trong nghiên cứu này, chúng tôi kỳ vọng rằng những người có kinh nghiệm cao thì khả năng thành công càng cao hay kinh nghiệm của người vay tỷ lệ nghịch với RRTD.

5.152 Biến thứ hai, khả năng tài chính của khách hàng vay (X2), theo Trương Đông Lộc (2010), biến này được đo lường bởi tỷ lệ giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn. Theo các nghiên cứu về rủi ro tín dụng thì tiềm lực tài chính của người vay càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu đựng rủi ro của họ càng cao. Tác giả kỳ vọng rằng khả năng tài chính của khách hàng có mối tương quan nghịch với xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của khoản vay đó. Nếu vốn tự có của người vay trong dự án càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.

5.153 Biến thứ ba, tài sản đảm bảo của khách hàng vay (X3), theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), biến số độc lập này được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo. Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, có nghĩa là tỷ số này có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng.

5.154 Biến thứ tư, sử dụng vốn vay (XẠ theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết

(2011), Khi cấp bất kỳ một khoản tín dụng nào, ngân hàng đều quan tâm đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng với phương án, dự án của họ đề ra hay không. Điều này cho thấy, việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

5.155 Biến thứ năm, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5), theo Lê Văn Tư (2005), trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (CBTD) có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng. Một cán bộ có trình độ không những có thể phân tích tốt khả năng tài chính của khách hàng, dự báo được tình hình mà còn có thể tư vấn được những khó khăn nhất thời.

Biến này được đo lường bằng số năm trực tiếp làm công tác tín dụng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi kỳ vọng rằng CBTD càng làm việc lâu năm thì càng có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định, quản lý món vay cũng như hỗ trợ khách hàng trong những lúc khó khăn, yếu tố kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng.

5.156 Biến thứ sáu, nguồn thu nhập trả nợ ổn định (X6), dòng tiền để hoàn trả khoản nợ rất quan trọng, nếu nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh ngành nghề chính ổn định và liên tục thì khoản vay ít gặp rủi ro hơn so với một doanh nghiệp có nguồn thu nhập bấp bênh, không liên tục. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng từ hoạt động kinh doanh chính liên tục từ 2 năm trở lên sẽ không bị khó khăn trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng, hay biến số này tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu này sử dụng biến giả bằng 1 nếu có thu nhập ổn định, bằng 0 nếu không ổn định.

5.157 Biến thứ bảy, kiểm tra, giám sát nợ vay (X7), theo Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), trong hoạt động tín dụng, việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ tín dụng, rất nhiều khoản vay xảy ra rủi ro tín dụng là do quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ, số lần kiểm tra giám sát có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là việc kiểm tra, giám sát càng chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Biến này được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu trên tổng thời gian đã vay

đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu tính theo năm (lần) 5.1 r

5.2 rriA 1 5.3 Tên biến• ^

5.4 Diễn giải Kỳ vọng 5.5 Rủi ro tín

dụng 5.6 Đo lường mức độ rủi ro của các khoản vay 5.7 ĐTPT (Y) 5.8 Bằng 1 là có rủi ro, bằng 0 là không có rủi ro

5.9 Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1)

5.10 Số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay

5.11 Khả năng tài chính của khách hàng vay (X2)

5.12 Vốn tự có tham gia vào phương án, dự án/tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án (%)

5.13 Tài sản đảm bảo 5.14 (X3)

5.15 Số tiền vay/tổng trị giá tài sản đảm bảo (%) +

5.16 Sử dụng vốn vay (X4)

5.17 Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

5.18 Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng 5.19 (X5)

5.20 Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng -

5.21 Nguồn thu

nhập trả nợ (X6) 5.22 Nguồn thu nhập ổn định, liên tục từ hoạt động kinh 5.23 doanh chính 2 năm trở lên gọi là ổn định. Biến này nhận - 5.24 giá trị 1 nếu ổn định, nhận giá trị 0 nếu không ổn định.

5.25 Kiểm tra, giám sát khoản vay

5.26 (X7)

5.27 Tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển 5.28 sang nợ xấu/Tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay - 5.29 phát sinh nợ xấu tính theo năm (lần)

5.30

5.158

5.159 Qua chương này tác giả nêu một số lý luận cơ bản về tín dụng ĐTPT của Nhà nước và rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Trong đó, tác giả đi sâu vào việc phân tích vai trò của tín dụng ĐTPT của Nhà nước, những điểm khác biệt giữa tín dụng ĐTPT của Nhà nước với các hình thức tín dụng khác. Tác giả nêu ra các nguyên tắc và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước đồng thời cũng phân tích những điểm khác biệt giữa rủi ro tín dụng ĐTPT của Nhà nước với tín dụng của NHTM. Bên cạnh đó tác giả còn lược khảo những nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Đồng thời tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu để thực hiện những mục tiêu cụ thể đã đề ra. Để từ đó làm nền tảng áp dụng cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ĐTPT những chương sau.

5.160 CHƯƠNG 3

5.161 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

5.162 VĨNH LONG

3.1KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NHPT VĨNH

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG đầu tư PHÁT TRIỂN tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VĨNH LONG (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w